TOP 52 đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn Năm 2021 - 2022 (Cả Nước)

TOP 45 Đề thi vào lớp 10 năm 2023 - 2024 của các Sở GD&ĐT trong cả nước, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh nắm chắc cấu trúc đề thi vào lớp 10 của năm trước, để ôn thi vào 10 năm 2024 - 2025 hiệu quả.

Với 45 đề thi vào 10 năm 2023 - 2024 của Bình Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Điện Biên, Bạc Liêu, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Long An, Kiên Giang.... các em sẽ có thêm nhiều kiến thức để ôn thi thật tốt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024

  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bình Dương
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Quảng Ninh
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Điện Biên
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Khánh Hòa
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hà Tĩnh
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Ninh Bình
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Long An
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Kiên Giang
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Khánh Hòa
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Cao Bằng
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Phòng
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT TP HCM
  • ....

Mời các bạn tham khảo một số tỉnh bên dưới, còn lại tải file về để tham khảo nội dung chi tiết:

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 Bình Dương

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPTNĂM HỌC 2023 - 2024Môn thi: Ngữ vănNgày thi: 1/6/2023Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cuộc đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó [...]

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu qúy họ!

(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr.56-57) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ như thế nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. (1.0 điểm)

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: Yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong trích đoạn truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. PTBĐ chính là Nghị luận

Câu 2. Theo đoạn trích, "Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình".

Câu 3. BPTT trong câu: "Hãy nhớ rằng...mỗi chúng ta" là so sánh: "tình yêu thương" so sánh với"ngọn lửa"

Tác dụng: làm cho câu văn thêm hay hơn, và nói lên tình yêu thương sẽ luôn cháy bỏng, luôn sáng mãi như những ngọn lửa. Nó giúp cuộc đời ta trở nên tươi vui, trong sáng hơn.

Câu 4: Trình bày quan điểm của em, lý giải hợp lý.

Gợi ý

Tôi đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi nếu ta yêu thương nhưng ta không thể hiện ra bên ngoài, thì người khác làm sao có thể hiểu được tấm lòng của chúng ta, hơn nữa, họ còn có thể nghĩ rằng chúng ta ghét họ. Để dễ hiểu hơn thì tôi lấy một ví dụ trong gia đình: Có một và người cha người mẹ luôn nói những lời nặng lời cho những đứa con. Các con chỉ cần dựa vào những lời nó đó là đã có thể kết luận rằng cha mẹ ghét chúng, không yêu thương chúng. Nhưng chúng đâu biết rằng, cha mẹ làm vậy là đều muốn tốt cho người con, muốn con nên người và cũng muốn con được trưởng thành. Tuy họ không biết nói những lời ngọt ngào như bao người khác, nhưng những lời họ nói, mọi việc họ làm đều vì những đứa con thân yêu cả. Vậy nên, nếu yêu thương, chúng ta hãy thể hiện ra bên ngoài một cách chân thực nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.

Bàn luận vấn đề:

a. Giải thích

tình yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có tình yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống có tình yêu thương:

  • Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.
  • Sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.
  • Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.

- Sức mạnh của tình yêu thương:

  • Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Dẫn chứng: HS tự lấy dẫn chứng mà mình thấy hợp lý

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác...

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

  • Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi.
  • Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

- Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng, những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước.

2. Thân bài

* Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

  • có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
  • “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

  • Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
  • Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

  • Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
  • Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

  • Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
  • Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
  • Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
  • Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

  • Biếu bác lái xe củ tam thất
  • Tặng bó hoa cho cô gái
  • Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

  • Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy
  • Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

  • Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
  • Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

3. Kết bài

  • Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
  • Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 Quảng Ninh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINHĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 - 2024Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềMôn thi: Ngữ văn (Dành cho mọi thí sinh)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Khi mới sinh ra, tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay luôn nâng niu, lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho tôi. Đôi bàn tay đã dìu tôi những bước đi chập chứng đầu tiên, nâng đỡ mỗi khi tôi té ngã và nhẹ nhàng chăm sóc những vết thương do tôi nghịch ngợm gây ra.

2) Suốt những năm tháng tôi đi học, bàn tay mẹ vẫn âm thầm lo lắng cho tôi. Bàn tay mẹ kiên nhẫn dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi. Bàn tay mẹ cần chuẩn bị cả chiếc giường tươm tất chân màn cho tôi nằm ngủ mỗi tối.

[-]

(3) Trên thế gian này, còn điều gì kỳ điệu và quý giá hơn đôi bàn tay mẹ? Đôi tay chai sạn, vật vả nhưng êm ái, dịu dàng và bất cứ khi nào cũng đầy áp tình thương yêu dành cho bạn. Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ.

(Trích Hạt giống tâm hồn, tập 7, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019, trang 130-131)

a. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được điều gì?

b. (0,5 điểm) Cụm từ Đôi bàn tay trong đoạn văn (1) thực hiện phép liên kết nào?

c. (1,5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong câu văn được in đậm ở đoạn (2).

d. (0,5 điểm) Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: Dù đi bất cứ nơi nào, ta cũng luôn khao khát được quay trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ không? Vì sao?

Câu 2. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gặp ghềnhSống trong thung không chế thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục

(Y Phương. Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 72)

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a. Theo đoạn trích, khi mới sinh ra, nhân vật tôi đã có thể cảm nhận được hơi ấm của đôi bàn tay mẹ.

b. Phép lặp

c. Liệt kê: dạy tôi viết những nét chữ đầu tiên; giặt sạch chiếc áo tôi mặc; đánh bóng đôi giày tôi mang; thắp sáng ngọn đèn trên bàn học, dọn đẹp gọn gàng bàn ghế, tủ sách cho tôi.

Tác dụng của phép liệt kê: nhấn mạnh và sự dịu dàng, âu yếm, ân cần chăm sóc cho "tôi" từng chút một.

d. Trình bày quan điểm của em về ý kiến của tác giả. Giải thích.

Câu 2.

* Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.

* Bàn luận vấn đề:

a. Giải thích

- Lòng hiếu thảo là gì?

    • Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.
    • Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

b. Phân tích, chứng minh

- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?

+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.

- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?

    • Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.
    • Lòng hiếu thảo là chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.
    • Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.
    • Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.
    • Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.

c. Mở rộng

- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

d. Bài học nhận thức và hành động

    • Sống phải có lòng hiếu thảo.
    • Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

* Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.

Câu 3.

1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con".
    • Khái quát sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

2. Thân bài

Có thể phân tích theo hướng như sau: Vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình

- "Người đồng mình" hiện lên với vẻ đẹp của nghị lực, ý chí

    • Lối nói giàu hình ảnh "người đồng mình" gợi sự thân thương, gần gũi
    • Động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần.
    • Sử dụng những hình ảnh mang đậm tư duy miền núi: "Cao" và "xa" thể hiện ý chí con người vượt qua khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".
    • Điệp ngữ "Sống", "không chê" thể hiện ý chí và quyết tâm
    • Phép so sánh "Sống như sông như suối" gợi tinh thần lạc quan, mạnh mẽ "sống" với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên.

- "Người đồng mình" hiện lên qua tinh thần gắn bó, thủy chung với mảnh đất quê hương cùng ý thức, tinh thần tự tôn dân tộc

    • "Người đồng mình thô sơ da thịt" ẩn chứa niềm tự hào về những con người giản dị, chất phác, thật thà, đồng thời là lời ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của họ.
    • Cách nói "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương" vừa diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa của người miền núi, vừa diễn tả tinh thần đề cao, nâng tầm quê hương.
    • "Còn quê hương thì làm phong tục": Những phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.

3. Kết bài

    • Đánh giá ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Từ khóa » đề Thi Thử Văn 2020 Lớp 10