Tổng Ôn Kiến Thức Vật Lí Lớp 7 | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install Vật lí 7Tổng Ôn Kiến Thức Vật Lí Lớp 7
  • Thread starter Tên để làm gì
  • Ngày gửi 25 Tháng tám 2021
  • Replies 2
  • Views 14,835
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • VẬT LÍ
  • TÀI LIỆU VẬT LÍ
  • Kiến thức Vật lí cơ bản
  • Kiến thức cơ bản Vật lí 7
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên 13 Tháng bảy 2017 3,419 3 4,467 644 21 Bình Định THPT Chuyên Lê Quý Đôn [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG ÔN LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP LỚP 7 ​ À nhon cả nhà iu nha, hôm nay mình sẽ dành topic này cho phần tổng hợp tất cả kiến thức của Vật Lí năm lớp 7. Mục đích: Vật lí là một môn học xuyên suốt trong những năm cấp 2,cấp 3 vì vậy việc nắm vững lí thuyết + bài tập cơ bản của năm lớp 7 sẽ giúp các bạn có một nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo... Nội dung: - Tổng hợp lý thuyết và công thức cơ bản của vật lí lớp 7 - Các dạng bài tập ôn luyện cho từng chương - Bài giải chi tiết cho kì trước - Bổ sung những dạng nâng cao nhằm ôn thi HSG cấp trường và chuẩn bị cho các cấp bậc cao hơn. Vậy thì còn chần chờ gì mà không cùng mình lướt qua nhanh những lý thuyết "buộc phải nhớ" của Vật Lí 7 nàoooo ;);) *Bài tập của từng chương sẽ được update ngay dưới topic này và tụi mình cũng sẽ cung cấp đáp án chi tiết nên các bạn nhớ thử sức nha* I/ CHƯƠNG 1: QUANG HỌC 1. Nhận biết ánh sáng - nguồn sáng và vật sáng: + Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta + Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta + Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. VD: nguồn sáng: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, vật sáng: tờ giấy, con người 2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng + Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng + Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng + Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. + Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng một phần của nguồn sáng truyền tới + Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. + Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. 3. Gương cầu lồi + Là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. + Hình ảnh phản chiếu luôn nhỏ hơn vật. + Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước + Thường được dùng làm Gương chiếu hậu ở Ô tô, xe máy …để quan sát các vật ở phía sau. hocmai12.png 4. Định luật phản xạ ánh sáng + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. hocmai13.jpg + Trong đó: i là góc tới i’ là góc phản xạ => i = i' NN’ là đường pháp tuyến SI là tia tới IR là tia phản xạ 5. Ánh của một vật tạo bởi gương phẳng + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. hocmai14.png 6. Gương cầu lõm + Gương cầu lõm là gương có bề mặt là mặt trong của một phần hình cầu và có mặt lõm. + Ảnh ảo của gương cầu lõm luôn lớn hơn vật. + Được dùng để làm các pha đèn, kính thiên văn,... cach-ve-anh-1-diem-qua-guong-cau-lom.jpg II/ CHƯƠNG 2: ÂM HỌC 1. Nguồn âm: là những vật dao động phát ra âm. Ví dụ: loa, tiếng nói, tiếng gõ trống, … 2. Độ cao của âm + Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). + Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. + Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. 3. Phản xạ âm - Tiếng vang + Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. + Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 4. Độ to của âm: + Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. + Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB) 5. Chống ô nhiễm tiếng ồn: + Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. + Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm. 6.Môi trường truyền âm + Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí, nhưng không thê truyền qua môi trường chân không. + Càng xa nguồn âm thì âm ghe càng nhỏ và ngược lại + Vận tốc truyền âm trong: không khí < lỏng < rắn ( To be continued...) Mọi thắc mắc và bài tập các bạn hỏi ngay dưới này nhé, tụi mình sẽ hỗ trợ ngay khi có thể nè :Rabbit27 Last edited: 25 Tháng tám 2021
  • Like
  • Love
Reactions: Linh Lammm, Phạm Lưu Anh Nhân, Blink09 and 11 others Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên 13 Tháng bảy 2017 3,419 3 4,467 644 21 Bình Định THPT Chuyên Lê Quý Đôn Welcome back to my channel ^^ Lại là mình đây, mình sẽ tiếp tục tổng hợp kiến thức cần nhớ chương trình Vật Lí lớp 7 cho cả nhà nhé :meomun8 III/ CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC 1. Sự nhiễm điện do cọ xát + Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý. + Quá trình vật trung hòa về điện trở thành điện tích khi tích điện + Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. + Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. 2. Hai loại điện tích + Điện tích: một tính chất của các hạt nguyên tử (*), xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ. + Trong điều kiện bình thường mọi vật trung hòa về điện có tổng điện bằng không. Khi một vật cho hay nhận điện tử âm vật sẽ trở thành điện tích dương hay âm. Khi một vật nhận electron sẽ trở thành có điện tích âm. Khi một vật cho electron sẽ trở thành có điện tích dương. + Vật + e = điện tích âm. Vật – e = điện tích dương + Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện khác loại thì hút nhau. (*) Cấu tạo sơ lược của nguyên tử:
  • Ở tâm của mỗi nguyên tử có một hạt nhân (+).
  • Xung quanh hạt nhân có các e (-) chuyển động xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
  • Tổng số điện tích âm của các e có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
  • e có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
3. Nguồn điện - Dòng điện
  • Nguồn điện một chiều là nguồn điện phát ra dòng điện một chiều, dòng điện này có chiều xác định, độ lớn có thể vẫn biến thiên nhưng trị số của nó luôn nằm giới hạn trong 1 phía của trục thời gian Ox, nghĩa là hoặc luôn dương (+), hoặc luôn âm (-) và không đi qua giá trị “0”. Các nguồn cấp một chiều có thể là: các loại Pin, Ắc Quy
4. Chất dẫn điện và chất cách điện + Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất. + Chất cách điện là các chất dẫn điện kém, có điện trở suất rất lớn (khoảng 106 – 1015 Ωm). Các vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiếp xúc của dòng điện với người hoặc với các dòng điện khác. + Nhiều chất cách điện là các chất điện môi, tuy nhiên cũng có những môi trường cách điện không phải là chất điện môi (như chân không). + Các loại vật liệu cách điện gồm có: cách điện rắn (ví dụ: gỗ, nhựa, vỏ bọc dây diện) + Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. 5. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện + Dòng điện từ cực dương, qua các thiết bị điện về cực âm gọi là chiều dòng điện mạch điện.png Trong một mạch điện sẽ có: + Cường độ dòng điện: là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là I, đơn vị ampe (A) + Hiệu điện thế: sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của 1 nguồn, hoặc giữa hai đầu phần tử điện. Kí hiệu U, đơn vị vôn (V) + Khóa K: Kí hiệu K, K có thể mở hoặc đóng nhằm cho phép/ngăn chặn dòng điện chạy qua. + Nguồn điện: nơi cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động + Các phần tử khác: bóng đèn, chuông điện,... trong bài toán thường quy về điện trở/biến trở để thuận tiện trong việc giải (chương trình lớp 9 sẽ học kĩ hơn) + Ampe kế: đo chỉ số cường độ dòng điện chạy qua nó (thường được quy ước có điện trở xấp xỉ bằng không) + Vôn kế: đo chỉ số điện áp giữa hai đầu mạch nó được đặt vào (thường được quy ước có điện trở rất lớn) + Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Có hai dạng mạch điện thường gặp: 1. Mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp nhau: hocmai16.jpg Các công thức liên quan: Trong mạch nối tiếp, các giá trị cường độ dòng điện là bằng nhau: [tex]I = I_{1} = I_{2}[/tex] và hiệu điện thế của mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi điện trở: [tex]U = U_{1} + U_{2}[/tex] 2. Mạch điện gồm các điện trở mắc song song nhau: hocmai17.jpg Các công thức liên quan: Trong mạch song song, hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nói chung [tex]U = U_{1}= U_{2}[/tex] còn cường độ mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ [tex]I = I_{1} = I_{2}[/tex] 6. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện + Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. + Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. + Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dân "nóng" và dây "nguội". Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm đối với cơ thể người. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. + Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 7. Một số đặc trưng của dòng điện: + Tác dụng phát sáng: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. + Tác dụng nhiệt: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. + Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm. + Tác dụng hóa học: vì khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. + Tác dụng sinh học: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật. Ta daaa, vậy là mình đã tổng hợp xong hết các kiến thức cơ bản của chương trình Vật Lí lớp 7 rồi đóoooooo. Bài tập sẽ được mình update liên tục sau nha ^^ Mọi thắc mắc về câu hỏi và bài tập liên quan mọi người cứ thoải mái trao đổi ngay dưới đây ạ. Cảm ơn mn rất nhiều :p:p ------------------------------------​ Về các tác dụng của dòng điện đã có những ứng dụng và thí nghiệm rất hay, nếu các bạn cảm thấy quá nhàm chán khi học Lí, vậy hãy click the button " theo dõi chủ đề " và chuẩn bị cho những màn comeback tiếp theo của mình nhaaaa ^^
  • Like
  • Love
Reactions: dương đang học bài, Linh Lammm, Phạm Lưu Anh Nhân and 10 others Tue··

Tue··

Học sinh mới
Thành viên 12 Tháng năm 2022 1 1 6 15 Hà Nội rất cảm bn vì bài vt này. thực sự chi tiết. TỐT
  • Love
Reactions: Tên để làm gì You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • VẬT LÍ
  • TÀI LIỆU VẬT LÍ
  • Kiến thức Vật lí cơ bản
  • Kiến thức cơ bản Vật lí 7
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Vật Lý Lớp 7