TPM 2.0 Là Gì Mà Windows 11 Yêu Cầu Một Máy Tính Phải Có TPM 2.0
Có thể bạn quan tâm
Windows 11 vừa mới ra mắt kèm theo yêu cầu cho những máy tính có tính năng TPM 2.0. Vậy TPM 2.0 là gì và tại sao chip TPM là một yêu cầu bắt buộc để cài Windows 11? Hãy cũng thủ thuật vn tìm giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Những nhà sản xuất máy tính cho biết, công nghệ Trusted Platform Module (TPM) là một tính năng bảo mật cho các lại máy tính xách tay (laptop) và máy tính để bàn. Công nghệ này thu hút sự quan tâm nhiều hơn khi Microsoft công bố TPM 2.0 là một yêu cầu tối thiểu để cài đặt được hệ điều hành Windows 11. Tuy nhiên, nhiều người dùng còn thắc mắc TPM là gì hoặc tại sao khi cài Windows 11 lại cần tới nó.
Về cơ bản, TPM có chức năng giúp bảo mật phần cứng và giúp cải thiện khả năng hoạt động của máy tính. Công nghệ TPM lần đầu tiên được Tập đoàn công nghệ Trusted Computing Group (TCG) giới thiệu và ra mắt vào năm 2009. Kể từ đó, trên thị trường đã có hơn 2 tỷ thiết bị sử dụng có gắn con chip TPM vào, bao gồm cả PC - máy ATM - bộ giải mã tín hiệu. Tiêu chuẩn TPM đã được cập nhật liên tục trong nhiều năm và tiêu chuẩn mới nhất hiện nay là TPM 2.0 được chính thức phát hành vào tháng 10 năm 2014.
I. TPM là gì?
TPM là từ viết tắt của cụm từ Trusted Platform Module. Đây là một vi mạch được tích hợp vào máy tính để tăng khả năng bảo mật trên phần cứng cho thiết bị. Nó có thể được tích hợp sẵn trên chip hoặc bổ sung thông qua một module gắn vào bo mạch chủ. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi bo mạch chủ đều cung cấp đầu nối TPM, vì vậy trước trước khi mua bạn cần tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ vấn đề này.
II. Chức năng của TPM.
TPM có mặt trên hầu hết các máy tính laptop được sản xuất từ năm 2016
Trong một sốtrường hợp dữ liệu máy tính gửi đi sẽ không được mã hóa và chúng vẫn ở dưới dạng văn bản thuần túy. Các chip TPM dùng kết hợp phần mềm và phần cứng giúp bảo vệ bất kỳ mật khẩu hoặc khóa mã hóa quan trọng khi chúng trong tình trạng gửi đi ở dạng không được mã hóa như vậy.
Nếu chip TPM phát hiện rằng tính toàn vẹn của hệ thống đã bị xâm phạm bởi virus hoặc phần mềm độc hại, nó có thể tự động khởi động ở chế độ an toàn để khắc phục sự cố. Một số Chromebook của Google được tích hợp sẵn chip TPM nên chúng có thể sẽ quét BIOS trong quá trình khởi động để phát hiện những thay đổi trái phép.
Chip TPM còn cung cấp khả năng lưu trữ an toàn các khóa mã hóa, chứng chỉ và mật khẩu được dùng để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến. Đây là một phương pháp ddowcj đánh giá là an toàn hơn so với lưu trữ các khóa mã hóa hoặc mật khẩu bên trong phần mềm trên ổ cứng.
Trong các bộ giải mã tín hiệu, chip TPM được thiết kế để kết nối mạng, cho phép quản lý quyền kỹ thuật số. Do đó, các doah nghiệp hay công ty truyền thông có thể phân phối nội dung mà không cần lo lắng về ván đề bị lấy cắp, rò rỉ thông tin.
III. TPM dành cho ai?
Vào thời kỳ đầu, mục tiêu của TPM là hướng đến các doanh nghiệp hoặc công ty lớn muốn bảo mật dữ liệu. Tuy vậy, hiện nay, chip TPM đang trở thành yếu tố "bắt buộc" đối với tất cả các dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin cho tất cả người dùng.
Đây là một lý do khiến Microsoft đưa ra thông báo rằng, Windows 11 sẽ yêu cầu hệ thống phải có tính năng TPM 2.0. Yêu cầu này không phải là vấn đề quá lớn vì TPM 2.0 đã có trên các dòng máy tính xách tay (tích hợp sẵn lên CPU) ra đời kể từ năm 2016. Một số hệ thống máy tính đời trước không có TPM 2.0 sẽ cần lắp thêm các module hoặc thay bằng hệ thống mới hơn nếu người dùng có nh cầu muốn sử dụng Windows 11.
IV. Làm cách nào để tận dụng lợi ích của chip TPM?
Nếu mua PC có chip TPM, bạn có thể bật tính năng mã hóa của nó bằng cách truy cập BIOS để bảo vệ dữ liệu của bạn an toàn. Các hãng sản xuất máy tính xách tay lớn như Dell, HP và Lenovo thường hỗ trợ các ứng dụng phần mềm giúp người dùng truy cập các tính năng TPM.
V. Công dụng của chip TPM.
Ứng dụng phổ biến nhất của chip TPM là đặt mật khẩu đăng nhập cho hệ thống. Con chip TPM sẽ tự động bảo vệ mọi thông tin dữ liệu thay vì giữ nó trên ổ cứng của máy tính. Nếu một hệ thống có gắn chip TPM, bạn có thể tạo và quản lý các khóa mật mã được dùng để khóa hệ thống hoặc các file, tệp cụ thể.
Chip TPM còn được nhiều người sử dụng để kích hoạt tiện ích mã hóa BitLocker Drive của hệ điều hành Windows. Khi bạn khởi động hệ thống có TPM và BitLocker, chip sẽ khởi chạy một loạt các bài kiểm tra có điều kiện xem nó có đảm bảo an toàn để khởi động hay không. Nếu TPM phát hiện ổ cứng đã được di chuyển đến một vị trí khác (trường hợp bị đánh cắp), nó sẽ tự động khóa hệ thống.
Đối với dòng máy tính xách tay (Laptop) có tích hợp cảm biến dấu vân tay thì thường giữ các dấu vân tay đã ghi trong TPM. Thông tin đó được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều so với việc lưu trữ trên một phần mềm.
Lời kết.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã biết được TPM 2.0 là gì mà Windows 11 yêu cầu một máy tính phải có TPM 2.0 rồiphải không nào. Thế nhưng đừng quá lo lắng khi vẫn có cách để bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 này mà các bạn có thể tham khảo tại bài viết sau: Cách bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 khi cài Windows 11.
Từ khóa » Chip Tpm 2.0 Là Gì
-
TPM 2.0 Là Gì? Cách Bật Chip TPM 2.0 Trên Máy Tính Dễ Nhất
-
TPM 2.0 Là Gì? Cách Kiểm Tra Máy Có Hỗ Trợ Không?
-
TPM 2.0 Là Gì Mà Windows 11 Yêu Cầu Một Máy Tính Phải Có?
-
Chip TPM 2.0 Là Gì? Cách Nhận Biết Máy Tính Có Hỗ Trợ ... - Thủ Thuật
-
TPM 2.0 Là Gì? Tại Sao Lại Cần Khi Nâng Cấp Windows 11?
-
Chip TPM 2.0 Là Gì? Mua Chip TPM 2.0 Cho Windows 11 ở đâu?
-
TPM 2.0 Mà Windows 11 Yêu Cầu Là Gì? Cách Kích Hoạt Nhanh TPM ...
-
TPM 2.0 Là Gì Mà Lại Cần Khi Nâng Cấp Windows 11? Cách Kiểm Tra ...
-
TPM 2.0 Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Kích Hoạt TPM 2.0 Trên Máy Tính để ...
-
TPM 2.0 Là Gì? Vì Sao Windows 11 Yêu Cầu Cần Phải Có?
-
TPM 2.0 Là Gì?
-
Tpm 2.0 Là Gì? Tại Sao Window 11 Lại Yêu Cầu?
-
Chip TPM 2.0 Là Gì? Cách Nhận Biết Máy Tính Có Hỗ Trợ Hay Không?
-
TPM 2.0 Là Gì? Hỗ Trợ Như Thế Nào Cho Windows 11