Trắc Nghiệm Vật Lý 12 Bài 36: Năng Lượng Liên Kết Của Hạt Nhân (P2)

Câu 1: Người ta dùng photon bắn phá hạt nhân $_{4}^{9}\textrm{Be}$ đứng yên. Phản ứng cho ta hạt α và hạt nhân X. Biết động năng của photon là Wđp = 5,45 MeV, của hạt α là Wđα = 4 MeV, vận tốc của photon và của hạt α vuông góc nhau. Động năng của hạt X là

  • A. 2,125 MeV
  • B. 7,575 MeV
  • C. 3,575 MeV
  • D. 5,45 MeV

Câu 2: Tính số lượng phân tử nitơ có trong 1 gam khí nitơ. Biết khối lượng nguyên tử của nitơ là 13,999u. Biết $1u=1,66.10^{-24}$g

  • A. $43.10^{21}$
  • B. $215.10^{21}$
  • C. $43.10^{20}$
  • D. $215.10^{20}$

Câu 3: Gọi W1 là năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử hydro và W2 là năng lương liên kết của một proton trong hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$, ta có:

  • A. W1>>W2
  • B. W2=W1
  • C. W2<W1
  • D. W2<<W1

Câu 4: Biết năng lượng liên kết riêng của $_{92}^{235}\textrm{U}$ là 7,6MeV; khối lượng hạt nơtron và proton lần lượt là 1,00867u và 1,00728u; $1u=931,5MeV/c^{2}$. Khối lượng hạt U235 bằng

  • A. 235,00u
  • B. 234,992u
  • C. 234,128u
  • D. 234,658u

Câu 5: Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là 2,2 MeV và của $_{2}^{4}\textrm{He}$ là 28 MeV. Nếu hai hạt nhân đơteri tổng hợp thành $_{2}^{4}\textrm{He}$ thì năng lượng tỏa ra là

  • A. 30,2 MeV
  • B. 25,8 MeV
  • C. 23,6 MeV
  • D. 19,2 MeV

Câu 6: Khối lượng nguyên tử của $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là 55,934939 u. Biết khối lượng proton mp = 1,00728 u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là

  • A. 7,49 MeV/nuclôn
  • B. 7,95 MeV/ nuclôn
  • C. 8,55 MeV/nuclôn
  • D. 8,72 MeV/nuclôn

Câu 7: Năng lượng liên kết của các hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$; $_{55}^{142}\textrm{Cs}$; $_{40}^{90}\textrm{Zr}$và $_{92}^{235}\textrm{U}$ lần lượt là 28,4 MeV ; 1178 MeV ; 783 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân bền vững nhất trong số các hạt nhân này là

  • A. $_{55}^{142}\textrm{Cs}$
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{40}^{90}\textrm{Zr}$
  • D. $_{92}^{235}\textrm{U}$

Câu 8: Cho khối lượng hạt nhân sắt $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là 55,9207 u, khối lượng êlectron là $m_{e} = 0,000549$ u. Khối lượng của nguyên tử sắt $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là

  • A. 55,934974 u
  • B. 55,951444 u
  • C. 56,163445 u
  • D. 55,977962 u

Câu 9: Khi so sánh mức độ bền vững của hạt nhân A và B, người ta dựa vào

  • A. cấu hình electron
  • B. khối lượng nguyên tử
  • C. độ hụt khối
  • D. năng lượng liên kết hạt nhân

Câu 10: Năng lượng liên kết của các hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$ ; $_{1}^{2}\textrm{D}$ ; $_{58}^{140}\textrm{Ce}$ và $_{92}^{235}\textrm{U}$ lần lượt là 28,3 MeV ; 2,2 MeV ; 1183 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân bền vững nhất là

  • A. $_{58}^{140}\textrm{Ce}$
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{1}^{2}\textrm{D}$
  • D. $_{92}^{235}\textrm{U}$

Câu 11: Biết khối lượng các hạt là: $m_{p}=1,00728$ u ,$m_{n}=1,00867$ u,$m_{e}=0,000549$ u. Độ hụt khối của hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ là

  • A. 12,09 u
  • B. 0,0159 u
  • C. 0,604 u
  • D. 0,0957 u

Câu 12: Trong bốn hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}, _{6}^{12}\textrm{C}, _{30}^{64}\textrm{Zn}, _{82}^{206}\textrm{Pb}$, hạt nhân có năng lượng liên kết riêng lớn nhất là

  • A. $_{30}^{64}\textrm{Zn}$
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{6}^{12}\textrm{C}$
  • D. $_{82}^{206}\textrm{Pb}$

Câu 13: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân α là 28,4 MeV của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ là 128 MeV. Hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ bền vững hơn α vì

  • A. năng lượng liên kết của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α
  • B. số khối hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn số khối hạt α
  • C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α
  • D. điện tích của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α

Câu 14: Dùng hạt α bắn phát hạt nhân $_{13}^{27}\textrm{Al}$ ta có phản ứng : $_{13}^{27}\textrm{Al}$+α→$_{15}^{30}\textrm{P}$+n. Biết mα=4,0015 u ; mAl=26,974 u ; mp=29,970 u ; mn=1,0087 u;1 u=931 4MeV/c^{2}$. Tốc độ tối thiểu của hạt α để phản ứng trên xảy ra là

  • A. $1,44.10^{7}$ m/s
  • B. $1,2.10^{7}$ m/s
  • C. $7,2.10^{6}$ m/s
  • D. $6.10^{6}$ m/s

Câu 15: Biết khối lượng hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ là mC = 11,9967 u, mα = 4,0015 u. Cho 1 $uc^{2}$ = 931,5 MeV. Năng lượng tối thiểu để phân chia hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ thành ba hạt α là

  • A. 6,27 MeV
  • B. 7,26 MeV
  • C. 8,12 MeV
  • D. 9,46 MeV

Từ khóa » Bài Tập Năng Lượng Liên Kết