TPM 2.0 Là Gì? Hỗ Trợ Như Thế Nào Cho Windows 11

TPM 2.0 là gì? Hỗ trợ như thế nào cho Windows 11

Bảo mật máy tính - chuyện chưa bao giờ nguội do nhu cầu được bảo mật thông tin ngày càng cao. Nhận thấy nhiều rủi ro của môi trường mạng, con chip TPM 2.0 ra đời để phục vụ cho nhu cầu bảo mật và hỗ trợ cho windows 11. Vậy công nghệ này là gì? Vì sao khi nâng cấp windows 11 cần phải sử dụng TPM 2.0.  Hãy cùng Mega tìm hiểu chi tiết về công nghệ này nhé! 

 

1. TPM 2.0 là gì?

TPM 2.0 là bản nâng cấp của TPM có cụm viết tắt của Trusted Platform Module. Đây là một vi mạch thường được tích hợp vào máy tính để cung cấp khả năng bảo mật dựa trên phần cứng cho thiết bị. Nó có thể tích hợp sẵn trên chip hoặc bổ sung thông qua một module gắn vào bo mạch chủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các bo mạch chủ đều cung cấp đầu nối TPM 2.0, vì vậy trước tiên bạn cần tìm hiểu trước khi mua sản phẩm để lựa chọn cho phù hợp nhé. 

 

TPM 2.0 là gì 

 

 

2. TPM 2.0 có chức năng gì?

2.1. Mã hóa mật khẩu và mã hóa ổ cứng 

Thông thường, một số dữ liệu mà máy tính gửi đi sẽ không được mã hóa và chúng vẫn ở dạng văn bản thuần túy. Các chip  sử dụng kết hợp phần mềm và phần cứng để bảo vệ bất kỳ mật khẩu hoặc khóa mã hóa quan trọng nào khi chúng đang được gửi đi ở dạng không được mã hóa như vậy.

Chip TPM 2.0 cũng cung cấp khả năng lưu trữ an toàn các khóa mã hóa, chứng chỉ và mật khẩu được sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến. Đây là một phương pháp an toàn hơn so với lưu trữ các khóa mã hóa hoặc mật khẩu bên trong phần mềm trên ổ cứng.

 

Mã hóa mật khẩu và mã hóa ổ cứng của chíp TPM 2.0 

 

Các chip TPM 2.0 trong các bộ giải mã tín hiệu sẽ được thiết kế để kết nối mạng, cho phép quản lý quyền kỹ thuật số. Do đó, các công ty truyền thông có thể phân phối nội dung mà không phải lo lắng việc bị đánh cắp thông tin.

 

2.2. Giúp sạch – giảm virus cho máy tính

Trong quá trình sử dụng máy tính, nếu chip TPM 2.0 nhận thấy rằng tính toàn vẹn của hệ thống đã bị xâm phạm bởi virus hoặc phần mềm độc hại. Ngay lập tức, nó có thể khởi động ở chế độ an toàn để giúp khắc phục sự cố để kẻ xấu không thể tuy cập vào máy tính và ăn cắp dữ liệu. Có thể thấy được sự chuyên nghiệp khi nhận biết được kẻ gian đang rình rập của TPM 2.0.

 

Bảo mật và chống lại chế độ xâm hại của virut 

 

 

3. TPM 2.0 được hình thành để dùng vào mục đích gì?

Trước đây, sự phát triển của TPM nhắm đến mục tiêu là các doanh nghiệp hoặc công ty lớn muốn bảo mật dữ liệu của họ. Tuy vậy, chip TPM hiện đang trở thành yêu cầu "bắt buộc" đối với tất cả máy tính xách tay và máy tính để bàn để đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả người dùng tránh khỏi kẻ gian đột nhập. Vì thế TPM 2.0 ra đời, là sự nâng cấp của TPM giúp người dùng một phần nào đó giải quyết được nổi lo về thông tin và bảo mật.  

 

Mục đính hình thành TPM2.0 

 

4. Tại sao nâng cấp Windows 11 lại cần TPM 2.0

Như thông tin ở trên, thì có lẽ các bạn đã hiểu đôi chút về TPM 2.0 đúng không. Vậy thử đoán được lý do tại sao TPM 2.0 là một điều kiện cần có để nâng cấp Windows 11 hay chưa. Để mình bật mí đáp án luôn nhé!

Trong quá trình nâng cấp hệ điều hành của máy lên Win 11, có thể bạn sẽ gặp một vài rủi ro mất dữ liệu nếu như bị tấn công bởi tội phạm không gian mạng. Bởi vậy, vấn đề bảo mật tốt cho máy là một vấn đề không chỉ riêng người dùng mà cả Microsoft – nhà sản xuất Windows 11 cũng muốn hệ thống họ cung cấp được bảo mật tối đa. Đó là lý do tại sao khi cài đặt Windows 11 máy tính phải đảm bảo điều kiện là có chip TPM 2.0 để đảm bảo được tính bảo mật cũng như nâng cao phòng chóng virus gây hại. 

 

5. Cách nhận biết máy tính của bạn có hỗ trợ TPM 2.0 không?

Thành phần này thường có trên hầu hết các máy, nhưng nếu máy của bạn thực sự là máy cũ, nó có thể chỉ là bản TPM 1.2. Dưới đây là một thủ tục nhỏ để kiểm tra:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Gõ tpm.msc và nhấn OK. Thao tác này sẽ mở Trusted Platform Module (TPM) Management console.

 

Mở Trusted Platform Module (TPM) Management console 

 

Bước 2: Trong màn hình TPM Manufacturer Information, hãy kiểm tra giá trị của Specification Version. Giá trị này phải bằng 2.0 như trong ảnh chụp màn hình bên dưới.

 

kiểm tra giá trị của Specification Version 

 

Những trường hợp không nhìn thấy hoặc nhận được lỗi thay vì không tìm thấy TPM tương thích, thì chip TPM không có trên bo mạch chủ của bạn hoặc thực sự bị vô hiệu hóa trong BIOS.

Bạn sẽ phải chuyển chip trạng thái TPM sang BẬT, trực tiếp từ BIOS.

Bạn cũng có thể kiểm tra xem thiết bị của mình có TPM tương thích hay không bằng cách mở Windows Powershell và gõ lệnh get-tpm để kiểm tra.

 

Tóm lại, TPM 2.0 là con chip giúp người sử dụng bảo vệ chiếc máy tính của mình trước những tội phạm không gian mạng có ý định xâm hại và ăn cắp dữ liệu. Trên đây là những thông tin về TPM 2.0 mà Mega muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng bạn sẽ tiếp nhận thông tin một cách vui vẻ. Chân thành cảm ơn. 

 

Xem thêm >>>

Apple ra mắt M1 Ultra – chip mạnh nhất thế giới dành cho máy tính cá nhân

Bộ vi xử lý AMD là gì? So sánh chip AMD với Intel

by mega.com.vn

Từ khóa » Chip Tpm 2.0 Là Gì