Tôn Mạ Kẽm Nam Kim

MỤC LỤC HIỂN THỊ 1. Thế nào là tôn mạ kẽm Nam Kim? 2. Các thông số kỹ thuật của tôn mạ kẽm Nam Kim 2.1 Tiêu chuẩn 2.2 Thông số kỹ thuật 2.3 Tiêu chuẩn mác thép chi tiết 3. Phân loại tôn mạ kẽm Nam Kim 3.1 Phân theo độ dày của tôn 3.2 Phân loại theo hình dạng 4. Ưu điểm nổi bật của tôn mạ kẽm Nam Kim 5. Ứng dụng của tôn mạ kẽm Nam Kim

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôn khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng về công dụng, chủng loại, thẩm mỹ của nhiều kiến trúc công trình. Trong đó có thể kể đến tôn mạ kẽm Nam Kim, là một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, xây dựng và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.

Tôn mạ kẽm với độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, dễ sử dụng mà giá cả lại hợp lý. Vậy tôn mạ kẽm là gì? Tôn mạ kẽm Nam Kim có tốt không? Mua tôn mạ kẽm Nam Kim giá tốt ở đâu? Hãy cùng xem bài viết bên dưới để nắm bắt được nhiều thông tin tốt nhất nhé!

Tìm hiểu về tôn mạ kẽm Nam Kim
Tìm hiểu về tôn mạ kẽm Nam Kim

1. Thế nào là tôn mạ kẽm Nam Kim?

Tôn mạ kẽm còn được gọi với tên khác như tôn kẽm, thép mạ kẽm, thép cán nguội được mạ kẽm. Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng và công nghiệp. Tôn mạ kẽm được cấu tạo từ tấm thép cán mỏng, sau đó phủ hai lớp bề mặt kẽm nguyên chất 99%. Sử dụng công nghệ nhúng nóng liên tục thông qua nhiệt độ lò NOF để kiểm soát cơ tính phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

Tôn mạ kẽm Nam Kim
Tôn mạ kẽm Nam Kim

Tôn mạ kẽm Nam Kim có ưu điểm là nhẹ, bền, khả năng chống ăn mòn tốt và dễ vận chuyển. Vì vậy nó được ứng dụng nhiều trong xây dựng, trang trí nội thất, đồ gia dụng…

2. Các thông số kỹ thuật của tôn mạ kẽm Nam Kim

2.1 Tiêu chuẩn

Quy định 4 tiêu chuẩn cơ bản:

JIS 3302SGCC, SGC340, SGC400, SGC440, SGC570
AS 1397G250, G300, G350, G450, G550
ASTM A653/A653MCSA, CSB, SS33, SS37, SS50, SS60, SS70, SS80
EN 10346DX51, S220GD, S250GD, S280GD, S320GD, S350GD, S550GD

2.2 Thông số kỹ thuật

Dưới đây là các thông số kỹ thuật chi tiết:

Độ dày tôn nền0.25 mm – 3.00 mm
Khổ rộng860 mm – 1250 mm
Khối lượng lớp mạ80 – 500 g/m2 2 mặt
Xử lý bề mặtSkin pass – NON Skin pass
Xử lý bảo vệ lớp mạCr 6+, Cr 3 +, Antifinger không màu, Antifinger có màu, Oiling

2.3 Tiêu chuẩn mác thép chi tiết

Mác thépYS [N/mm2]TS [N/mm2]E [%]
CHÂU ÚC – AS 1397
G25025032025(22)
G30030034020(18)
G35035042015(14)
G45045048010(9)
G5005005208(7)
G5505505502(2)
CHÂU MỸ – ASTM A653M
CS Type A205 – 41020
CS Type B245 – 41020
SS 3323031020
SS 3725536018
SS 4027538016
SS 50 – class 134045012
SS 50 – class 234012
SS 6041048010B
SS 704805509B
SS 80 – class 1550570
NHẬT BẢN – JIS 3302
G2SGCC50
SGCD127034 ÷ 38
SGC 34024534020
SGC 40029540018
SGC 44033544018
SGC 570560570
CHÂU ÂU – EN 10346
DX51D270 – 50022
DX52D140 – 300 (c)270 – 42026
DX53D140 – 260270 – 38030
S220GD220300(20)
S250GD250330(19)
S280GD280360(18)
S320GD320390(17)
S350GD350420(16)
S450GD450510(14)
S550GD550560

3. Phân loại tôn mạ kẽm Nam Kim

Tùy vào loại đặc điểm cấu tạo và hình dạng mà người ta phân tôn mạ kẽm thành nhiều loại khác nhau.

3.1 Phân theo độ dày của tôn

  • Tôn cứng: là loại tôn mạ kẽm có bề ngoài cứng, bao gồm hai loại dạng phẳng và dạng cán sóng. Cả hai đều có độ dày dao động trong khoảng 0.15 đến 0.55mm. Tôn mạ kẽm cứng có bề mặt vững chắc, chịu được nhiệt và lực tác động tốt.
  • Tôn mềm: có độ dày trung bình cao hơn so với tôn cứng, dao động từ 0.25 đến 3.2mm. Loại tôn này thường được cắt theo tấm phẳng hoặc cuộn do độ mềm tốt, dễ uốn cong.

3.2 Phân loại theo hình dạng

  • Tôn cuộn mạ kẽm: tôn dạng cuộn có bề mặt nhẵn bóng, khả năng chống ăn mòn cao, phù hợp sản xuất các mặt hàng gia công – thủ công mỹ nghệ hoặc cán sóng. Thông thường tôn dạng cuộn có độ dày từ 0.2 đến 3.2 mm, đường kính lõi trong 508 hoặc 610mm, trọng lượng cuộn tối đa là 20 tấn. Tôn mạ dạng cuộn thường được ứng dụng trong xây dựng công trình làm mái, lợp sàn hoặc sản xuất công nghiệp điện dân dụng, xe ô tô…
Tôn mạ kẽm dạng cuộn
Tôn mạ kẽm dạng cuộn
  • Tôn sóng mạ kẽm: được hiểu đơn giản là tôn mạ kẽm cán sóng. Có nhiều quy cách và kiểu dáng như tôn lợp 5 sóng vuông, 7 sóng vuông, 9 sóng vuông, 13 sóng tròn vuông. Tôn sóng mạ kẽm được dùng để làm la phông, mái, vách ngăn, máng xối trong dân dụng và công nghiệp…
Tôn mạ kẽm dạng sóng
Tôn mạ kẽm dạng sóng
  • Tôn lá mạ kẽm: là loại tấm thép được mạ kẽm với độ dày phù hợp tạo sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm có thuộc tính mềm phẳng, dễ uốn, thường ứng dụng trong điện dân dụng, công nghiệp, các sản phẩm cơ khí, chế tạo phụ tùng xe…
Tôn mạ kẽm dạng lá
Tôn mạ kẽm dạng lá
  • Tôn tấm dạng kẽm: dạng tấm thép mạ kẽm với độ cứng phù hợp, quy cách sản phẩm đa dạng theo độ dày, chiều dài, chiều ngang và theo yêu cầu khách hàng, được ứng dụng trong các lĩnh vực quảng cáo, đồ gia dụng, cửa cuốn…
Tôn thép mạ kẽm
Tôn thép mạ kẽm

4. Ưu điểm nổi bật của tôn mạ kẽm Nam Kim

  • Khả năng chống oxy hóa mạng, chống bào mòn, gỉ sét sau thời gian dài sử dụng
  • Tôn nhờ lớp mạ kẽm có liên kết bền vững, đem lại độ bền cao, đảm bảo sử dụng lâu dài
  • Bề mặt nhẵn mịn, sáng bóng, có tính thẩm mỹ cao
  • Tôn kẽm khá nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt, có thể xếp chồng lên nhau hoặc cuốn thành cuộn
  • Dễ dàng tháo rời và tái sử dụng, thành phần không gây hại sức khỏe
  • Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế dân dụng

5. Ứng dụng của tôn mạ kẽm Nam Kim

Tôn mạ kẽm Nam Kim được ứng dụng đa dạng trong đời sống
Tôn mạ kẽm Nam Kim được ứng dụng đa dạng trong đời sống
  • Dùng để chế tạo các tấm lợp, vách ngăn, màng xối ống dẫn nước
  • Chế tạo vỏ các thiết bị điện tử, máy vi tính, đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, tủ hồ sơ, …
  • Chế tạo các phụ tùng phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, máy bay…
  • Sử dụng trong các lĩnh vực quảng cáo như nhà chờ xe bus, biển hiệu quảng cáo các loại
  • Dùng đề làm các loại cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập,…
  • Dùng để trang trí nội thất và các ứng dụng khác

Trên đây là các thông tin về tôn mạ kẽm và các đặc điểm ứng dụng tôn mạ kẽm Nam Kim. Nếu bạn có nhu cầu về tấm tôn mạ kẽm Nam Kim, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ngay nhé!

Từ khóa » Thông Số Kỹ Thuật Tôn Mạ Kẽm