Tổng Hợp Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật Dễ Nhầm Lẫn (PHẦN I) - Viblo
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ trong Bussines, mà cả trong đời sống hàng ngày, kính ngữ cũng được người Nhật vô cùng coi trọng. Cho dù người nói có thể hiện thành ý như thế nào, mà cách sử dụng kính ngữ không đúng cũng dẫn đến sự mất thiện cảm giữa đôi bên. Hoặc vốn dĩ, có rất nhiều trường hợp dùng sai kính ngữ, nên đôi bên đối tác không tin tưởng nhau, làm nguyên nhân làm hỏng mối quan hệ và những cuôc đàm phán quan trọng. Tuy nhiên chúng ta phải công nhận một điều rằng để sử dụng đúng kính ngữ là một việc rất khó. Việc tồn tại những khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ...hay vai vế cấp trên, người dưới...làm chúng ta bối rối không ít. Bởi vậy mà mình liệt kê ra đây một số kính ngữ thường dùng, phân biệt và giúp các bạn tránh được những sai sót không đáng có.
Phần I: Những kính ngữ dễ trở thành Shitsurei
Như đã nói ở trên, để phân chia lập trường là “sếp” hay “nhân viên”, có một số kính ngữ chúng ta không nên dùng với cấp trên. Cũng không hẳn là “tuyệt đối” không được dùng, nhưng nếu dùng chắc chắn sẽ mang đến ấn tượng xấu của cấp trên đối với mình.
1. ご苦労さまです Là câu cấp trên dành cho cấp dưới. Nếu muốn nói “bạn đã vất vả rồi” thì 「お疲れさまです」sẽ thích hợp hơn.
2. 了解しました Câu này cũng là cấp trên đối với cấp dưới. Nếu muốn nói “tối hiểu rồi” thì hãy dùng「承知しました」hoặc「かしこまりました」.
3. しばらくぶりです Là cách nói đối với đồng nghiệp hoặc cấp dưới. Hoặc nếu bạn nói「お久しぶりです」mặc dù không đến nối thất lễ, nhưng sẽ gây cảm giác “không liên quan”. Bởi vậy thích hợp nhất là sử dụng 「ご無沙汰しておりました」
4. いつもお世話様です 「お世話様です」cũng giống như câu「ご苦労さまです」nêu trên, không nên dùng khi nói với cấp trên. Chúng ta nên nói「いつもお世話になっております」
5. ご一緒します 「ご一緒」là từ dùng cho những người có quan hệ “ngang hàng” với mình. Khi được cấp trên mời 「一緒にいくか?」, chúng ta sử dụng「お供させていただきます」là thích hợp nhất.
6. 大変参考になりました 「参考」là từ ngữ thêm vào khi quyết định cho suy nghĩ của bản thân. Đối với cấp trên thãy dùng「大変勉強になりました」
7. すいません 「すいません」là câu “khẩu ngữ” của「すみません」, chính vì vậy mà gây cảm giác thất lễ cho người nghe. Ngoài ra, trong Business, ngay cả khi nói「すみません」cũng chưa thể truyền đạt hết ý mà người nói muốn diễn đạt. Từ này bao hàm 2 ý nghĩa là “cảm ơn” và “xin lỗi”, bởi vậy thay vì nó, nên nói rõ là 「ありがとうございます」hoặc「申し訳ございません」sẽ là phương thức truyền đạt chính xác hơn cả.
8. 私には役不足です Câu này thể hiển ý nghĩ coi nhẹ năng lực bản thân, cảm thấy mình không đủ thỏa mãn với trách nhiệm với công việc mà mình được nhận. Nhưng dù vậy, ở trường hợp này cái chúng ta nên nói với cấp trên phải là「力不足」hoặc「力量不足」
9. わが社 Được dùng khi khiển trách, khích lệ trong nội bộ công ty. Nếu sử dụng với đối tác bên ngoài vô hình chung sẽ tạo ấn tượng và cảm giác “erai”. Trường hợp này sẽ dùng「弊社」hoặc「当社」mới là chính xác.
10. なるほどですね Vốn dĩ thì đây cũng không chỉ là lược từ của cụm「なるほど、そうですね」mà「なるほど」còn là câu được cấp trên nói với cấp dưới của mình. Vậy nên đối với chiều ngược lại, bạn hãy nói「おっしゃるとおりです」
11. おわかりいただけたでしょうか Nếu muốn hỏi 「わかりましたか」thì câu này thật sự thất lễ. Đối với cấp trên hãy nói「ご理解いただけたでしょうか」nhé.
12. お座りください Theo đúng nguyên tắc kính ngữ đã học thì với ý nghĩa “mời a/c ngồi” này hoàn toàn không sai. Thế nhưng đối với người Nhật, nó để lại ấn tượng kiểu 「犬のお座り」, vậy nên để không gây thất lễ chúng ta dùng「お掛けください」.
13. どちら様でしょうか Vốn tưởng gắn「様」vào câu nói chắc chắn không sai, vì nó quá kính ngữ rồi. Nhưng nếu bạn xem xét lại ý nghĩa câu rõ ràng là 「誰ですか?」thì lại thành thất lễ rồi。Những trường hợp như khách đến thăm, thì các bạn tránh không nên dùng nhé.
14. どうしますか Nếu muốn hỏi 「どうする?」,hãy tránh nói câu này với cấp trên của mình vì nó hoàn toàn không mang hàm ý kính ngữ trong đó. Câu bạn cần dùng chính xác ở đây phải là 「いかがいたしますか」nhé.
15. させていただいております 「させていただきます」về cơ bản chỉ được sử dụng khi “mong muốn sự cho phép từ đối phương” hoặc “bản thân nhận được điều gì đó từ đối phương”.「〜いただいております」cũng tương tự như vậy. Nhưng ví dụ trong trường hợp “không có nhờ vả, tương tác với đối phương”, như của hàng thông báo tăng giá, thì việc sử dụng lại gây cảm giác thất lễ. Do đó không phải là 「値上げさせていただいております」mà dùng「しております」và nói 「値上げしております」mới thích hợp.
Bài viết được tham khảo và dịch từ nguồn: https://liginc.co.jp/life/useful-info/107272
Từ khóa » Tôi Hiểu Rồi Kính Ngữ Tiếng Nhật
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Danh Sách Từ Vựng & Câu đố | NHK ...
-
Muôn Vàn Kiểu Nói “Đã Hiểu” Trong Tiếng Nhật Và Cách Sử Dụng
-
Sự Khác Nhau Giữa 承知しました, 了解です Và かしこまりました, Từ ...
-
Dekiru Nihongo - “Tôi đã Hiểu Rồi” (了解いたしました) Có Phải Là ...
-
Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Của “分かりました” | ISenpai
-
Tuyệt Chiêu Ghi Nhớ Kính Ngữ, Tôn Kính Ngữ Tiếng Nhật N3 Chỉ Sau 1 ...
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - Akira Education
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - - Akira Education
-
Toàn Bộ Về Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - .vn
-
Học Tiếng Nhật: Phân Biệt Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ
-
Những Câu Kính Ngữ Nhất định Gặp Trong Kinh Doanh
-
Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
-
尊敬語 – Tôn Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - Công Ty Cổ Phần ISSHIN