Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Của Một Câu
Có thể bạn quan tâm
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Trong bài học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cốt lõi, chúng ta đã biết được một câu sẽ có các thành phần cơ bản là:
Để giúp bạn tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh một cách hoàn chỉnh, bài học này sẽ đi sâu vào cấu trúc câu chi tiết : chúng ta sẽ tìm hiểu xem chủ ngữ, vị ngữ, và các thông tin nền bao gồm những thành phần nhỏ nào nữa.
Vì vậy, sau khi học xong bài học này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc câu chi tiết và mối quan hệ của các từ loại trong câu, từ đó có thể hiểu được cấu trúc của một câu tiếng Anh bất kỳ, nghe hiểu và đọc hiểu tốt hơn, đồng thời nói và viết đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Anh!
📌 Một số lưu ý nhỏ trước khi bắt đầu:
-
Đây là bài viết tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh, được viết ra để giúp bạn hiểu rõ các các thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu, và đồng thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần thiết.
-
Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ bạn không cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ tự động nhớ thôi!
-
Các khái niệm và thuật ngữ trong bài nhìn có vẻ "đáng sợ", nhưng bạn chỉ cần bình tĩnh đọc hiểu ý nghĩa của nó là gì thôi, không cần phải học thuộc tên khái niệm và thuật ngữ đâu!
Nếu bạn đã sẵn sàng rồi thì chúng ta cùng bắt đầu nhé!
⬇️
1. Cấu trúc của chủ ngữ
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Trường hợp 1: Chủ ngữ là cụm danh từ
- Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ
- Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt
- Kết luận: Công thức của chủ ngữ
- Bài tập nhận biết các thành phần của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, chủ ngữ là người hay vật thực hiện hành động trong câu.
Ví dụ: trong tiếng Việt chủ ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:
- Hôm qua tôi đi học.
- Con mèo đang nằm ngủ trên giường.
- Trường của tôi được sơn màu đỏ.
- Cái máy tính này rất hiện đại.
Vậy chủ ngữ có đặc điểm gì và có những thành phần nào? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Trường hợp 1: Chủ ngữ là cụm danh từ
Cụm danh từ là một cụm từ bao gồm một danh từ và các từ bổ nghĩa cho danh từ này: Cụm danh từ = Các từ bổ nghĩa + Danh từ + Các từ bổ nghĩa
Bây giờ chúng ta sẽ đi từng bước để tạo thành một cụm danh từ đầy đủ các thành phần nhé!
Danh từ
Trước hết, chúng ta cần một danh từ:
💡 Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đóCó thể lấy một ví dụ danh từ thường gặp đó là:
- friend người bạn
Nếu chỉ nói là "người bạn" thôi thì khá là chung chung, vậy để làm rõ danh tính của người bạn này nhiều hơn nữa thì chúng ta cần dùng các từ bổ nghĩa cho danh từ friend này.
Danh từ bổ nghĩa cho danh từ
Chúng ta có thể dùng một danh từ khác bổ nghĩa cho danh từ friend để phân loại nó.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn nói rõ đây là bạn học chung ở trường chứ không phải là bạn hàng xóm chẳng hạn, thì ta có thể dùng danh từ school để bổ nghĩa cho danh từ friend:
- school friend người bạn ở trường
Học chi tiết hơn: Danh từ bổ nghĩa cho danh từ
Tính từ
Tiếp đến, để mô tả người bạn này có tính chất như thế nào, cao thấp mập ốm ra sao, chúng ta sẽ dùng các tính từ.
💡 Tính từ là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ để miêu tả các tính chất của danh từ.Ví dụ, nếu người bạn này xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng tính từ beautiful để bổ nghĩa cho danh từ friend:
- beautiful school friend người bạn ở trường xinh đẹp
Học chi tiết hơn: Tính từ trong câu
Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ
Trong trường hợp bạn muốn diễn đạt rõ hơn mức độ "xinh đẹp" của người bạn này, chúng ta cần dùng các trạng từ.
💡 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của tính từ và động từ.
Trạng từ không bổ nghĩa cho danh từ. Trong cụm danh từ, chỉ khi nào có tính từ thì mới có thể có trạng từ.
Ví dụ, nếu bạn cảm thấy người bạn này không phải xinh đẹp bình thường mà rất xinh đẹp, chúng ta sẽ dùng trạng từ really để bổ nghĩa cho tính từ beautiful:
- really beautiful school friend người bạn ở trường rất xinh đẹp
Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2
Từ hạn định
Tuy nhiên, nếu nói là "người bạn ở trường rất xinh đẹp" thì cũng còn khá chung chung đúng không nào, vì trên đời đâu có thiếu gì những người như vậy.
Bạn có thể tưởng tượng trên toàn thế giới có một tập hợp toàn bộ những "người bạn ở trường rất xinh đẹp", và để giới hạn phạm vi của "người bạn ở trường rất xinh đẹp" cho người nghe biết rõ là người nào trong số đó, chúng ta có thể dùng các từ gọi là từ hạn định.
💡 Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho dành từ để giới hạn và xác định danh từ.Ví dụ, nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường xinh đẹp của tôi", chứ không phải "người bạn ở trường xinh đẹp của anh trai tôi" chẳng hạn, thì bạn sẽ dùng từ hạn định my:
- my really beautiful school friend người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi
Học chi tiết hơn: Các loại từ hạn định
Cụm giới từ
Đến đây thì cụm danh từ này cũng khá rõ ràng rồi, nhưng chúng ta vẫn có thể nói rõ hơn nữa.
Giả sử khi muốn nói về người bạn này đang ở đâu, chúng ta có thể dùng một cụm giới từ để bổ nghĩa cho danh từ.
💡 Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.
Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing. Trong chủ ngữ, cụm giới từ đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ, nếu bạn muốn nói "người bạn ở trường rất xinh đẹp đang ở trong nhà bếp của tôi", để phân biệt với người bạn ở trong phòng khách, thì bạn sẽ dùng cụm giới từ in the kitchen:
- my really beautiful school friend in the kitchen người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi ở trong nhà bếp
Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh
Mệnh đề quan hệ
Ngoài ra, nếu người bạn này thực hiện một hành động gì đó, thì chúng ta cũng có thể mô tả người bạn này bằng một mệnh đề quan hệ.
💡 Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.Ví dụ, nếu bạn muốn nói rõ là người bạn này đang ăn trái cây chứ không phải người bạn đang đọc sách, thì bạn có thể mô tả bằng mệnh đề quan hệ who is eating fruit:
- my really beautiful school friend, who is eating fruit người bạn ở trường rất xinh đẹp của tôi, người mà đang ăn trái cây
Học chi tiết hơn: Mệnh đề quan hệ
To + Verb
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc to + Verb (to + động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ để bổ nghĩa cho danh từ trong một số trường hợp đặc biệt.
-
my first beautiful school friend to welcome người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi mà tôi sẽ chào đón
-
my first beautiful school friend to visit me người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến thăm tôi
-
my first beautiful school friend to go to London người bạn ở trường xinh đẹp đầu tiên của tôi đến London
Thật ra, bản chất của To + Verb bổ nghĩa cho danh từ chính là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ được rút gọn.
Học chi tiết hơn: Rút gọn mệnh đề quan hệ thành dạng To + Verb
Kết luận: Công thức tổng quát của cụm danh từ
Như vậy, chúng ta có công thức tổng quát cho chủ ngữ trong trường hợp là cụm danh từ như sau:
Trong đó:
- Bắt buộc phải có danh từ chính,
- Nhưng không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần còn lại.
Trường hợp 2: Chủ ngữ là đại từ
💡 Đại từ là từ có chức năng đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về chức năng của đại từ thông qua ví dụ sau đây:
Giả sử bạn có 2 câu sau:
-
My beautiful school friend reads books. Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách.
-
My beautiful school friend can cook. Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi biết nấu ăn.
Trong giao tiếp chúng ta sẽ chắc chắn không muốn lặp lại "my beautiful school friend" 2 lần vì quá dài (và quá mệt). Cho nên, chúng ta sẽ có thể dùng đại từ để đại diện cho "my beautiful school friend" khi nhắc đến người bạn này lần thứ hai:
- My beautiful school friend reads books. She can cook. Người bạn ở trường xinh đẹp của tôi đọc sách. Bạn ấy biết nấu ăn.
Như vậy, trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy đại từ đứng một mình cũng có thể đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Học chi tiết hơn: Đại từ đóng vai trò chủ ngữ
Trường hợp 3: Chủ ngữ là các dạng đặc biệt
Dưới đây là một số dạng đặc biệt cũng có thể làm chủ ngữ. Ở bài này, bạn chỉ cần lưu ý những trường hợp này thôi chứ chưa cần thiết phải ghi nhớ đâu nhé!
Dạng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing):
-
Swimming is very fun. Bơi lội rất vui.
-
Learning English takes time. Học tiếng Anh thì mất thời gian.
Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ V-ing
Dạng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu):
-
To learn is important. Học tập thì quan trọng.
-
To travel the world is her dream. Đi du lịch vòng quanh thế giới là ước mơ của cô ấy.
Học chi tiết hơn: Các chức năng của dạng động từ To + Verb
Dạng that clause (mệnh đề bắt đầu bằng từ that và có chủ ngữ vị ngữ riêng nằm bên trong nó):
- That we are not prepared for the future concerns us. Việc chúng ta không chuẩn bị trước cho tương lai làm chúng tôi lo ngại.
Ngoài "that clause", bạn sẽ bắt gặp một số dạng chủ ngữ đặc biệt khác có cấu trúc gần tương tự, bạn học chi tiết hơn ở đây nhé: Các loại chủ ngữ và tân ngữ đặc biệt
Kết luận: Công thức tổng quát cho chủ ngữ
Như vậy, chủ ngữ có thể là một trong các dạng sau:
Bài tập nhận biết các thành phần của chủ ngữ
Dựa vào cấu trúc của chủ ngữ bạn đã học được ở trên, bạn hãy thử nhận biết chủ ngữ ở đâu trong câu và bao gồm những thành phần nào trong các câu sau đây nhé:
(nhấn vào từng câu để xem đáp án)
A red car key is on the table.
Chủ ngữ trong câu là a red car key. key: danh từ chính car: danh từ bổ nghĩa cho danh từ chính red: tính từ a: từ hạn định (mạo từ)Her husband, who is a CEO, travels a lot.
Chủ ngữ trong câu là her husband, who is a CEO. husband: danh từ chính her: từ hạn định (tính từ sở hữu) who is a CEO: mệnh đề quan hệReading books is one of her hobbies.
Chủ ngữ trong câu là reading books. reading books: cụm động từ V-ing, trong đó reading là động từ dạng V-ing và books là tân ngữ của động từThey first met each other in London.
Chủ ngữ trong câu là they. they: đại từMy two unusually light laptops surprised my friends.
Chủ ngữ trong câu là my two unusually light laptops. laptops: danh từ chính light: tính từ unusually: trạng từ bổ nghĩa cho tính từ two: từ hạn định (số từ) my: từ hạn định (tính từ sở hữu)
2. Cấu trúc của vị ngữ
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường
- Trường hợp 2: Vị ngữ có trợ động từ
- Trường hợp 3: Các trường hợp khác
- Kết luận: Công thức của vị ngữ
- Bài tập nhận biết các thành phần của vị ngữ
- Thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, vị ngữ diễn đạt hành động hoặc tính chất của chủ ngữ.
Ví dụ: trong tiếng Việt vị ngữ là các từ được in đậm trong các câu sau:
- Hôm qua tôi đi học.
- Con mèo đang nằm ngủ trên giường.
- Trường của tôi được sơn màu đỏ.
- Cái máy tính này rất hiện đại.
Vậy vị ngữ có đặc điểm gì và có những thành phần nào? Chúng ta hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Trường hợp 1: Vị ngữ là cụm động từ thường
Cụm động từ là một cụm từ bao gồm một động từ và tân ngữ cho động từ này: Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)
Bây giờ chúng ta sẽ đi từng bước để tạo thành một cụm động từ đầy đủ các thành phần nhé!
Trước hết, chúng ta cần một động từ:
💡 Động từ là những từ chỉ hành độngCó thể lấy một ví dụ động từ thường gặp đó là:
- run (chạy)
Chúng ta thấy run khi đứng một mình là đã diễn tả đủ ý nghĩa của hành động rồi, không cần phải có tân ngữ. Vì vậy tự bản thân nó đã là một cụm động từ hoàn chỉnh và đủ điều kiện để làm vị ngữ rồi.
Động từ không có tân ngữ
Một số động từ cũng không có tân ngữ tương tự như run là:
- sleep (ngủ)
- walk (đi bộ)
- stand (đứng)
- sit (ngồi)
Học chi tiết hơn: Nội động từ: các động từ không có tân ngữ
Động từ có tân ngữ
Tuy nhiên, nhiều loại động từ khác khi đứng một mình thì không diễn tả đủ ý nghĩa của hành động, phải đi kèm với những thứ chịu tác động của hành động nữa thì ý nghĩa của hành động mới hoàn chỉnh. Những thứ chịu tác động của hành động được gọi là tân ngữ.
💡 Tân ngữ là cụm từ đứng ngay sau động từ, chỉ những thứ chịu tác động trực tiếp bởi hành động.
Những thứ này có thể là người, vật, hành động hay sự việc khác.
Tân ngữ là cụm danh từ
Ví dụ: eat (ăn)
Khi nói đến eat (ăn), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là ăn cái gì đúng không nào! "Cái gì" chính là tân ngữ của động từ eat.
Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là một cụm danh từ:
-
eat fruit ăn trái cây
-
drink water uống nước
-
see a person nhìn thấy một người
-
watch a movie xem một bộ phim
Học chi tiết hơn: Ngoại động từ: các động từ cần phải có tân ngữ
Tân ngữ là động từ dạng V-ing hoặc To + Verb (to + động từ nguyên mẫu)
Ví dụ: like (thích)
Khi nói đến like (thích), tự nhiên bạn sẽ thắc mắc là thích cái gì hay thích làm gì đúng không nào! Nếu "thích cái gì" thì đây là tân ngữ danh từ, còn nếu "thích làm gì" thì đây là tân ngữ động từ. "Làm gì" chính là tân ngữ của động từ like.
Tùy theo động từ mà tân ngữ "làm gì" sẽ ở dạng V-ing hay To + Verb. Rất tiếc là hầu như không có quy luật hay dấu hiệu nào cho chúng ta biết nên dùng V-ing hay To + Verb, vì vậy cách tốt nhất là học tới từ nào thì thuộc từ đó bạn nhé!
Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là V-ing:
-
like reading books thích đọc sách
-
finish doing homework hoàn thành làm bài tập về nhà
-
practice playing the piano luyện tập chơi piano
-
stop working ngưng làm việc
Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là V-ing
Ví dụ một số động từ cần có tân ngữ là To + Verb:
-
begin to sing bắt đầu hát
-
decide to go home quyết định về nhà
-
need to work hard cần làm việc chăm chỉ
-
want to learn English muốn học tiếng Anh
Học chi tiết hơn: Các động từ theo sau là To + Verb
Tân ngữ là dạng that-clause (mệnh đề that)
Bên cạnh đó, cũng có một số động từ cần có tân ngữ là that-clause.
Ví dụ:
-
say that it is raining nói rằng trời đang mưa
-
think that the cat is cute nghĩ rằng con mèo dễ thương
-
know that they are leaving biết rằng họ sẽ rời đi
-
believe that aliens are real tin rằng người ngoài hành tinh là có thật
Ngoài "that clause", bạn sẽ bắt gặp một số dạng tân ngữ đặc biệt khác có cấu trúc gần tương tự, bạn học chi tiết hơn ở đây nhé: Các loại chủ ngữ và tân ngữ đặc biệt
Tân ngữ là đại từ
Chúng ta cũng có thể thay thế các tân ngữ trên bằng tân ngữ đại từ, nếu tân ngữ đã được nhắc đến trước đó, ví dụ:
-
I go to school with Andy. I see Andy every day. → I go to school with Andy. I see him every day.
-
Reading books is fun. I like reading books. → Reading books is fun. I like it.
-
They are leaving. We know that they are leaving. → They are leaving. We know it.
Học chi tiết hơn: Đại từ đóng vai trò tân ngữ
Vậy công thức cụm động từ thường là:
Như vậy, nếu vị ngữ là một cụm động từ thường, chúng ta sẽ có công thức như sau:
Trường hợp 2: Vị ngữ có trợ động từ
Trong tiếng Anh, thỉnh thoảng chúng ta sẽ phải dùng thêm một động từ khác để bổ sung ý nghĩa cho động từ, và chúng được gọi là trợ động từ. Bạn có thể nhận ra một số cấu trúc sử dụng trợ động từ phổ biến dưới đây:
-
Tom is reading a book.
-
Trợ động từ to be kết hợp với động từ read ở dạng V-ing → tạo nên cấu trúc của thì tiếp diễn.
-
-
Kelly has stopped eating the pizza.
-
Trợ động từ to have kết hợp với động từ stop ở dạng V3 → tạo nên cấu trúc của thì hoàn thành.
-
-
The ball was kicked.
-
Trợ động từ to be kết hợp với động từ kick ở dạng V3 → tạo nên cấu trúc thể bị động.
-
-
I must do my homework.
-
Trợ động từ là động từ khiếm khuyết must kết hợp với động từ do ở dạng nguyên mẫu.
-
Về bản chất, trường hợp 2 này chỉ khác trường hợp 1 ở điểm là có thêm trợ động từ thôi, còn lại thì giống hệt về các loại tân ngữ:
- Trường hợp 1: Cụm động từ = Động từ + Tân ngữ (nếu có)
- Trường hợp 2: Cụm động từ = Trợ động từ + Động từ + Tân ngữ (nếu có)
Công thức của cụm động từ mở rộng
Vì vậy, chúng ta cũng có thể mở rộng công thức ở trường hợp 1 như sau:
Trường hợp 3: Các trường hợp khác
Để nói chủ ngữ là ai đó hoặc cái gì đó, chúng ta dùng một số động từ như to be và become, và dùng công thức vị ngữ như sau:
Vị ngữ = Động từ + Cụm danh từ
Ví dụ:
-
He is a good student. Cậu ấy là một học sinh giỏi.
-
I became a painter. Tôi đã trở thành họa sĩ.
Học thêm về trường hợp này trong phần "(Cụm) DANH TỪ làm bổ ngữ" của bài học "Chức năng của danh từ trong câu"
Để nói chủ ngữ có tính chất gì đó, chúng ta dùng các động từ như to be, become, feel, look, sound, seem, vân vân, và dùng công thức vị ngữ sau:
Vị ngữ = Động từ + Tính từ
Ví dụ:
-
She looks excited. Cô ấy nhìn có vẻ phấn khởi.
-
He feels cold. Anh ấy cảm thấy lạnh.
Học thêm về trường hợp này trong bài Động từ nối
Để nói chủ ngữ ở đâu đó hay ở lúc nào đó hay ở một trạng thái nào đó, chúng ta dùng động từ to be và dùng công thức vị ngữ sau:
Vị ngữ = Động từ + Cụm giới từ/Trạng từ
Ví dụ:
-
The apples are under the table. Những quả táo ở dưới cái bàn.
-
The meeting is on Friday. Cuộc họp vào ngày thứ sáu.
-
My brother is upstairs. Em trai tôi ở trên lầu.
-
The lights are off. Đèn đã tắt.
Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh
Kết luận: Công thức tổng quát cho vị ngữ
Như vậy, khi tổng hợp cả 3 trường hợp trên, chúng ta có công thức tổng quát cho vị ngữ như sau:
Bài tập nhận biết các thành phần của vị ngữ
Dựa vào cấu trúc của vị ngữ bạn đã học được ở trên, bạn hãy thử nhận biết vị ngữ ở đâu trong câu và bao gồm những thành phần nào trong các câu sau đây nhé:
(nhấn vào từng câu để xem đáp án)
Her mother likes watching American football.
Vị ngữ trong câu là likes watching American football. likes: động từ thường watching American football: tân ngữ V-ing, trong đó watching là động từ dạng V-ing, American football là cụm danh từ tân ngữ của watchingThey thought that the rain has stopped.
Vị ngữ trong câu là thought that the rain has stopped. thought: động từ thường that the rain has stopped: that clause (mệnh đề that)All of my books are on this shelf.
Vị ngữ trong câu là are on this shelf. are: động từ to be on this shelf: cụm giới từEveryone should drink a lot of water.
Vị ngữ trong câu là should drink a lot of water. drink: động từ thường should: trợ động từ (động từ khiếm khuyết) a lot of water: cụm danh từ tân ngữ của động từ drinkThe brave firefighters tried to save the children.
Vị ngữ trong câu là tried to save the children. tried: động từ thường to save the children: tân ngữ To + Verb, trong đó to save là động từ dạng To + Verb, the children là cụm danh từ tân ngữ của động từ to save
3. Thông tin nền
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Thông tin nền
- Loại 1: Cụm giới từ
- Loại 2: Trạng từ
- Loại 3: V-ing và To + Verb
- Vị trí của thông tin nền trong câu
- Bài tập nhận biết thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Như bạn đã biết ở bài học trước, một câu chỉ cần có chủ ngữ (người hoặc vật thực hiện hành động) và vị ngữ (hành động) là đã hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa và ngữ pháp rồi. Tuy nhiên, để cho câu nói sống động hơn và cụ thể hơn, người nói cũng có thể thêm các thông tin phụ nữa, được gọi là các thông tin nền.
Các thông tin nền trong câu là những cụm từ bổ sung các thông tin liên quan đến hành động, chẳng hạn như như nơi chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra.
Chúng ta gọi nó là thông tin nền bởi vì nó chỉ "làm nền" cho hành động trong câu thôi chứ không cần thiết phải có để tạo nên một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: trong tiếng Việt thông tin nền là các từ được in đậm trong các câu sau:
-
Hôm qua tôi đi học.
-
"Tôi đi học" đã là một câu hoàn chỉnh, "hôm qua" chỉ là thông tin thêm về thời gian xảy ra sự việc "đi học" mà thôi.
-
-
Con mèo đang nằm ngủ trên giường.
-
"Con mèo đang nằm ngủ" đã là một câu hoàn chỉnh, "trên giường" chỉ là thông tin thêm về địa điểm xảy ra sự việc "đang nằm ngủ" mà thôi.
-
-
Vì anh ta mà tôi đến trường trễ.
-
"Tôi đến trường" đã là một câu hoàn chỉnh, "trễ" chỉ là thông tin thêm về tính chất của việc "đến trường", còn "vì anh ta" chỉ là thông tin thêm về lý do của việc "đến trường".
-
Câu tiếng Anh, giống như tiếng Việt, cũng có những thông tin nền như vậy. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại thông tin nền này bằng cách lắp ghép chúng vào một câu cụ thể nhé:
- She is eating the fruit. Cô ấy đang ăn trái cây.
Loại 1: Cụm giới từ
Giả sử bạn muốn nói rõ là cô gái này đang ăn trái cây ở trong hoàn cảnh nào (ở đâu, khi nào, vì sao, với ai, vân vân) thì bạn cần dùng một cụm giới từ.
💡 Cụm giới từ là cụm từ bắt đầu bằng một giới từ.
Theo sau giới từ có thể là một cụm danh từ hoặc một đại từ hoặc một động từ V-ing.
Ví dụ, nếu muốn nói rõ cô gái này đang ăn trái cây ở trong nhà bếp, chúng ta có thể dùng cụm giới từ in the kitchen.
- She is eating the fruit in the kitchen.
- hoặc: In the kitchen, she is eating the fruit.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, cụm giới từ khi làm thông tin nền thì có thể đứng sau vị ngữ hoặc trước chủ ngữ.
Học chi tiết hơn: Cách dùng giới từ trong tiếng Anh
Loại 2: Trạng từ
Giả sử bạn muốn miêu tả cách ăn trái cây (nhanh, chậm, một cách ngon lành, một cách khó chịu, vân vân) thì bạn cần dùng một trạng từ.
💡 Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho động từ và tính từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của động từ và tính từ.Ví dụ, nếu cảm thấy cô gái này ăn trái cây nhanh, chúng ta sẽ dùng trạng từ quickly để bổ nghĩa cho cụm động từ is eating:
- She is eating the fruit in the kitchen quickly.
- hoặc: She is eating the fruit quickly in the kitchen.
- hoặc: Quickly, she is eating the fruit in the kitchen.
- hoặc: She is quickly eating the fruit.
Qua các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rằng trạng từ khi đóng vai trò làm thông tin nền thì có thể đứng ở một số vị trí như sau:
- đứng sau vị ngữ (ngay sau vị ngữ hoặc cuối câu)
- đứng trước chủ ngữ
- đứng ngay trước động từ ngữ nghĩa và sau trợ động từ
Học chi tiết hơn: Các loại trạng từ: Phần 1 + Phần 2
Loại 3: V-ing và To + Verb
Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có 2 loại thông tin nền khác ít phổ biến hơn nhưng cũng khá quan trọng:
-
Dùng động từ To + Verb (to + động từ nguyên mẫu) để diễn tả mục đích của hành động: She is eating the fruit to lose weight. Cô ấy đang ăn trái cây để giảm cân.
-
Dùng động từ V-ing (động từ thêm đuôi -ing) để diễn tả một hành động khác xảy ra cùng lúc: She is eating the fruit standing up. Cô ấy đang ăn trái cây trong lúc đang đứng. = Cô ấy vừa đứng vừa ăn trái cây.
Học thêm về To + Verb với vai trò diễn tả mục đích của hành động. Học thêm về V-ing với vai trò diễn tả một hành động khác xảy ra cùng lúc.
Vị trí của thông tin nền trong câu
Như vậy, nhìn chung vị trí của thông tin nền là khá linh hoạt: cả 3 loại thông tin nền sẽ có thể đứng ở sau vị ngữ hoặc trước chủ ngữ. Từ đó, chúng ta rút ra được vị trí của thông tin nền trong câu cũng như công thức cấu trúc câu như sau:
Bài tập nhận biết thông tin nền
Dựa vào kiến thức về các thông tin nền bạn đã học được ở trên, bạn hãy thử nhận biết thông tin nền là những từ nào và thuộc những loại nào nhé:
(nhấn vào từng câu để xem đáp án)
Yesterday his sister watched a movie with her boyfriend at the cinema.
Thông tin nền 1 là yesterday, là trạng từ. Yesterday đang đứng trước chủ ngữ his sister và bổ nghĩa cho động từ watched. Thông tin nền 2 là with her boyfriend, là cụm giới từ. With her boyfriend đang đứng sau vị ngữ watched a movie và bổ nghĩa cho động từ watched. Thông tin nền 3 là at the cinema, là cụm giới từ. At the cinema đang đứng sau vị ngữ watched a movie và bổ nghĩa cho động từ watched.She has already left to catch the last train.
Thông tin nền 1 là already, là trạng từ. Already đang đứng ngay trước và bổ nghĩa cho động từ has left. Thông tin nền 2 là to catch the last train, là To + Verb. To catch the last train đang đứng sau vị ngữ has left và bổ nghĩa cho động từ has left.The girl is just quietly standing there doing nothing.
Thông tin nền 1 là just, là trạng từ. Just đang đứng ngay trước và bổ nghĩa cho động từ is standing. Thông tin nền 2 là quietly, là trạng từ. Quietly đang đứng ngay trước và bổ nghĩa cho động từ is standing. Thông tin nền 3 là there, là trạng từ. There đang đứng sau vị ngữ is standing và bổ nghĩa cho động từ is standing. Thông tin nền 4 là doing nothing, là V-ing. Doing nothing đang đứng sau vị ngữ is standing và bổ nghĩa cho động từ is standing.I sometimes play video games for hours.
Thông tin nền 1 là sometimes, là trạng từ. Sometimes đang đứng ngay trước và bổ nghĩa cho động từ play. Thông tin nền 2 là for hours, là cụm giới từ. For hours đang đứng sau vị ngữ play video games và bổ nghĩa cho động từ play.The cat that is sleeping on my bed looks very funny.
Thông tin nền là very, là trạng từ. Very đang đứng ngay trước tính từ mà nó bổ nghĩa, tính từ funny. On my bed mặc dù là cụm giới từ, nhưng nó nằm trong mệnh đề quan hệ that is sleeping on my bed, là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ the cat, thuộc chủ ngữ, vì vậy nó không được xem là thông tin nền của câu này, mà chỉ là thông tin nền của mệnh đề quan hệ mà thôi.
4. Nối 2 câu thành 1 câu
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Ở trên chúng ta đã hiểu được các hình thành nên 1 câu hoàn chỉnh rồi. Vậy bây giờ nếu chúng ta muốn ghép 2 câu lại thì phải làm sao? Ghép 2 câu lại với nhau chính là nhiệm vụ của liên từ.
💡 Liên từ là những từ có chức năng liên kết 2 câu lại với nhau thành 1 câu.Ví dụ 1:
- Câu 1: My beautiful friend likes fruit very much.
- Câu 2: Her younger brother, who is studying in Japan, hates fruit.
- Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: My beautiful friend likes fruit very much, but her younger brother, who is studying in Japan, hates fruit.
Ví dụ 2:
- Câu 1: Her mother had to stay up late to finish her work.
- Câu 2: She was really sleepy.
- Ghép 2 câu lại theo ý nghĩa: Her mother had to stay up late to finish her work although she was really sleepy.
Học chi tiết hơn: Liên từ kết hợp + Liên từ tương quan + Liên từ phụ thuộc
Như vậy chúng ta có công thức tổng quát để ghép 2 câu lại như sau:
5. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Mục lục:
- Cấu trúc của chủ ngữ
- Cấu trúc của vị ngữ
- Thông tin nền
- Nối 2 câu thành 1 câu
- Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Chúc mừng bạn đã đi đến hết bài học này! Lượng kiến thức bạn phải hấp thu trong bài học này khá là nhiều phải không nào. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau đi một vòng để tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh và ôn lại một chút nhé!
Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiết:
trong đó, Chủ Ngữ và Vị Ngữ có công thức như sau:
📌 Lưu ý lại lần nữa:
-
Công thức được viết ra để giúp bạn tổng hợp được toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh ở mức cơ bản, hiểu rõ các các thành phần của câu và từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu, và đồng thời để bạn tham khảo lại sau này khi cần thiết.
-
Sau khi học xong, quan trọng là bạn hiểu được cấu trúc câu tiếng Anh chứ bạn không cần phải ghi nhớ ngay lập tức đâu. Qua thời gian làm bài tập và sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ tự động nhớ thôi!
Khái niệm các từ loại:
-
Danh từ là những từ chỉ người hoặc vật nào đó.
-
Đại từ là từ đại diện cho một cụm danh từ đã nhắc đến trước đó.
-
Động từ là những từ chỉ hành động.
-
Từ hạn định là những từ để giới hạn và xác định danh từ.
-
Tính từ là những từ để miêu tả các tính chất của danh từ.
-
Trạng từ là những từ bổ nghĩa cho tính từ và động từ, để miêu tả mức độ và trạng thái của tính từ và động từ.
-
Giới từ là những từ chỉ ra mối quan hệ về không gian, thời gian,... của các thành phần trong câu với một cụm danh từ, đại từ, V-ing
-
Liên từ là những từ liên kết 2 câu lại với nhau.
Đến đây thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng là bạn hiểu rõ các từ loại trong câu có mối quan hệ với nhau ra sao và câu trúc câu là như thế nào. Vậy thì bây giờ chúng ta sẽ đến bước 3: bắt đầu tìm hiểu chi tiết về từng thành phần trong cấu trúc câu nhé!
Học về từng thành phần trong câu
Tạo ngay một tài khoản học thử miễn phí để luyện thi TOEIC cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày:
Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈Từ khóa » Bản Chất Tiếng Anh Là Gì
-
Bản Chất - Từ điển Tiếng Anh - Glosbe
-
Bản Chất In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
BẢN CHẤT - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
"Bản Chất" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
VỀ BẢN CHẤT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
"bản Chất" Là Gì? Nghĩa Của Từ Bản Chất Trong Tiếng Anh. Từ điển Việt ...
-
Nghĩa Của Từ : Bản Chất | Vietnamese Translation
-
"về Bản Chất" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Bản Chất Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Bản Chất Tiếng Anh Là Gì
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'bản Chất' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Bản Chất Con Người Tiếng Anh Là Gì
-
Ý Thức Là Gì? Nguồn Gốc Và Bản Chất Của ý Thức? Lấy Ví Dụ?
-
Vấn đề Bản Chất Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky