Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Trách nhiệm dân sự là gì?
  • Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
  • Ví dụ trách nhiệm dân sự
  • Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự
  • Tư vấn quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân có hành vi vi phạm là trách nhiệm dân sự. Vậy trách nhiệm dân sự là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý độc giả hãy tham khảo bài viết sau đây.

Trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng với người có hành vi vi phạm đã gây thiệt hại cho người khác, người đó phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả. Tùy vào từng trường hợp, bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.

Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm sau đây:

(i) Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dân sự

(ii) Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự chính là chủ thể của quan hệ dân sự.

(iii) Trách nhiệm dân sự nhằm bù đắp, bồi thường về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại;

Trách nhiệm dân sự được chia thành 02 loại là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Trên đây là trả lời cho câu hỏi trách nhiệm dân sự là gì? Và để quý vị hình dung rõ hơn về hình thức trách nhiệm pháp lý này, nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về trách nhiệm dân sự.

Ví dụ trách nhiệm dân sự

Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán trong đó công ty A là bên mua nguyên liệu phục vụ sản xuất và công ty B là công ty cung cấp. Trong hợp đồng giao kết, hai bên đã thỏa thuận 02 bên sẽ bàn giao hàng vào 15/07/2020 và bên A có nghĩa vụ thanh toán hết tiền hàng cho bên B hạn cuối vào 30/07/2020. Tuy nhiên, bên B không bàn giao hàng đúng thời hạn khiến bên A không thể sản xuất và có nhiều thiệt hại.

Bên B đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi không bàn giao hàng đúng hạn cho bên A.

Bên A là bên bị thiệt hại bởi sản xuất bị ngưng và bị hủy một số đơn hàng.

Trong trường hợp này, trách nhiệm dân sự thuộc về bên B, bên B có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng và bồi thường những thiệt hại của bên A do hành vi của bên B gây ra.

Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự

Theo quy định của pháp luật dân sự, độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

– Cá nhân từ đủ 18 tuổi thì phải tự bồi thường cho những thiệt hại mà bản thân gây ra;

– Cá nhân dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường. Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu.

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu tài sản không đủ thì cha, mẹ phải lấy tài sản của mình bồi thường phần còn thiếu đó.

– Trường hợp người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, người mất năng lực hành vi dân sự làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ có thể dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường, nếu tài sản không đủ thì người giám hộ sử dụng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu.

Tư vấn quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Vì vậy nếu bạn có thắc mắc về vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn, tư vấn:

+ Nắm được khái niệm của trách nhiệm dân sự;

+ Nắm được đặc điểm của trách nhiệm dân sự;

+ Biết được những vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự;

Mọi thắc mắc về trách nhiệm dân sự là gì? và các quy định của pháp luật dân sự, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 19006557.

Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Dân Sự