TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Việt Nam học >
TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 128 trang )

1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng đểchỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian cóhoặc không có khúc điệu.2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phầnlời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễnxướng và khung cảnh ca hát.3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi,lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững vềphong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân canào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao.14 Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ haitheo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn KhắcPhi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11].Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theonhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thểthưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho[37, tr. 79].Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” làmột loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xâydựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhấtđịnh, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết cácloại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có,tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tìnhbằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v…những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của nhữngtiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60,tr. 30-31].Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độclập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểuca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba.1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tìnhNguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinhthần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộđời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cảhai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13].15 Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong cadao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, cadao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu,các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41].Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính củaca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu củatâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phongphú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thểhiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọibiểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướmhỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau,giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sựthất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31].Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịchsử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca ViệtNam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngàyxưa [31, tr. 314].Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếuca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền,qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ.1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọnvẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tìnhcảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82].16 Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “tỏ tình” là“bộc lộ, giãi bày cho người khác biết rõ” (về tình yêu của mình) [61, tr.1001]. Ca dao tỏ tình (lời tỏ tình trong ca dao) là những lời ca dao có nộidung nhằm bày tỏ, bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đến đối tượng.1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “thề nguyền”là “Thề để nói lên lời nguyện với nhau (nói khái quát)” [61, tr. 932]. Ca daothề nguyền (lời thề nguyền trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung phảnánh lời thề (thủy chung, gắn bó) của những người đang yêu và nguyện (tựnhủ, tự cam kết) sẽ thực hiện đúng như lời thề đó.Như đã trình bày ở trên, ca dao phản ánh những biểu hiện phong phútrong các chặng đường tình yêu của nam nữ thanh niên với cả hai mặt tích cựcvà tiêu cực, mặt tích cực là chủ yếu. Mảng ca dao tình yêu đau khổ tuy chiếmsố lượng không nhỏ, nhưng tính cách con người Việt Nam luôn hướng đến sựlạc quan, sự chung thủy, niềm tin tưởng, tinh thần vượt lên hoàn cảnh. Yêuthương, chung thủy vốn là truyền thống của người Việt. Tỏ tình và thề nguyềnchính là sự thăng hoa cảm xúc trong tình yêu, nó thể hiện sự rung động, đồngđiệu tâm hồn, mong ước gắn bó trọn đời, thủy chung như nhất. Luận văn nhấnmạnh đến tính tích cực trong nội dung ca dao tỏ tình và thề nguyền mà khôngnghiên cứu những lời bội tín, vong thề (khi kiểm chứng, thực hiện lời thề đó).1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ”1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chínhCách gọi Bắc Kỳ và Nam Kỳ theo khu vực địa lý – hành chính đã có từthời Nguyễn; cách gọi đầy đủ cả ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từthời thuộc Pháp, ranh giới Bắc Kỳ của hai thời kỳ khá tương đồng; ranh giớiNam Kỳ thuộc Pháp rất khác so với thời Minh Mệnh, số tỉnh thời thuộc Phápnhiều hơn.17 Dưới triều Nguyễn, về mặt tổ chức, các cấp hành chính có sự khác nhaugiữa 2 thời kỳ trước và sau cải cách hành chính năm 1831-1832. Trước năm1831, có các cấp hành chính như sau:1. Triều đình trung ương đặt ở Huế2. Dưới triều đình, ở phía Bắc có Bắc Thành, ở phía Nam có Gia Định Thành3. Dưới nữa là trấn hoặc dinh.Cuộc cải cách hành chính 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏBắc Thành và Gia Định Thành, đối trấn làm tỉnh, chia cả nước thành 31 đơnvị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Lấy kinh đô làm trung tâm;năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) chia đặt như sau: Quảng Nam, Quảng Ngãithuộc Nam Trực; Quảng Trị, Quảng Bình thuộc Bắc Trực; Bình Định, BìnhThuận thuộc Tả Kỳ; Nghệ An, Thanh Hóa thuộc Hữu Kỳ; Gia Định, VĩnhLong, An Giang, Hà Tiên thuộc Nam Kỳ; Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, BắcNinh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ.Đến thời kỳ thuộc Pháp, lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 khu vựcriêng biệt, từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào gọi là Nam Kỳ, từđịa giới phía nam Bình Thuận trở ra tới địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình gọilà Trung Kỳ, từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra tới biên giới ViệtTrung gọi là Tankin (tức Bắc Kỳ). Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ vàTrung Kỳ hợp lại gọi là Vương quốc An Nam đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp.Cách gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ xuất hiện đầu tiên vào năm 1946trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tồn tại đến năm1959. Cụ thể, về phương diện hành chính, nước Việt Nam gồm có 3 bộ: Bắc,Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh chia thành nhiều huyện,mỗi huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền địa phương gồm 4 cấp: xã,huyện, tỉnh, bộ (trước gọi là kỳ).18 Ở Bắc Bộ, ngoài Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng còn có27 tỉnh, đó là các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông,Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An,Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên,Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, VĩnhYên, Yên Bái.Khu vực Trung Bộ gồm có các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Thànhphố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, KonTum, Lâm Viên, Nghệ An, Phan Rang (Ninh Thuận), Phú Yên, Pleiku, QuảngBình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên, Vinh –Bến Thủy.Ngoài Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Bộ còn bao gồm 20 tỉnh.Đó là các tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc,Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, SaĐéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long.Theo Hiến pháp năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa phân cấp khu vực hành chính: Nước được chia thành các tỉnh, khu tự trị,thành phố trực thuộc Trung ương. Thời kỳ này, cấp bộ không còn nhưng xuấthiện các khu tự trị.Sau khi thống nhất cả nước, tháng 12 năm 1975, Quốc hội Nước ViệtNam khóa V ra nghị quyết bãi bỏ cấp Khu, nhiều tỉnh nhỏ được sáp nhập lạithành tỉnh rộng lớn hơn.Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trựcthuộc Trung ương. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hànhchính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, trong đó hợp nhất toàn bộ19 tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộchuyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội.Các đơn vị hành chính (tỉnh) được sắp xếp theo vùng lãnh thổ gần vớiranh giới Bắc Bộ và Nam Bộ như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồmThành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh,Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. MiềnĐông Nam Bộ, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, còn có các tỉnh Ninh Thuận,Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – VũngTàu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh Long An, ĐồngTháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, TràVinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau [4].Như vậy, về mặt địa giới hành chính, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ lànhững tên gọi ra đời sau, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ranh giới tươngđồng với các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ hoặc các từ “miền Bắc”,“miền Trung”, “miền Nam”.1.2.2. Theo phân vùng văn hóaVới quan niệm văn – sử – triết bất phân, các nhà văn, nhà sử học, nhàvăn hóa thời phong kiến đã có những ghi chép về các vùng đất, tính cách conngười và thổ sản từng vùng như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Ô châu cận lụccủa Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Phan Huy Chú, Gia Định thànhthông chí của Trịnh Hoài Đức... Tuy nhiên, việc phân vùng văn hóa vẫn làkhái niệm mới mẻ. Các nhà văn hóa hiện đại đều xác định hệ thống tiêu chí phânvùng như Hoàng Vinh trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thịnhtrong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Bản sắc văn hóa vùng ởViệt Nam, Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận trong Các vùng văn hóa Việt Nam...Trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam [84], khi phân vùng văn hóa,Hoàng Vinh dựa vào các tiêu chí: về nguồn gốc lịch sử giữa các cư dân sinh20 sống trong vùng, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và quan hệ giao lưu,ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, các bộ phận dân cư trong và ngoàivùng văn hóa. Ông đồng tình với ý kiến “làng” là đơn vị trung tâm, làng làcộng đồng văn hóa tương đối độc lập và ổn định.Ngô Đức Thịnh lại phân vùng văn hóa Việt Nam với 2 cấp độ: vùng vàtiểu vùng. Tác giả cũng dựa trên các tiêu chí và đưa ra khái niệm vùng vănhóa: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnhtự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc vàlịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họđã diễn ra những nơi giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đãhình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chấtvà văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác”[73, tr. 99]. Tuy nhiên, ông cho rằng “dân tộc” và “làng” không thể được coilà đơn vị phân vùng văn hóa hay thể loại văn hóa. “Làng trước hết là điểmdân cư, là cơ cấu xã hội, là tế bào văn hóa bền vững của tộc người nên về bảnchất và quy luật hình thành của nó khác với vùng văn hóa” [73, tr. 26].Về cơ bản, các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia nước ta thành 7 vùngvăn hóa:1) Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc đến Ninh Bình)2) Vùng văn hóa Việt Bắc (các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc tả ngạnsông Hồng)3) Vùng văn hóa Tây Bắc và miền Bắc Trung Bộ (các tỉnh miền núihữu ngạn sông Hồng và các huyện miền núi Thanh, Nghệ, Tĩnh)4) Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóađến Thừa Thiên)5) Vùng văn hóa duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đến Bình Thuận)6) Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên21 7) Vùng văn hóa Nam Bộ, bao gồm 2 vùng văn hóa: Đồng Nai – GiaĐịnh (Đông Nam Bộ) và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ)1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gianTheo Ngô Đức Thịnh, “làng” không phải là đơn vị phân vùng văn hóanên ông căn cứ vào các thể loại văn hóa để phân vùng. Các vùng thể loại vănhóa gồm vùng truyền thuyết – nghi lễ, vùng dân ca, âm nhạc, vùng tínngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Các thể loại văn hóa này rất gần với các thể loạivăn học dân gian [73].Trong bài viết Vấn đề phân vùng văn học dân gian và ý nghĩa phươngpháp luận của nó trên tạp chí Dân tộc học số 2 năm 1978 [82], Hoàng TiếnTựu nhấn mạnh đến tính cấp thiết cần phân vùng văn học dân gian, bởi theoông, “đơn vị hành chính (huyện, tỉnh…) không phải khi nào cũng trùng khớpvới đơn vị vùng văn học dân gian” [82, tr. 3]. Bên cạnh phương pháp phân kỳnghiên cứu sự vận động thời gian, để nghiên cứu sự vận động không gian củavăn học dân gian, nhà nghiên cứu cần sử dụng phương pháp phân vùng. Theoông, các tiêu chí phân vùng văn học dân gian phải là một hệ thống các tiêu chícó quan hệ hữu cơ với nhau:Một là: Dựa vào bản thân văn học dân gian nghĩa là sự giống nhau hoặcgần nhau giữa các tác phẩm văn học dân gian về các phương diện: chủ đề, đềtài, thể loại, cách lưu truyền, biểu diễn…Hai là: Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân (ngôn ngữ vănhọc và ngôn ngữ giao tế)Ba là: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý, phong tục, tín ngưỡng và mọimặt đời sống của nhân dân.Hoàng Tiến Tựu chia vùng văn học dân gian (VHDG) của người Kinhcác thứ bậc từ nhỏ đến lớn:Làng  Vùng VHDG  Khu vực VHDG  Miền VHDG22 “Trong đó, làng là đơn vị cơ sở, đơn vị tương đối hoàn chỉnh và vữngchắc, có tính chất “tế bào” của vùng văn học dân gian truyền thống Việt Nam”[82, tr. 6]. Dựa theo hệ thống tiêu chí trên, Hoàng Tiến Tựu đề xuất phân chia khuvực văn học dân gian truyền thống của người Việt thành 3 miền:Miền Bắc: Miền văn học dân gian phía Bắc của người Kinh từ huyệnTĩnh Gia, Thanh Hóa trở ra. Toàn miền Bắc chia làm 3 khu vực chính: 1) Khuvực I: Khu vực trung du Bắc Bộ, bao gồm các làng của người Kinh ở trung duBắc Bộ (Vĩnh Phú, một phần Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Hà Bắc…); 2) Khu vựcII: Khu vực đồng bằng sông Hồng (hay đồng bằng Bắc Bộ) bao gồm các làngngười Kinh làm ruộng ở đồng bằng sông Hồng, thuộc các tỉnh và ngoại vi cácthành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh, một phầncác tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Bắc; 3) Khu vực III: Là khu vực sông Mã bao gồmcác làng người Kinh thuộc tỉnh Thanh Hóa, và một phần phía nam Ninh Bình.Miền Trung: 1) Khu vực I: Khu vực sông Lam hay khu vực Nghệ Tĩnhkéo dài từ Khe Nước Lạnh đến bờ bắc sông Gianh, bao gồm các làng ngườiKinh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh và huyện Quảng Trạch (Bình Trị Thiên); 2) Khuvực II: Khu vực sông Gianh – sông Hương hay khu vực Bình Trị Thiên baogồm các làng người Kinh từ sông Gianh kéo dài đến đèo Hải Vân (về địa giớinó gần với tỉnh Bình Trị Thiên).Miền Nam: Miền văn học dân gian phía Nam (cũng được gọi tắt làmiền Nam) của người Kinh bao gồm các làng xã người Kinh từ phía Nam đèoHải Vân (huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào; 1) Khu vực I:Khu vực Thu Bồn – Trà Khúc gồm các làng xã người Kinh tỉnh Quảng Nam –Đà Nẵng với một số huyện tỉnh Nghĩa Bình (thuộc Quảng Ngãi); 2) Khu vựcII: khu vực Nam Trung Bộ gồm các làng người Kinh từ Nghĩa Bình đến phíaĐông Nam Bộ; 3) Khu vực III: khu vực đồng bằng sông Cửu Long (khu vựcđồng bằng Nam Bộ).23 1.2.4. Theo phân vùng ca daoCa dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Việc phânvùng ca dao phải xuất phát từ chính đặc điểm nội tại của nó, các phương diệnnội dung (đề tài, chủ đề…), nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, biểutượng…), phương thức biểu diễn, sự chi phối bởi điều kiện địa lý, lịch sử,phong tục, tập quán. Theo chúng tôi, cách phân vùng ca dao trong luận án tiếnsĩ của Trần Thị Kim Liên là hợp lý (bản đồ). Tác giả luận án Tính thống nhấtvà sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam thể hiệnsự tán thành với cách phân chia của Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận... về ranhgiới miền Bắc, tức là Bắc Bộ từ Thanh Hóa trở ra. Quan niệm này khác vớiNguyễn Chí Bền, Chu Xuân Diên khi xác định Bắc Bộ kéo dài đến NghệTĩnh, khác với Hoàng Vinh cho rằng Trung Bộ từ Thanh Hóa đến BìnhThuận, khác với Hoàng Tiến Tựu khi ông cho rằng, miền Trung từ Nghệ Tĩnhtrở vào đến Thừa Thiên – Huế.Cụ thể, cách phân vùng ca dao Việt Nam của Trần Thị Kim Liên nhưsau: Ca dao Bắc Bộ (miền Bắc): ca dao người Việt thuộc các tỉnh châu thổsông Hồng, sông Mã, sông Thái Bình (bao gồm các làng người Việt từ huyệnTĩnh Gia – Thanh Hóa trở ra). Ca dao Trung Bộ (miền Trung): từ Khe NướcLạnh (Nghệ Tĩnh) đến Bình Thuận. Ca dao Nam Bộ (miền Nam): ca daongười Việt thuộc các tỉnh châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long. Trong mỗimiền ca dao lại có tiểu vùng ca dao, như ca dao miền Trung có các tiểu vùngca dao Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, ranh giới giữacác vùng miền nhiều khi chỉ có ý nghĩa tương đối.24

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam BộTìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ
    • 128
    • 2,515
    • 3
  • Hướng dẫn sử dụng PM Violet Hướng dẫn sử dụng PM Violet
    • 51
    • 460
    • 0
  • unit 12 section B unit 12 section B
    • 19
    • 391
    • 0
  • dfgf dfgf
    • 5
    • 226
    • 0
  • Thi thu DH lan1 Tran Hung Dao Thi thu DH lan1 Tran Hung Dao
    • 6
    • 322
    • 0
  • Áp suất khí quyển Áp suất khí quyển
    • 31
    • 514
    • 0
  • Áp suất khí quyển Áp suất khí quyển
    • 31
    • 158
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.65 MB) - Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ-128 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc điểm Ca Dao Bắc Bộ