Tôn Nhang Bản Mệnh Là Gì? Cách Sắm Lễ Và Thực Hiện - Oản Cô Tâm

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt có rất nhiều nghi lễ. Trong đó tôn nhang bản mệnh hay còn được gọi là bát hương bản mệnh là nghi lễ được nhiều con hương để tử quan tâm nhất.

NỘI DUNG

Bản mệnh và màu bản mệnh là gì?

Bản mệnh là bản mệnh gốc của một con người theo nghĩa Hán Việt. Bản mệnh của mỗi người được xác định dựa vào năm sinh âm lịch của người đó. Ví dụ: người sinh năm 1990 sẽ có bản mệnh là Lộ Bàng Thổ. Tương ứng với bản mệnh đó sẽ có một số màu sắc được xem là đại diện đặc trưng. Những màu sắc này là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa và cân bằng yếu tố âm dương, ngũ hành. Do đó, màu bản mệnh là những màu sắc thuộc về bản mệnh của mỗi con người.

Xem thêm: Nghi lễ hầu đồng và những điều không phải ai cũng biết

Tôn nhang bản mệnh là gì? Đây là nghi lễ công nhận một người chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Trong thế giới tâm linh, tôn nhang bản mệnh hay bát hương bản mệnh được xem là khí cụ của con người gửi gắm thân mệnh của mình nơi đấng linh thiêng tối cao một cách thành kính nhất để cầu mong nhận được sự che chở bảo bọc, ban tài tiếp lộc từ bậc bề trên.

tôn nhang bản mệnh là gì
Tôn nhang bản mệnh là nghi lễ công nhận một người chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ

Có thể nói, khi bạn tôn nhang bản mệnh tức là bạn thành tâm gửi thân mệnh của mình nơi Tiên Thánh. Nhờ sự gia ân, che chở độ trì của Tiên Thánh cho cuộc sống được bình yên và may mắn, vạn sự hanh thông, tài lộc vượng tiến.

Những ai phải thực hiện lễ Tôn nhang bản mệnh?

Theo quan niệm của Thánh và Tiên đạo, tôn nhang bản mệnh thường chia làm hai loại chính đó là tự nguyện và bắt buộc.

Trường hợp bắt buộc thường với những người có căn đồng số lính. Trước khi tiến lễ Tứ Phủ, tiến căn hoặc trình đồng, những người này nên xin tôn nhang phụng sự trước, nếu nhà thánh tiếp tục báo sát thì mới làm các lễ sau. Trường hợp nặng căn, chưa tôn nhang nhưng cấp thiết phải tiến căn hoặc trình đồng mở phủ thì trong ngày lễ đó có thể đồng thời thực hiện nghi lễ tôn nhang bản mệnh. Những trẻ em đã bán khoán cửa Mẫu, sau khi chuộc khoán, nếu có căn duyên với nhà Thánh thì nên thực hiện tôn nhang bản mệnh.

tôn nhang bản mệnh là gì
Tôn nhang bản mệnh dành cho ai?

Trường hợp tự nguyện đối với bất cứ người nào thành tâm theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Họ đều có thể đến đền, phủ xin tôn nhang phụng sự Tiên Thánh cầu an bản mệnh cho mình.

Nghi lễ tôn nhang bản mệnh Tứ Phủ gồm những gì?

Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện cho nghi lễ Tôn nhang bản mệnh thường là mùa Xuân (tháng giêng, hai, ba) hoặc mùa Thu (tháng tám, chín, mười) trước khi lập đông. Lưu ý không thực hiện tôn nhang vào dịp tháng bảy mặc dù là tiết Thu, vì tháng bảy là tháng ngâu buồn tẻ không vượng khí cho tín chủ.

Địa điểm thực hiện

Nghi lễ Tôn nhang bản mệnh được thực hiện tại các đền, phủ, điện, đài thờ Tứ phủ. Lưu ý tuyệt đối không thực hiện nghi này này ở nơi thờ Tam Bảo, chư Phật, đình, miếu thờ Thành Hoàng hoặc các vị nhân thần không có trong Tứ phủ.

Khi tôn nhang bản mệnh, cần thiết có sự hướng dẫn, giúp đỡ của thủ nhang, hay đồng trưởng của đền, điện hoặc đồng thầy nơi khác đến.

Chuẩn bị cho nghi lễ Tôn nhang bản mệnh

Để tiến hành nghi lễ tôn nhang bản mệnh, tín chủ cần phải chuẩn bị lễ vật cúng Thánh trong ngày hôm đó. Lễ vật có thể bao gồm:

Lễ lục cúng (hương-đăng-hoa-trà-quả-thực) tùy tâm theo điều kiện và lễ mặn (gà hoặc miếng thịt lợn luộc, đĩa xôi, rượu).

Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng gà hoặc trứng vịt sống, gạo, muối, rượu và có thể thêm miếng thịt lợn sống xắt ra 5 miếng nhỏ.

Vàng mã có nghìn vàng Tứ phủ hoặc nghìn vàng hoa, mâm hài Tứ Phủ 24 đôi (12 đôi to và 12 đôi nhỏ chia 4 màu), thêm đinh vàng lá … (có bảng tra bản mệnh lục thập hoa giáp in tên hiệu Thánh bản mệnh và tiến lễ kim ngân hài hán, vàng mã và đồ vật tùy tuổi của tín chủ).

Thực hiện nghi lễ tôn nhang bản mệnh

Khi tôn nhang bản mệnh, tín chủ được ngồi ở giữa sập hành lễ, trùm khăn phủ diện đỏ trên đội tráp hay mâm có bát nhanh, sớ xin tôn nhang, vàng lá, đôi nến đặt hai bên bát nhang, hoa tươi, quả cau, lá trầu. Đồng thầy đại tấu thỉnh tên hiệu Thánh bản mệnh cho tín chủ, đọc tên tuổi, địa chỉ tín chủ với các điều cầu mong cát khánh. Kêu cầu Phật thánh gia hộ tín chủ, khất đài được nhất âm nhất dương mới kêu xin hạ bát nhang xuống để yên vị tại đền, phủ.

Xem thêm: Trả nợ tào quan là gì? Hiểu đúng về lễ trả nợ tào quan

Sau khi đã yên vị bát nhang thì xin hóa kim ngân vàng mã, hài hán, giấy sớ và sau ba ngày thì phải đến đền thành tâm lễ tạ Tiên Thánh. Từ đây tín chủ đã chính thức trở thành đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi tôn nhang bản mệnh được coi là chốn tổ của đệ tử ấy.

tôn nhang bản mệnh là gì
Lễ trình bát hương bản mệnh

Về nguyên tắc khi bạn bốc bát hương bản mệnh ở đền – phủ – điện nào thì sẽ trở thành con hương đệ tử ở đó. Bát hương sẽ được đặt ở đó. Vào các ngày lễ tết, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó mới tốt. Trường hợp khoảng cách địa lý xa xôi, tín chủ có thể xin bát hương về nhà để thờ nhưng phải có bàn thờ riêng không thờ chung với bàn thờ gia tiên.

Trước đây các tín chủ được tôn nhang bằng một hoặc nhiều bát nhang riêng của mình để thờ phụng tại đền, nhưng do điều kiện nơi thờ chật hẹp, nên các đền phủ giờ đây đa phần tôn nhang cho các đệ tử bằng các di hiệu tên Thánh bản mệnh, cho vào phong bao đỏ hay giấy trang kim để thờ trong các hộp gỗ hay hộp kính đặt trang nghiêm trên ban thờ, các di hiệu chư vị bản mệnh bao gồm:

Một cốt hiệu: Tam giới Thiên chúa, Tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế (cũng có đền phủ không tôn cốt hiệu này).

Một cốt hiệu của vị chính cai bản mệnh

Một cốt hiệu chư vị cai bản mệnh của tuổi chín chủ theo bản tra lục thập hoa giáp (các tên hiệu Thánh cai bản mệnh này có thể cho gia chủ biên chép lại để biết, có lúc kêu cầu khấn đảo)

Văn khấn bốc bát hương bản mệnh

Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tín chủ có thể sử dụng bài văn khấn như sau:

“Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiến linh, hiến pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …, tháng …, năm …

Tên con là … tín chủ của …, ngụ tại …

Con xin làm lễ bốc bát hương bản mệnh, mục đích con nguyện khấn cầu …, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các vị Thánh bản mệnh. Hôm nay con xin làm lễ bốc bát hương, kính xin các Ngài phù hộ độ trì cho con.”

Từ khóa » Cách Tôn Nhang Bản Mệnh