- Tổng Hợp Thông Tin Về Hoài Sơn [CHI TIẾT] - MPseno
Có thể bạn quan tâm
Hoài sơn từ lâu là một loại dược liệu cực kỳ hữu ích trong đông y và được nhiều người biết đến. Hoài sơn không chỉ tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể mà còn được giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm béo hiệu quả và nhiều công dụng khác.
Nội dung bài
- 1. Hoài sơn là gì? Thông tin chung về dược liệu Hoài sơn
- 2. Thành phần hoạt chất trong Hoài sơn
- 3. Hoài sơn có tác dụng gì?
- 3.1. Giúp bồi bổ tỳ vị
- 3.2. Quy kinh thận – bổ thận
- 3.3. Quy kinh phế – bổ phổi
- 3.4. Dùng cho người mắc số bệnh đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy dai dẳng không khỏi, tiêu chảy do viêm đại tràng
- 3.5. Sinh tân dịch, cân bằng lại âm dương cho cơ thể
- 3.6. Điều hòa đường huyết
- 3.7. Công dụng hỗ trợ cải thiện chuyển hóa, giảm béo của Hoài sơn
- 3.7.1. Men maltase
- 3.7.2. Hoạt chất 7-keto DHEA
- 3.7.3.Tinh bột đối kháng
- 3.7.4. Lên men giúp chuyển hóa Dioscin -> Diosgenin
- 4. Cách sử dụng Hoài sơn
- 4.1. Chè củ mài
- 4.2. Cháo củ mài
- 4.3. Củ mài hầm xương
- 4.4. Canh Hoài sơn sườn lợn
- 5. Một số bài thuốc đông y có Hoài sơn
- 6. Sản phẩm chứa Hoài sơn
1. Hoài sơn là gì? Thông tin chung về dược liệu Hoài sơn
Tên gọi khác: Củ mài, sơn dược, thư dự (Bản Kinh), mán địn (Thái), mằn chèn (Tày), gờ lờn (K’dong), hìa dòi (Dao).
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk
Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae).
Hoài sơn là một dây leo có 1–2 rễ củ mập, hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài chừng 30–50cm (có thể đến 1m), ăn sâu xuống đất.
Phân bố:
- Cây mọc chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á, ở trung quốc có nhiều ở Hà nam, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây.
- Cái tên “sơn dược” ý chỉ đây là một loại dược liệu quý miền sơn cước (miền núi). Cây mọc hoang ở rừng núi ở độ cao khoảng 100-600m, ở nước ta có nhiều nhất ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- Ở các tỉnh đồng bằng loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Bộ phận dùng: Rễ củ (Tuber Dioscoreae persimilis).
Rễ củ phình to có nhiều hình dạng, thường có hình trụ, thẳng hay cong, dài từ 5cm trở lên.
Người ta thường sử dụng thân rễ củ mài để làm thuốc và gọi với tên là Hoài sơn. Bộ phận này được thu hoạch vào mùa đông và đầu xuân, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm củ mài có chất lượng tốt nhất.
Hoài sơn tốt phải có màu trắng bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, không xốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu nhọt. Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
Sau khi thu hoạch, rửa sạch bùn đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày (lưu ý: củ mài đào về phải chế biến luôn trong khoảng 2-3 ngày để không làm giảm chất lượng của dược liệu).
2. Thành phần hoạt chất trong Hoài sơn
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản trong Hoài sơn có chứa: glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0-2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin: arginin, cholin… và men maltase. Trong chất nhầy có chứa acid phytic.
Thành phần quan trọng:
- Trong củ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng mà số lượng. Ngoài ra còn có d-abscinin và dopamin.
- Trong thời gian gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy trong Hoài sơn chứa chất saponin có nhân sterol.
- Đặc biệt, trong Hoài sơn chứa hoạt chất 7-keto DHEA. Đây là một dẫn xuất khác của DHEA – một loại hormone được hình thành trong cơ thể, có công dụng giảm béo.
3. Hoài sơn có tác dụng gì?
Hàng trăm năm trước:
- Hoài sơn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng trong kháng chiến.
- Nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch.
- Thời kỳ đói kém, Hoài sơn là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói.
Theo Đông y:
- Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận.
- Từ đó giúp bổ tỳ vị, phế và thận.
- Hoài sơn được biết đến như một vị thuốc cổ truyền tốt cho tiêu hóa, tăng cường sinh lý, điều hòa cơ thể,…
Ngày nay: Nhận thức được những lợi ích được tin dùng từ xa xưa, các nghiên cứu khoa học hiện đại đã được tiến hành, giúp chứng minh và mở ra nhiều hướng sử dụng hiệu quả Hoài sơn trong thời đại mới.
3.1. Giúp bồi bổ tỳ vị
Hoài sơn tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho người đang bị yếu, suy nhược cơ thể.
Hoài sơn (củ mài) đã và đang là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Canh xương nấu củ mài đặc biệt tốt cho người gầy yếu, người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể.
Ngoài ra người bình thường nếu có điều kiện dùng củ mài sẽ mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
3.2. Quy kinh thận – bổ thận
Hoài sơn có vị ngọt, tính bình và quy vào thận, có tác dụng bổ thận dùng cho người thận yếu, tiểu nhiều. Có thể nấu củ mài với xương hoặc nấu canh, nấu cháo với thịt sẽ tạo nên những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, cải thiện tình trạng thận suy, đi tiểu liên tục
3.3. Quy kinh phế – bổ phổi
Các chuyên gia đã nghiên cứu phân tích Hoài sơn còn có tác dụng lớn trong việc giảm ho, hỗ trợ các chứng ho hen. Hoài sơn được dùng trong nhiều bài thuốc đông y dành cho người thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi.
3.4. Dùng cho người mắc số bệnh đường ruột như kiết lỵ, tiêu chảy dai dẳng không khỏi, tiêu chảy do viêm đại tràng
3.5. Sinh tân dịch, cân bằng lại âm dương cho cơ thể
Hoài sơn giúp hỗ trợ các vấn đề sinh lý ở nam giới như chứng di tinh, mộng tinh và hoạt tinh. Giúp bổ thận, sinh tinh, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
3.6. Điều hòa đường huyết
Hoài sơn giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc cho kết quả: Bột thô và dịch chiết nước Hoài sơn có tác dụng tăng cường sản sinh yếu tố GLP-1 (hormon có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin).
Ngoài ra còn giúp phục hồi và cải thiện chức năng của tế bào beta tuyến tụy.
Nhờ những tác dụng hữu ích này mà Hoài sơn có khả năng làm giảm chỉ số HbA1c, đồng thời giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường nhờ ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững.
3.7. Công dụng hỗ trợ cải thiện chuyển hóa, giảm béo của Hoài sơn
3.7.1. Men maltase
Trong Hoài sơn có chứa men maltase, men này có công dụng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, nhờ đó ngăn ngừa tích tụ lượng mỡ thừa, giúp giảm béo, giảm béo và phòng chống béo phì rất hiệu quả.
3.7.2. Hoạt chất 7-keto DHEA
Củ Hoài sơn còn chứa hoạt chất 7-keto DHEA, đây được biết là một dẫn xuất khác của DHEA – một loại hoocmon được hình thành bên trong cơ thể, có công dụng giảm béo.
Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng mạnh hơn cả DHEA trong việc kích thích men gan hoạt động, giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng từ các tế bào mỡ, hỗ trợ giảm béo.
Mặt khác, hoạt chất 7-keto DHEA còn làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng sinh năng lượng, giúp giảm béo nhanh hơn và hiệu quả hơn mà không gây ra các phản ứng phụ.
3.7.3.Tinh bột đối kháng
Tinh bột gồm có 3 loại tinh bột tiêu hóa nhanh (tiêu hóa tinh bột sau 20 phút), tinh bột tiêu hóa chậm (sau 20-120 phút) và tinh bột kháng (không tiêu hóa). Trong Hoài sơn, tỉ lệ tinh bột kháng là cao nhất, chiếm trung bình 83.2%.
TInh bột đối kháng hông bị tiêu hóa bởi nước bọt, khó tiêu hóa. Khi ăn vào tạo cảm giác no trong khi có lượng calo thấp. Do đó giúp giảm thèm ăn tinh bột thông thường, hạn chế được lượng calo nạp vào cơ thể.
Tinh bột đối kháng làm chậm quá trình tiêu hóa các chất đường và tinh bột, giúp bạn quản lý cân nặng tốt hơn.
3.7.4. Lên men giúp chuyển hóa Dioscin -> Diosgenin
Hoạt chất Diosgenin trong Hoài sơn sau khi lên men giúp tăng tác dụng của hormone chuyển hóa. Cơ thể sẽ tăng cường chuyển hóa carbohydrate và chất béo, giúp giảm tích tụ chất béo và mỡ. Từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
4. Cách sử dụng Hoài sơn
Hoài sơn (củ mài) là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ngon miệng, bạn có thể nấu củ mài với xương hoặc nấu canh, nấu cháo với thịt sẽ tạo nên những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng.
Hoài sơn được chế biến thành các món ăn như chè củ mài, cháo củ mài, củ mài hầm xương,…
4.1. Chè củ mài
Nguyên liệu: Củ mài tươi, mật ong hoặc đường trắng, nước sạch
Cách làm:
- Củ mài tươi cắt nhỏ cho vào nồi, đổ nước ngập
- Đun nhừ, sau đó dùng muỗng đánh tan củ mài đến khi bột nhuyễn mịn
- Cho thêm mật ong hoặc đường rồi tắt bếp là xong.
4.2. Cháo củ mài
Cháo củ mài dùng cho người tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn. Trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón…
Nguyên liệu: 200g Hoài sơn (củ mài) Gạo nếp và gạo tẻ tỉ lệ 1:3 Gia vị, hành lá. Nước sạch.
Cách làm:
- Củ mài gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho gạo vào nồi ngâm đổ thêm nước
- Cho củ mài vào nồi đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp đến khi chín nhừ
- Khuấy đều nồi cháo, khi đạt độ sánh nhất định nêm gia vị và rắc hành lá lên rồi tắt bếp
4.3. Củ mài hầm xương
Món củ mài hầm xương vừa quen thuộc lại gần gũi và nhiều dinh dưỡng cho cả gia đình. Cách nấu cũng không có gì khác so với khoai sọ hay khoai tây.
Nguyên liệu: Củ mài 200g Xương sườn lợn 500g Gia vị muối, hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi, hành lá.
Cách làm:
- Củ mài gọt vỏ, khắc khúc vừa ăn.
- Xương sườn chặt miếng vừa ăn, ướp muối, hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi 15 phút.
- Cho xương vào nồi xào qua cho săn lại.
- Đổ nước ngập sườn đun đến khi sườn chín mềm.
- Đổ củ mài vào nồi, sau đó nêm gia vị vừa đủ
- Đun đến khi nguyên liệu chín đều, rắc hành lá lên trên rồi tắt bếp
4.4. Canh Hoài sơn sườn lợn
Nguyên liệu: Hoài sơn 300g, xương sườn lợn 300g 1, nửa bắp ngô ngọt 1 củ gừng 1 chút hành hoa.
Cách làm: Xương sườn rửa sạch, gừng thái sợi, miếng mỏng cho vào nồi nước ninh khoảng 15 phút.
Sơn dược rửa sạch gọt vỏ, ướp nhanh muối gia vị và chút gừng cho ngấm rồi cho vào nồi nước dùng ninh tiếp khoảng 20 phút nêm gia vị, cho chút hành lá cho thơm.
5. Một số bài thuốc đông y có Hoài sơn
Liều dùng Hoài sơn: ngày uống 10 – 20g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.
Tuy nhiên thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
5.1. Tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư
Sâm Linh Bạch truật tán: Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Hoài sơn, Chích Cam thảo, mỗi thứ 80g, sao Biển đậu 60g, Liên nhục, Ý dĩ nhân, Cát cánh, Sa nhân mỗi dược liệu 40g, Trần bì 30g, tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8 – 12g (trẻ em bớt lượng), với nước sôi nguội, hoặc làm thuốc thang sắc uống.
5.2. Viêm phế quản mạn tính
Nhất vị thự dự ẩm: Hoài sơn sống lượng từ 100 đến 200g tùy lớn bé sắc uống trong ngày như nước uống.
5.3. Tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, trần bì 5g, phục linh 6g sắc với 700ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
5.4. Thận âm hư, di mộng tinh, sợ lạnh
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, khiếm thực (củ súng) 10g, sơn thù du 6g sắc với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
5.5. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 12, thạch hộc 12g sắc với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
6. Sản phẩm chứa Hoài sơn
Hoài sơn là vị thuốc được sử dụng từ hơn 2000 năm trước với nhiều bài thuốc Đông Y độc đáo.
Tuy nhiên nhược điểm là:
- Việc sử dụng Hoài sơn cùng các loại dược liệu này tại nhà hàng ngày sẽ mất nhiều thời gian.
- Đồng thời khó khăn trong việc đun sắc và mùi vị thường khó uống.
Hiểu được điều đó:
- Các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hiện đại để bào chế thành những sản phẩm thảo dược kết hợp các loại dược liệu khác nhau.
- Đồng thời chiết xuất chọn lọc các hoạt chất có trong dược liệu.
- Từ đó tạo nên sản phẩm chất lượng, dễ sử dụng và có đầy đủ công dụng của dược liệu.
Với đam mê ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả và tận dụng nguồn dược liệu Việt, Thạc sĩ Bá Thị Châm thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã lựa chọn Hoài sơn làm mắt xích quan trọng trong viên detox giảm béo công nghệ cao MPseno.
Trong MPseno, Hoài sơn đóng vai trò cung cấp tinh bột đối kháng giúp người dùng giảm cảm giác thèm ăn cơm, tinh bột thông thường – nguồn cung cấp năng lượng tích trữ lớn thường được chuyển hóa thành mỡ nội tạng, mỡ béo bụng béo đùi.
Bên cạnh 7-keto DHEA có sẵn trong Hoài sơn, công nghệ lên men của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam giúp chuyển hóa hoạt chất Dioscin trong dược liệu này thành Diosgenin – làm nâng cao hơn nữa chức năng chuyển hóa chung của cơ thể. Giúp cải thiện chu trình chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa mỡ vốn thường gặp ở người thừa cân.
MPseno cũng là kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ tạo ra Phức hợp 03 Nano thảo dược: Nano Lá sen, Nano Sơn tra, Nano Curcumin. Khác biệt với những sản phẩm giảm béo khác trên thị trường, MPseno giúp giảm mỡ, tăng cơ chứ không phải là giảm nước, giảm cân nhanh.
Nhờ kết hợp cơ chế giảm béo đa đích tác động trực tiếp vào các mô mỡ và gia tăng trao đổi chất để đốt mỡ. Từ đó giúp cơ thể giảm mỡ, tăng cơ và đặc biệt là thải độc, chống oxy hóa tế bào từ những độc tố bị giải phóng ra từ tế bào mỡ thừa.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về viên detox giảm béo công nghệ cao MPseno, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.2004 để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn.
Xem thêm: Hoài sơn có tác dụng gì?
0/5 (0 Reviews) 0/5 (0 Reviews)Từ khóa » đặc điểm Của Tinh Bột Hoài Sơn
-
HOÀI SƠN - Dược Phẩm OPC
-
Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hải Dương
-
Hoài Sơn - Hello Bacsi
-
Tìm Hiểu Về Vị Thuốc Hoài Sơn - Vinmec
-
Hoài Sơn - Mediplantex
-
Hoài Sơn - Đặc điểm Thực Vật, Bộ Phận Dùng, Công Dụng, Thành Phần
-
Hoài Sơn Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Vị Thuốc Hoài Sơn - Đại Học Dược Hà Nội
-
HOÀI SƠN
-
TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN - Tài Liệu Text - 123doc
-
TỔNG QUAN DƯỢC LIỆU HOÀI SƠN - 123doc
-
Hoài Sơn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Hoài Sơn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hoài Sơn Làm Mát, Bồi Bổ Cơ Thể Sau Mắc COVID-19