[TỔNG HỢP] Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Pug Đúng Cách - Zoi's Pet

Chó Pug (tên gọi thân mật là chó mặt xệ) là một trong những giống chó không hẳn là đẹp nhưng thuộc hàng độc lạ nhất hiện nay. Do đó, nó đang trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người yêu chó cảnh tại Việt Nam. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm nuôi chó Pug đúng chuẩn và đầy đủ nhất.

chăm sóc chó pug

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug
    • Cho chó ăn lượng thức ăn phù hợp
    • Cho chó dùng thức ăn phù hợp với độ tuổi
    • Những dưỡng chất cần thiết cho chó Pug
    • Những thực phẩm không được cho chó Pug ăn
  • Cách Vệ Sinh Cho Chó Pug
    • Tắm rửa
    • Lau các nếp gấp cho chó
    • Vệ sinh tai và mắt cho chó
    • Chải lông
    • Cắt móng
  • Điều kiện thời tiết và không gian sống
    • Điều kiện thời tiết phù hợp
    • Không gian sống cho chó
  • Chế độ vận động và huấn luyện cho Pug
    • Chế độ vận động
    • Chế độ huấn luyện
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
  • Vật dụng cần thiết khi nuôi Pug
    • Chuồng, nhà hoặc ổ ngủ cho chó
    • Bát đựng thức ăn, nước uống
    • Dây dắt, vòng cổ và bảng tên
    • Lồng di chuyển cho chó
    • Các dụng cụ vệ sinh cho chó
  • Một số bệnh thường gặp ở Pug
  • Kinh nghiệm nuôi chó Pug: những lưu ý quan trọng

Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug

Khi nuôi chó Pug, bạn cần chú ý cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo các tiêu chí sau:

Cho chó ăn lượng thức ăn phù hợp

Chó Pug có thói quen ăn uống khá xấu, chúng rất háu ăn. Do đó, giống chó này rất dễ bị thừa cân, béo phì. Đó là lý do chủ nuôi phải chủ động kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của bé.

  • Nếu bạn cho chó ăn thức ăn hạt thì hãy đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng ăn phù hợp.
  • Nếu tự nấu cho chó ăn tại nhà, bạn hãy cân nhắc vào độ tuổi, cân nặng và khả năng vận động để quyết định lượng thức ăn cho bé. Kinh nghiệm nuôi chó Pug cho thấy, lượng thức ăn cần thiết mỗi ngày của chó con sẽ bằng 3.5% – 4% trọng lượng cơ thể. Đối với chó pug trưởng thành sẽ bằng 3 – 3.5% trọng lượng cơ thể.

Cho chó dùng thức ăn phù hợp với độ tuổi

Giữa chó con và chó trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng, lượng thức ăn, hệ tiêu hóa và cấu tạo răng hàm hoàn toàn khác biệt. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng và cách nuôi chó Pug cũng phải khác nhau.

Đối với chó con:

Bạn cần mua những loại thức ăn hạt chuyên dụng cho chó nhỏ, tất cả các loại thức ăn phải dễ tiêu hóa, mềm và dễ nhai nuốt. Tốt nhất nên cho chó ăn cơm xay hoặc cháo nấu với rau củ quả và thịt xay nhuyễn. Nếu cho ăn hạt thì phải ngâm mềm trước.

Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug mà mình tìm hiểu được thì mỗi ngày nên cho chó con uống thêm khoảng 200ml sữa để bổ sung dinh dưỡng và canxi.

Đối với chó trưởng thành:

Cách nuôi chó Pug trưởng thành dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể cho chó ăn những loại hạt cho chó lớn, thức ăn có thể nấu theo cách bình thường, không cần cho chó ăn thức ăn loãng và xay nhuyễn nữa. Điều đó giúp bé tăng cường sức mạnh của cơ hàm và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ở giai đoạn này, mỗi tuần bạn nên cho chú chó ăn thêm 2 – 3 trứng vịt lộn để nuôi dưỡng lông chắc khỏe và đẹp hơn.

Những dưỡng chất cần thiết cho chó Pug

Dù là ở độ tuổi nào, cách nuôi chó Pug đúng chuẩn là phải cung cấp đầy đủ những dưỡng chất quan trọng sau đây:

  • Protein: có nhiều trong nội tạng và thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
  • Đạm và omega – 3: có nhiều trong cá biển và các loại cá béo.
  • Khoáng chất, vitamin và chất xơ: có nhiều trong các loại rau củ quả.
  • Tinh bột: có trong cơm, khoai, cháo và bánh quy.
  • Canxi: có trong xương, sụn và các sản phẩm sữa chuyên dụng cho chó.

Những thực phẩm không được cho chó Pug ăn

Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug, bạn tuyệt đối không được để bé ăn các loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại xương.
  • Thịt, cá và trứng sống.
  • Thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng.
  • Các thức ăn vặt của con người: bánh kẹo, sữa, đồ ngọt, socola, nho, nho khô, bơ, hạt mắc ca, nấm,…
  • Món có cồn và chất kích thích.

Những món ăn này rất có hại cho chó. Nhẹ thì có thể gây nôn mửa và rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp nặng có thể khiến bé bị co giật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bệnh thận, hoặc thậm chí là có nguy cơ tử vong.

vệ sinh cho chó pug

Cách Vệ Sinh Cho Chó Pug

Dù có bộ lông ngắn và cứng nhưng đổi lại chó Pug có rất nhiều nếp nhăn trên người. Đó là nơi ẩn nấp lý tưởng của bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Vì vậy, người nuôi đừng chủ quan mà hãy chú trọng vào chế độ vệ sinh cho bé nhé!

Tắm rửa

Tắm rửa có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chó Pug. Do đó kinh nghiệm nuôi chó Pug cho bạn là mỗi tháng chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 – 3 lần. Nếu chú chó không bị hôi thì 1 lần là đủ.

Khi tắm cho chó Pug hãy sử dụng xà phòng chuyên dụng cho chó, tuyệt đối không dùng các sản phẩm vệ sinh của con người nhé. Kỳ cọ kỹ lưỡng tất cả các nếp gấp trên da của chúng để đảm bảo lấy đi một cách triệt để các tác nhân gây hại.

Trong quá trình tắm, tuyệt đối không để xà phòng tiếp xúc với mắt và rơi vào lỗ tai của chó. Sau khi tắm xong, hãy xả sạch tất cả xà phòng trên da, đặc biệt là trong các nếp gấp của chú chó. Cuối cùng lau và sấy thật kỹ đến khi khô ráo hoàn toàn. Nếu không thực hiện kỹ bước này, chó Pug rất dễ bị cảm, có mùi hôi và mắc các bệnh về da.

Lau các nếp gấp cho chó

Do đặc điểm sức khỏe nên bạn không thể tắm cho chó Pug quá nhiều. Thay vào đó, hãy thường xuyên lau các nếp nhăn cho chúng.

Các nếp gấp trên cơ thể chó Pug có thể chứa các chất bẩn, vụn thức ăn, bụi đất và các tác nhân gây hại khác. Chúng không chỉ khiến chó bị hôi mà còn gây ra các bệnh về da. Do đó, mỗi tuần bạn nên dùng khăn hoặc tăm bông ẩm để lau kỹ các nếp nhăn cho chó. Đặc biệt là khu vực mũi và miệng.

Sau khi lau xong đừng quên làm khô da cho bé nhé. Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug của mình, mỗi tuần chỉ cần lau bé 1 – 2 lần là đủ.

Vệ sinh tai và mắt cho chó

Tai của chó Pug rất dễ bị dơ và bám bụi bẩn. Nếu không vệ sinh thường xuyên có thể gây ra các vấn đề viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Cách nuôi chó Pug tốt nhất là nên đến các cơ sở thú y để tìm mua dung dịch vệ sinh tai phù hợp và an toàn cho chó. Hãy dùng dung dịch đó và tăm bông để vệ sinh bên trong tai cho chó Pug hai lần mỗi tuần.

Đối với mắt của chó, chúng thỉnh thoảng sẽ bị dính nước, chất bẩn và có hiện tượng đổ ghèn. Nhiệm vụ của bạn là quan sát và làm sạch ngay khi nhận thấy những hiện tượng trên.

Nếu phát hiện có những vấn đề khác thường ở tai và mắt của chó như: rỉ chất lỏng có mùi hôi, có hiện tượng viêm nhiễm, mắt đổ ghèn nhiều bất thường, đỏ, chảy nước,… thì nên liên hệ bác sĩ thú y để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Chải lông

Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi chó Pug, nhiều bạn sẽ nhầm lẫn là giống chó này không rụng lông. Vì lông của chúng khá ngắn và cứng. Tuy nhiên, chó Pug vốn là giống chó rụng lông đấy nhé.

Đó là lý do bạn nên chải lông cho bé 2 lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp làm sạch và lấy đi các sợi lông rụng trên cơ thể của chú chó. Từ đó giúp cún cưng được sạch sẽ, xinh đẹp, đồng thời chủ nuôi cũng đỡ tốn công dọn lông vương vãi khắp nhà.

Ngoài ra, việc chải lông cũng giúp chó Pug thư giãn và gia tăng tình cảm giữa người nuôi và cún cưng của mình nữa đó.

Cắt móng

Chó Pug không biết mài móng, vì vậy bạn phải chủ động cắt móng cho bé. Đừng để móng quá dài vì chúng có thể khiến chú chó bị đau và gặp khó khăn trong việc di chuyển. Thậm chí nó còn có thể vô tình làm tổn thương đến chú chó và những người tiếp xúc với bé.

Khi cắt móng, phải dùng kìm bấm móng chuyên dụng cho chó để tránh làm chú chó bị đau. Đừng cắt quá ngắn vì có thể cắt phạm vào tủy móng, khiến cún cưng bị chảy máu và đau đớn trong một thời gian dài.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó Pug thì tốt nhất nên đưa bé đến các spa thú cưng để được hỗ trợ cắt móng nhanh chóng và an toàn nhất.

điều kiện thời tiết cho pug

Điều kiện thời tiết và không gian sống

Điều kiện thời tiết phù hợp

Chó Pug không thể sống tốt trong các điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Muốn Pug khỏe mạnh và phát triển tốt, bạn phải nuôi bé trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ ôn hòa nhất có thể.

Cách nuôi chó Pug đúng chuẩn là đừng dắt chó đi dạo khi thời tiết quá nắng, quá nóng, quá lạnh, vì chú chó rất dễ bị sốc nhiệt hoặc say nắng. Và cũng đừng để bé đi chơi khi trời có gió lớn hoặc có khả năng mưa, vì nó có thể bị cảm lạnh và ảnh hưởng đến thị lực.

Không gian sống cho chó

Với kinh nghiệm nuôi chó Pug được các chuyên gia chia sẻ, bạn hãy dành cho cún cưng một không gian sống thoải mái và riêng tư. Đúng là loài chó rất thích được quan tâm và vuốt ve, tuy nhiên chúng vẫn cần được nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái trong không gian sống của riêng mình.

Hãy mua cho chú chó Pug của bạn một chiếc giường hoặc ổ ngủ, trang bị thêm một số món đồ chơi để bé không cảm thấy nhàm chán và có thể giải trí bất cứ lúc nào.

Chỗ ngủ của chó nên ở vị trí mà bạn có thể dễ dàng quan sát. Đảm bảo độ sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên. Tuyệt đối đừng để bé nằm ở gần nhà vệ sinh, khu vực ăn uống và những nơi có luồng không khí quá nóng hoặc quá lạnh nhé.

Lưu ý, bạn nên để chó ăn ở khu vực cách xa ổ ngủ của chúng. Chỉ nên để nước uống ở gần chỗ ngủ của chó mà thôi. Điều đó nhằm nhắc nhở chú chó uống đủ nước và đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

Chế độ vận động và huấn luyện cho Pug

Chó Pug rất lười vận động, chúng được xem là giống có dễ bị béo phì nhất hiện nay. Do đó, nếu đã quyết định nuôi thì bạn cần cho bé vận động với những hoạt động phù hợp mỗi này và có kế hoạch huấn luyện kỹ càng.

Chế độ vận động

Chó Pug rất lười biếng, chúng thích nằm một chỗ và ăn rồi ngủ cả ngày. Cộng với bản chất ham ăn nên đa số các bé Pug đều béo ú và ù lì.

Để khắc phục vấn đề này, chủ nuôi cần kích thích tinh thần và buộc chú chó vận động thường xuyên, mỗi ngày. Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug của mình, tốt nhất hãy cùng chú chó của bạn đi dạo khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để chúng được hít thở không khí, giải tỏa năng lượng và đỡ nhàm chán.

Một số trò chơi mà người nuôi có thể chơi cùng chó Pug là ném đĩa, chạy đuổi bắt, bắt bóng,… Những trò này có công dụng cực kỳ tốt trong việc tăng cường sự nhạy bén và giúp chú chó đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Đặc biệt, chó Pug có thể trạng khá yếu ớt và dễ kiệt sức. Do đó, bạn đừng cố bắt chúng phải vận động với cường độ mạnh. Những bài tập nặng như chạy bền, kéo lốp, bơi lội,… có thể khiến bé bị khó thở và nôn mửa.

Chế độ huấn luyện

Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nuôi chó Pug khuyên rằng, bạn phải huấn luyện cho chúng những mệnh lệnh cơ bản từ khi còn nhỏ. Đây là giai đoạn bé ngoan ngoãn, dễ dạy, học nhanh và nhớ dai nhất.

Nếu bạn đợi đến khi chó lớn thì việc huấn luyện sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì chú chó sẽ rất tinh nghịch, phá phách và không nghe lời chủ nuôi.

Ngoài ra, chó Pug không có đủ điều kiện để làm chó tấn công, nên bạn chỉ cần huấn luyện chúng những mệnh lệnh cơ bản để đi vào khuôn khổ và ngoan ngoãn hơn là đủ. Những mệnh lệnh được khuyến khích nên dạy cho chó Pug bao gồm:

  • Lệnh ngồi xuống, ngồi dậy, ngồi yên
  • Lệnh đứng dậy, đứng yên
  • Lệnh đi theo chủ
  • Lệnh đi nhặt đồ mang về cho chủ
  • Lệnh bắt tay
  • Ăn đúng giờ
  • Đi vệ sinh đúng chỗ
  • Lệnh sủa, ngừng sủa
  • Lệnh nằm xuống

kiểm tra sức khỏe cho pug

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Cũng như những giống chó khác, bạn bắt buộc phải chăm sóc sức khỏe cho chó Pug thường xuyên. Người nuôi bắt buộc phải thực hiện đầy đủ việc tiêm vacxin ngừa các bệnh truyền nhiễm thường gặp như bệnh Parvo, Carre, dại, bệnh ho cũi, viêm gan truyền nhiễm,… khi chó đến tuổi. Vì các bệnh này rất phổ biến ở các giống chó cảnh, nếu không may mắc phải, nguy cơ tử vong là rất cao.

Đừng quên nhiệm vụ tẩy giun sán định kỳ cho chó 2 – 3 tháng một lần nhé. Điều này cực kỳ có ích cho sức khỏe, hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu dưỡng chất của chó.

Bên cạnh đó, hãy đặt lịch khám sức khỏe định kỳ cho chú chó của bạn. Vì nếu không có kinh nghiệm nuôi chó Pug nhiều năm, bạn sẽ không biết chú chó của bạn đang gặp vấn đề gì đến khi bệnh trở nặng.

Việc thăm khám định kỳ giúp các bác sĩ theo dõi được tình trạng của chú chó, phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có hướng xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Đặc biệt, chó Pug còn có đặc điểm sinh lý khác biệt so với những giống chó khác. Chúng rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp do chiếc mũi tẹt của mình và vấn đề về xương khớp do tỷ lệ cơ thể khác thường. Do đó bạn cần đảm bảo rằng chú chó khỏe mạnh bằng cách cho chúng đi kiểm tra ngay từ khi vừa mua về.

Ngoài ra, thông qua các kiểm tra về sức khỏe và thể trạng của chú chó, các bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho người nuôi chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp nhất đối với chú chó của bạn.

Vật dụng cần thiết khi nuôi Pug

Đối với những người chưa có kinh nghiệm nuôi chó Pug hoặc chưa từng nuôi chó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết sau đây:

Chuồng, nhà hoặc ổ ngủ cho chó

Khi đã quyết định nuôi chó, bạn phải cho chúng một không gian riêng tư, chỗ ngủ ấm áp và thoải mái. Tùy theo điều kiện kinh tế của bản thân, bạn có thể chọn chuồng, nhà hoặc ổ ngủ cho bé.

Bát đựng thức ăn, nước uống

Bạn nên cho chó ăn uống bằng các loại bát chuyên dụng phù hợp với kích thước nó. Tốt nhất hãy sử dụng các sản phẩm làm từ inox không gỉ để đảm bảo độ bền và an toàn cho sức khỏe của chó.

Dây dắt, vòng cổ và bảng tên

Vòng cổ và bảng tên không chỉ là vật trang trí mà nó còn rất hữu ích trong trường hợp bạn lạc mất chú chó của mình. Mọi người có thể dựa trên thông tin bảng tên để giúp bạn tìm được cún cưng.

Khi cho chó đi dạo, bạn bắt buộc phải dùng dây dắt để kiểm soát hoạt động, tránh việc chú chó chạy lạc, gây sự hoặc gây nguy hiểm cho người và động vật khác. Hãy chọn những loại dây dắt bằng vải, dây dù và có màu sắc đẹp. Nó sẽ là điểm nhấn thú vị cho chú chó đấy.

Lồng di chuyển cho chó

Muốn đưa cún cưng đi xa, bạn cần trang bị cho bé một chiếc lồng di chuyển. Đây vừa là dụng cụ bảo vệ sức khỏe cho chú chó vừa đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.

Kinh nghiệm nuôi chó Pug cho người mới là hãy chọn những chiếc lồng chất lượng cao và có kích thước phù hợp. Nếu quá chật sẽ khiến chú chó khó chịu, la hét, cào cấu liên tục.

Các dụng cụ vệ sinh cho chó

Để bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp của chó Pug, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng vệ sinh cho chó như sau:

  • Lược chải lông
  • Dụng cụ bấm móng
  • Các loại sữa tắm, dưỡng ẩm lông
  • Bàn chải và kem đánh răng

Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm cho bé những bộ cánh thật sành điệu để tạo điểm nhấn và giữ ấm vào mùa lạnh.

bệnh chó pug thường gặp

Một số bệnh thường gặp ở Pug

Chó Pug có tuổi thọ khá cao so với mặt bằng chung hiện nay. Trung bình một bé Pug có thể sống từ 12 – 15 nếu được chăm sóc đúng cách và thăm khám thú y định kỳ. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm nuôi chó Pug, chúng thường có nguy cơ mắc các bệnh sau đây:

  • Thừa cân, béo phì
  • Viêm não
  • Lỗ mũi hẹp
  • Khô mắt
  • Các bệnh truyền nhiễm: Bệnh Parvo, bệnh Carre, dại, bệnh ho cũi, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh Lepto, bệnh phó cúm, bệnh Parvovirus,…

Kinh nghiệm nuôi chó Pug: những lưu ý quan trọng

Theo kinh nghiệm nuôi chó Pug của mình, bạn phải lưu ý những điều sau đây:

  • Đừng thay đổi chế độ dinh dưỡng cho chó quá đột ngột, chúng sẽ bị lạ miệng và bỏ ăn. Nếu muốn cho chó ăn thức ăn mới, bản phải trộn chúng với món ăn cũ một thời gian, sau đó tăng dần lượng thức ăn mới lên. Đợi đến khi chú chó quen dần mới chuyển sang cho nó ăn hoàn toàn bằng món mới.
  • Hãy để chú chó giữ thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình một cách ổn định. Cách nuôi chó Pug tốt nhất là hãy đảm bảo cho bé ăn, ngủ, đi dạo,… phải đúng giờ giấc. Vì chó Pug rất dễ bị hồi hộp và lo lắng, nếu bạn thay đổi liên tục lối sống của chó sẽ khiến chúng bị stress.
  • Đảm bảo an toàn khi nuôi chó Pug:
  1. Nếu trong nhà bạn có trẻ con, hãy học cách nhận biết những trạng thái của chó, điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi cho trẻ con khi chơi với chó. Ngay khi phát hiện chú chó đang lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Hãy ngay lập tức mang đứa bé ra xa, vì chó Pug có thể tấn công bất cứ lúc nào.
  2. Khi có khách đến nhà mà thấy chú chó cảnh giác, gầm gừ hoặc quặp đuôi vào giữa hai chân khi được sờ đầu thì hãy cẩn thận. Nó đang lo lắng và sợ hãi đấy. Lúc này, người khách cần lùi ra khỏi chú chó và cúi xuống, đưa tay ra để chú chó biết là họ không nguy hiểm.
  • Đừng để chó Pug ở một mình quá lâu, chúng sẽ chán, stress và bắt đầu lên cơn phá phách.
  • Chó Pug có sức khỏe kém, do đó bạn nên cẩn thận nếu muốn cho chó sinh nở. Cần phải lựa chọn kỹ lưỡng trước khi cho chó phối giống.
  • Đừng nuôi chó Pug theo hình thức nhốt lồng hoặc xích, vì chúng rất dễ bị nhàm chán và stress.

Chó Pug không khó nuôi, bạn chỉ cần chăm sóc theo các kinh nghiệm nuôi chó Pug mà mình đã gợi ý trên đây là bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần có chế chăm sóc chó pug trong thời kì mang thai để chó con phát triển toàn diện. Chúc bạn có thể nuôi được một chú chó thật đáng yêu, thông minh và ngoan ngoãn nhé!

Từ khóa » Chăm Sóc Chó Pug