Trắc Nghiệm: Phong Cách Quản Lý Của Bạn Là Gì? - Adecco

Hiểu được sự khác biệt giữa các phong cách quản lý thường gặp và cách phản hồi từ nhân viên sẽ giúp bạn dẫn dắt bộ phận của mình vượt qua những gia đoạn thăng trầm trong công việc.

Sự lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức. Vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng quản lý để có thể dẫn dắt, truyền cảm hứng và thúc đẩy đội ngũ của bạn đi đến thành công. Phong cách quản lý của bạn trong các tình huống kinh doanh khác nhau sẽ quyết định kết quả chung cuối cùng, cũng như mức độ hạnh phúc của nhân viên trong công việc.

Trả lời nhanh 8 câu hỏi dưới đây để tìm hiểu phong cách quản lý của bạn là gì:

Bây giờ hãy xem kết quả nào!

  • Dưới 13 điểm
  • Từ 13 đến 19 điểm
  • Từ 20 điểm trở lên

Dưới 13 điểm - Bạn là một nhà lãnh đạo chuyên quyền

Trong phong cách theo hướng từ trên xuống này, các nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ những người dưới quyền. Họ không quan tâm đến những đề xuất của cấp dưới, và họ chắc chắn là người duy nhất đưa ra mọi quyết định. Trách nhiệm của từng cá nhân được xác định rõ ràng và nhân viên được mong đợi là ​​sẽ tuân theo các mệnh lệnh và hướng dẫn trong khi được giám sát liên tục.

Nhờ vào việc quản lý và đưa ra hạn chót làm việc một cách chặt chẽ, các nhà lãnh đạo chuyên quyền có thể tinh giản quy trình làm việc và tăng năng suất cho nhân viên của họ trong công việc. Khi khủng hoảng xảy ra, những nhà lãnh đạo này có thể hạn chế các ý kiến ​​trái chiều và đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Ngoài ra, vì đây là cách giao tiếp một chiều, sẽ không có sự hiểu lầm xảy ra khi thông tin được truyền gián tiếp thông qua các lớp quản lý khác.

Tuy nhiên, việc không được lắng nghe và ghi nhận ý kiến có thể làm mất động lực làm việc đối với nhân viên, từ đó gây ra sự thất bại của chiến lược giữ chân nhân tài. Vì các thành viên trong đội ngũ hiếm khi có cơ hội đóng góp vào quá trình giải quyết vấn đề, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các giải pháp sáng tạo từ nhân viên.

Bạn có thể cân nhắc theo đuổi phong cách quản lý chuyên quyền khi gặp khủng hoảng, thời điểm mà các nhà lãnh đạo có thể hướng dẫn nhóm và kiểm soát thiệt hại hiệu quả hơn.

Từ 13 đến 19 điểm - Bạn là một nhà lãnh đạo Dân chủ

Đúng như tên gọi, các nhà quản lý dân chủ là những người coi trọng ý tưởng của các thành viên. Họ khuyến khích sự đóng góp, sẵn sàng lắng nghe và để bộ phận được tham gia vào các quy trình kinh doanh. Các nhà lãnh đạo đôi khi có thể đóng vai trò là nhà tư vấn để hỗ trợ cấp dưới về các khía cạnh của công việc, hoặc là người phát ngôn đại diện trong những dịp quan trọng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định quan trọng sau cùng, các thành viên sẽ có nhiều sự tự do hơn để quyết định cách họ làm việc. Trong các nhóm này, phạm vi giao tiếp của họ bao gồm cả từ trên xuống lẫn từ dưới lên.

Cách quản lý này đặc biệt hữu ích khi một số kỹ năng chuyên môn được yêu cầu để thực hiện công việc, đồng thời giúp tiếp cận vấn đề với các quan điểm đa dạng hơn. Khi nhân viên tham gia sâu vào các quy trình làm việc, họ sẽ có thêm không gian để đưa ra các giải pháp sáng tạo, cảm thấy được đánh giá cao và nhận thức rõ hơn về những đóng góp của họ cho thành tựu của công ty. Đây cũng là một trong những cách tốt để cải thiện chiến lược giữ chân nhân viên. Trong khi đó, bạn cũng sẽ xây dựng được tinh thần đồng đội khi mọi người đều giao tiếp cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau ở cấp độ cá nhân.

Mặt khác, trong những tình huống cấp bách, các nhà quản lý dân chủ sẽ thấy rõ sự lãng phí thời gian nếu dành thời gian thu thập ý tưởng từ đồng đội. Ngoài ra, cũng có khả năng sẽ xảy ra xung đột do các quan điểm khác nhau. Nếu ý kiến của một thành viên không được ủng hộ, bạn nên thể hiện sự trân trọng của mình với để tránh việc mất tinh thần và sự hài lòng trong công việc.

Do đó, chìa khóa để thành công với cách quản lý dân chủ là có một quy trình đưa ra quyết định được sắp xếp hợp lý.

Từ 20 điểm trở lên - Bạn là một nhà lãnh đạo Tự do (không can thiệp)

Phong cách quản lý này gần như là trao quyền hoàn toàn vì mọi sự giám sát đều được hạn chế tối da. Các nhà lãnh đạo theo phong cách này hầu hết chỉ có mặt để giao nhiệm vụ cho các thành viên và cung cấp các tài liệu cần thiết. Họ cũng có thể tham gia khi có sự cố hoặc được yêu cầu giúp đỡ. Nếu không, cách tiến hành công việc hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên. Nhân viên được tin tưởng hoàn toàn và trao toàn bộ trách nhiệm, trong khi bộ phận lãnh đạo tin rằng họ đã được cam kết và truyền cảm hứng để đạt được các mục tiêu cuối cùng.

Phong cách quản lý Tự do mang đến cho các nhân viên vốn đã giàu kinh nghiệm và động lực làm việc cơ hội để phát huy hết tiềm năng và phấn đấu cho các ý tưởng sáng tạo. Đồng thời, khi nhân viên được tin tưởng và trao quyền, họ có xu hướng siêng năng hơn so với việc bị chỉ huy. Phong cách này cũng giúp tinh giản quy trình làm việc hàng ngày do các bước quản lý dư thừa đều được loại bỏ.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng khi thiếu sự hướng dẫn và lãnh đạo vững chắc, việc vận hành của tập thể của thể bị trì trệ nếu các thành viên không thực sự đủ khả năng chuyên môn. Các nhà lãnh đạo cũng không thể phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và hành động kịp thời để ngăn chặn tình hình trở nên xấu hơn. Ngoài ra, sự đoàn kết trong nhóm có thể bị ảnh hưởng do thiếu sự tương tác giữa các thành viên và mỗi người đều theo đuổi các dự án riêng.

Do đó, phong cách quản lý tự do chỉ nên được sử dụng khi bạn thật sự chắc chắn về năng lực chuyên môn của cấp dưới.

Kết luận

Bạn có thể nhận ra bản thân có đủ mọi yếu tố từ các phong cách quản lý trên. Đây có lẽ là tin tốt vì lãnh đạo là công việc phức tạp và không có cách tiếp cận quản lý nào phù hợp với tất cả mọi người. Các nhà lãnh đạo thành công nhất nên biết khi nào và làm thế nào để điều chỉnh phong cách quản lý của mình phù hợp với yêu cầu của đội ngũ và các vấn đề mà họ đang phải đối mặt.

Đọc thêm về thế giới công việc và sức khỏe tinh thần hậu COVID:

  • Trắc nghiệm 2 phút: Nơi làm việc của bạn có độc hại không?
  • Quay lại làm việc sau COVID-19: 8 lời khuyên để tái khởi động an toàn
  • Trở lại văn phòng sau COVID một cách không căng thẳng
  • Dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại và cách “giữ mình”
  • Cha mẹ đi làm trong dịch COVID-19: Các bà mẹ dễ kiệt sức hơn ông bố khi phải cân bằng công việc và gia đình
  • Các thế hệ & COVID-19: Một đại dịch, trải nghiệm khác biệt và kỳ vọng đa dạng về nơi làm việc

Từ khóa » Chức Năng Của Nhà Lãnh đạo Là Trắc Nghiệm