Tổng Hợp Những Dạng Bài Tập Hay, Khó Về HNO3 Và Muối Nitrat
Có thể bạn quan tâm
TỔNG HỢP NHỮNG DẠNG BÀI TẬP HAY, KHÓ VỀ HNO3 VÀ MUỐI NITRAT
1. XÁC ĐỊNH KIM LOẠI VÀ LƯỢNG KIM LOẠI PHẢN ỨNG
Câu 1. Hoà tan hết 12 gam một kim loại chưa rõ hoá trị trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lit (đktc) một khí duy nhất có đặc tính không mầu, không mùi, không cháy. Kim loại đó dựng là:
A.Cu B.Pb C.Ni D.Mg
Câu 2. Hoà tan 32g kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 8,96lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 17. Kim loại M là:
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dd HNO3 được 5,6 lit (đktc)hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2.Kim loại đó cho là:
A.Fe B.Zn C.Al D.Cu
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn a gam Cu trong dd HNO3 loãng thì thu được 1,12 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc), có tỉ khối hơi đối với hiđro là 16,6.Giá trị của a là:
A.2,38 B.2,08 C.3,9 D.4,16
Câu 5. Nung m(g) bột sắt trong oxi, thu được 3g hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dd HNO3 dư, thoát ra 0,56lit (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất). Giá trị của m là:
A.2,22 B.2,26 C.2,52 D.2,32
Câu 6. Cho m(g) Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu?
A.2,7 B.16,8 C.3,51 D.35,1
Câu 7. Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào HNO3 đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lit NO2 (ở 0°C, 2at). Cũng a g hỗn hợp X nói trên khi hoà tan trong HNO3 loãng dư, thì thu được 0,168 lit NO (ở 0°C, 4at). Khối lượng hai kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu?
A. 4,05g và 4,8g B. 5,4g và 3,6g C. 0,54g và 0,36g D. kết quả khác.
Câu 8. Hòa tan hòa toàn 10,44 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,496 lít khí NO duy nhất bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính % khối lượng của Al trong hỗn hợp X.
A. 51,72%. B. 38,79% C. 25,86% D. đáp án khác.
Câu 9. Hoà tan vừa hết hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng) thì thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và có khí NO bay ra. Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp X.
A. 6,4 gam B. 12,8 gam C. 19,2 gam D. đáp án khác.
Câu 10. Nung x gam Fe trong không khí ,thu được 104,8gam hỗn hợp rắn A gồm: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan A trong dd HNO3 dư thu được dd B và 12,096 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối đối với He là 10,167. Khối lượng x là bao nhiêu gam?
A.74,8g B. 87,4g C.47,8g D.78,4g
Câu 11. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08g hỗn hợp A gồm 4 chất rắn , đó là Fe và 3 oxit của nó .Hoà tan hết lượng hỗn hợp A trên bằng dd HNO3 loãng thu được 972 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của X là bao nhiêu?
A. 0,15 B. 0,21 C.0,24 D.0,22
Câu 12. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lit dd A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không phản ứng với dd HCl) và dd C (hoàn toàn không có mầu xanh của Cu2+). Khối lượng chất rắn B và %Al trong hỗn hợp X là như thế nào?
A.23,6g ;%Al=32,53 B.24,8g ;%Al=31,18 C.25,7g ;%Al=33,14% D.24,6g ;%Al=32,18%
Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 1,96 lít N2O duy nhất (đktc) và không tạo ra NH4NO3. Kim loại R là
A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Ca.
2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VƠI AXIT, KIM LOẠI DƯ
Câu 14. Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại.
a) Khối lượng muối trong B là
A. 65,34g. B. 48,60g. C. 54,92g. D. 38,50g.
b) Giá trị của a là:
A. 3,2. B. 1,6. C. 2,4. D. 1,2.
Câu 15. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2.
Câu 16. Cho a gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 30% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,69 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,75a gam chất rắn A, dung dịch B và 6,048 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO2 và NO.
a) Khối lượng muối trong dung dịch B là
A. 50,82g. B. 37,80g. C. 40,04g. D. 62,50g.
b) Giá trị của a là:
A. 47,04. B. 39,20. C. 30,28. D. 42,03.
...
Trên đây là phần trích dẫnTổng hợp những dạng bài tập hay, khó về HNO3 và muối Nitrat, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Từ khóa » Bài Tập Nâng Cao Về Hno3 Lớp 11
-
20 Bài Tập Vận Dụng Cao Về Axit Nitric - Muối Nitrat Có Lời Giải (phần 1)
-
Cách Giải Các Dạng Bài Tập Về Axit Nitric (HNO3) Hay, Chi Tiết
-
Bài Tập Về Axit Nitric (HNO3) - Hóa Học 11- Thầy Phạm Thanh Tùng
-
Bài Tập Chuyên đề Axit Nitric - Ôn Tập Hóa Học Lớp 11
-
Bài Tập Về Hno3 Và Muối Nitrat Hay Và Khó - 123doc
-
Nâng Cao Kỹ Năng Giải Bài Tập Của Kim Loại Với Axit HNO3 Dành Cho ...
-
Bài Tập Có đáp án Về Kim Loại Tác Dụng Với Hno3 Môn Hóa Học Lớp 11
-
Giải Bài Tập Hóa Học 11 - Bài 12: Axit Nitric Và Muối Nitrat (Nâng Cao)
-
SKKN Nâng Cao Kỹ Năng Giải Bài Tập Của Kim Loại Với Axit Hno3 Dành ...
-
Bài Toán Chuyên đề HNO3 Môn Hóa Học Lớp 11
-
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Về Axit Nitric - Hóa Học Lớp 11 - Baitap123
-
Một Số Dạng Bài Tập Thường Gặp Về HNO3
-
Bài Tap Hóa Nâng Cao HNO3 - Hóa Học 11 - Nguen Hoang Duy