Trắc Nghiệm Địa Lí 9 Học Kì I (P1) | Tech12h

Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

  • A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
  • B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
  • C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
  • D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Câu 3: Dân số nước ta năm 2002 là

  • A. 70 Triệu người
  • B. 74,5 triệu người
  • C. 79,7 triệu người
  • D. 81 triệu người

Câu 4: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002)

  • A.12
  • B. 13
  • C. 14
  • D. 15

Câu 5: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước

  • A. Ít dân số trên thế giới
  • B. Trung bình dân số trên thế giới
  • C. Đông dân trên thế giới
  • D. Tăng chậm so với thế giới

Câu 6: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

  • A. 1 triệu người
  • B. 1,5 triệu người
  • C. 2 triệu người
  • D. 2,5 triệu người

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta

  • A. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị
  • B. Dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển
  • C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất nước ta
  • D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp

Câu 8: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

  • A. Hoa Kỳ
  • B. Trung Quốc
  • C. Liên Bang Nga
  • D. Canađa.

Câu 9: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số :

  • A. Thấp
  • B. Trung Bình
  • C. Cao
  • D. Rất cao

Câu 10: Năm 2003 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng :

  • A. 24%
  • B. 25%
  • C. 26 %
  • D. 27 %

Câu 11: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ?

  • A. Đồng bằng
  • B. Ven biển
  • C. Các đô thị
  • D. Cả A, B, C, đều đúng

Câu 12: Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người

  • A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .
  • B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ
  • D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu

Câu 13: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

  • A. Dồi dào, tăng nhanh
  • B. Tăng Chậm
  • C. Hầu như không tăng
  • D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 14: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo
  • B. Lao động trình độ cao
  • C. Lao động đơn giản
  • D. Tất cả chưa qua đào tạo.

Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:

  • A. Nguồn lao động tăng nhanh
  • B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
  • C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là :

  • A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp
  • B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .
  • C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện .
  • D. Cả A , B , C , đều đúng

Câu 17: Trong giai đoạn 1989 -2003, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào

  • A . Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
  • B. Công nghiệp Xây dựng
  • C. Dịch vụ
  • D. Cả 3 nghành trên

Câu 18: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

  • A . Giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
  • B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
  • C. Giảm tỷ trọng trong tất cả các nghành.
  • D. Tăng tỷ trọng trong tất cả các nghành.

Câu 19: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:

  • A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
  • B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
  • C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
  • D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.

Câu 20: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:

  • A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.
  • B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống.
  • C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
  • D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động.

Câu 21: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào?

  • A. 1930
  • B. 1945
  • C. 1975
  • D. 1986.

Câu 22: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:

  • A. Nông nghiệp
  • B. Công nghiệp – xây dựng
  • C. Dịch vụ
  • D. Câu B, C đúng.

Câu 23: Ngoài những thử thách trong nước, ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là:

  • A. Du nhập lao động
  • B. Du nhập máy móc, thiết bị
  • C. Du nhập hàng hoá
  • D. Sự đầu tư.

Câu 24: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

  • A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
  • B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
  • C. Kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển.
  • D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 25: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:

  • A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt đọng của nông nghiệp.
  • B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
  • C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
  • D.Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.

Câu 26: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:

  • A. Đất đai
  • B. Khí hậu
  • C. Nước
  • D. Sinh vật

Câu 27: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:

  • A. nhân tố kinh tế – xã hội
  • B. Sự phát triển công nghiệp
  • C. Yếu tố thị trường
  • D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 28: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

  • A. Phù sa
  • B. Mùn núi cao
  • C. Feralit
  • D. Đất cát ven biển.

Câu 29: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:

  • A. Chọn lọc lai tạo giống
  • B. Sử dụng phân bón thích hợp
  • C. Tăng cường thuỷ lợi
  • D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.

Câu 30: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:

  • A. Có nhiều diện tích đất phù sa.
  • B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc.
  • D. Có nguồn sinh vật phong phú.

Câu 31: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:

  • A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
  • B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
  • C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
  • D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.

Câu 32: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang:

  • A. Dẫn đầu thế giới.
  • B. Xếp thứ hai thế giới.
  • C. Xếp thứ tư thế giới.
  • D. Xếp thứ năm thế giới.

Câu 33: Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp

  • A. Diện tích đât trồng bị thu hẹp
  • B. Đã đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp cho người dân
  • C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp.
  • D. Diện tích rừng bị thu hẹp.

Câu 34: Đông Nam Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích:

  • A. Cây điều
  • B. Cây hồ tiêu
  • C. Đậu tương
  • D. Cả ba loại

Câu 35: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:

  • A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.
  • B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
  • C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp.
  • D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém

Câu 36: Hiện nay vùng phát triển ngành thủy sản mạnh nhất nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ
  • D. Cả ba vùng trên

Câu 37: Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng phòng hộ.
  • C. Rừng đặc dụng.
  • D. Tất cả các loại rừng trên.

Câu 38: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:

  • A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
  • B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
  • C. Bảo vệ con người và động vật.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.

Câu 39: Nước ta gồm những loại rừng nào?

  • A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
  • B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
  • C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
  • D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Câu 40: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

  • A. Rừng sản xuất
  • B. Rừng đặc dụng
  • C. Rừng nguyên sinh
  • D. Rừng phòng hộ

Từ khóa » Các đề Thi địa Lý Lớp 9 Hk1