Trắc Nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 (có đáp án) - Haylamdo

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều ❮ Bài trước Bài sau ❯

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều

  • (Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

    Xem chi tiết

  • (Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ

    Xem chi tiết

Câu 1: Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. cuốn sách giáo khoa.

B. phương tiện.

C. cẩm năng tri thức.

D. Bách khoa toàn thư.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Người ta thường dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ để

A. xác định phương hướng trên bản đồ.

B. xem hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.

C. xây dựng vị trí địa lí của lãnh thổ trên bản đồ.

D. đọc bảng chú giải trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài

D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Chúng ta thường dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bản đồ không có bảng chú giải.

B. Bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

C. Bản đồ không có tỉ lệ bản đồ.

D. Bản đồ không có các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. tỉ lệ bản đồ.

B. kí hiệu bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?

A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.

B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.

C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Cách đọc bản đồ đúng là

A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.

B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ

C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

D. Đọc bảng chú giải.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15-16, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Bản đồ địa hình thường được sử dụng trong ngành nào dưới đây?

A. Khí tượng.

B. Quân sự.

C. Nông nghiệp.

D. Du lịch.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Lĩnh vực quân sự sử dụng bản đồ nhằm phân tích các căn cứ chiến đấu, hướng tiến công thích hợp. Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích được địa thế của khu vực tác chiến, các căn cứ quân sự (là nơi nhiều đồi núi hay đồng bằng, biết được đặc điểm địa hình sông ngòi) để từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu phù hợp.

Câu 10: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được

A. mức độ chi tiết càng cao.

B. càng nhỏ.

C. càng dễ xác định đối tượng.

D. càng lớn.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn nên mức độ chi tiết càng thấp khó xác định đặc điểm của đối tượng. Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao. Như vậy, các nhận định A, B, C đều sai.

Câu 11: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Một số đặc điểm của bản đồ, đó là bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn, tỉ lệ bản đồ càng lớn mức độ chi tiết càng cao và bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới. Đồng thời, bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng khó xác định đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 12: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Loại bản đồ thường xuyên được sử dụng trong tìm hiểu vấn đề dân số của một khu vực/quốc gia là bản đồ dân cư (mật độ dân số, đô thị, tháp tuổi,…).

Câu 13: Bản đồ không thể thể hiện được đặc điểm nào dưới đây?

A. Vị trí phân bố, quy mô của đối tượng địa lí.

B. Hình thái, sinh trưởng và số lượng của đối tượng địa lí.

C. Hình dạng của đối tượng địa lí.

D. Động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí.

Từ khóa » Sử Dụng Bản đồ Trong Học Tập Và đời Sống Trắc Nghiệm