Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Quy định Về Trách Nhiệm Dân Sự
Có thể bạn quan tâm
Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006588 để được tư vấn miễn phí 24/7.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.306
Quan hệ dân sự là một trong những mối quan hệ phức tạp, thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn.
Xuất phát từ những giao dịch dân sự mỗi cá nhân đều mang trong mình trách nhiệm gắn liền với nghĩa vụ.
Vậy, trách nhiệm dân sự là gì? Khi nào cá nhân phải chịu trách nhiệm dân sự? Sau đây, Luật Quang Huy xin giải đáp như sau:
Tổng quan về bài viết
- 1. Trách nhiệm là gì?
- 2. Trách nhiệm dân sự là gì?
- 3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự
- 4. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
- 4.1 Trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản
- 4.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự là các chủ thể của quan hệ dân sự
- 4.3 Trách nhiệm dân sự nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.
- 5. Phân loại trách nhiệm dân sự
- 5.1 Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
- 5.2 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
- 6. Cơ sở pháp lý
1. Trách nhiệm là gì?
Trước khi hiểu khái niệm trách nhiêm dân sự, ta cần làm rõ khái niệm trách nhiệm.
Trách nhiệm có thể được hiểu theo hai nghĩa:
- Một là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm thực hiện đúng, đủ theo yêu cầu, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”,
- Hai là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả.
2. Trách nhiệm dân sự là gì?
Theo đó trách nhiệm dân sự là sự ràng buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự.
Là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự, trách nhiệm dân sự bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại.
Nếu hiểu theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi và chỉ khi có vi phạm dân sự.
Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự phát sinh khi cá nhân, tổ chức vi phạm sự thỏa thuận trong giao dịch dân sự, hay có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại đối với người khác.
Sự thỏa thuận của các bên là cơ sở hình thành nghĩa vụ dân sự.
Vậy nên, việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là căn cứ phát sinh trách nhiệm đối với các chủ thể.
Ngoài ra, còn phải dựa vào việc vi phạm nghĩa vụ đấy có gây ra thiệt hại cụ thể và có mối quan hệ nhân quả giữa nghĩa vụ và thiệt hại hay không?
Như vậy, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: lỗi, có thiệt hại vật chất xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện nghĩa vụ và thiệt hại vật chất.
4. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
4.1 Trách nhiệm dân sự là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản
Trong quan hệ dân sự, các bên thỏa thuận với nhau để thực hiện một giao dịch nhằm hướng đến một lợi ích nhất định.
Mỗi bên sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận đối với nhau.
Việc một bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
Lợi ích mà một bên bị thiệt hại sẽ được giá trị bằng một lượng tài sản nhất định mà bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường.
Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong mỗi giao dịch dân sự, cho nên, trách nhiệm trong dân sự chính là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản đối với các bên trong quan hệ dân sự.
4.2 Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự là các chủ thể của quan hệ dân sự
Trong dân sự, nghĩa vụ của chủ thể này là quyền của chủ thể khác.
Việc một bên vi phạm nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại.
Đặc biệt, trách nhiệm dân sự phát sinh từ nghĩa vụ dân sự, cho nên các chủ thể của nghĩa vụ dân sự cũng là chủ thể của trách nhiệm dân sự.
Cụ thể, cá nhân, tổ chức, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
4.3 Trách nhiệm dân sự nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Việc không thực hiện nghĩa vụ của mình sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
Cho nên đương nhiên, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự để đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích đã xâm phạm.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, A và B đã thỏa thuận mua bán 100 con gà.
A mua 100 con gà với mục đích sản xuất thịt gà khô xuất khẩu.
Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bên B đã giao hàng không đúng số lượng đã thỏa thuận, dẫn đến A chịu phải những thiệt hại nặng nề.
Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về việc giao tài sản không đúng số lượng trong hợp đồng mua bán như sau:
“1.Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.”
Như vậy, trong tình huống hợp đồng mua bán gà trên, B đã vi phạm hợp đồng và B phải chịu trách nhiệm vật chất đối với hành vi của mình.
Đó là B phải bồi thường thiệt hại cho bên A khi việc giao sai số lượng đã làm bên A không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
5. Phân loại trách nhiệm dân sự
5.1 Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng
Hợp đồng là giao dịch dân sự, mà trong đó các bên tự thỏa thuận quyền và nghĩa vụ.
Việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng có thể sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Trong mỗi loại hợp đồng, các bên đều có thể tự do thỏa thuận những nội dung cụ thể.
Và những thỏa thuận này chính là sự ràng buộc đối với cả hai bên hợp đồng.
Việc vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra.
Ví dụ về hợp đồng vay tài sản, khi bên vay trả nợ chậm so với thời hạn đã thỏa thuận thì bên vay phải chịu trách nhiệm bằng việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn và lãi đối với lãi suất quá hạn chưa trả.
Cụ thể, Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự đã quy định về trách nhiệm khi vay quá hạn chưa trả hoặc trả không đầy đủ như sau:
“5.Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như vậy, trong trường hợp này bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và trả thêm lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.
Trong hợp đồng, việc không thực hiện đúng nghĩa vụ có thể sẽ là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự mà pháp luật đặt ra là biện pháp bảo đảm để các chủ thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.
5.2 Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Bộ luật dân sự đã dành hẳn một chế định bao gồm các chế tài dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho những hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Trong trường hợp này, các chủ thể không có bất kì sự thỏa thuận nào, nhưng đã vi phạm các điều cấm của pháp luật dẫn đến một thiệt hại thực tế.
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3.Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Ngoài ra về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện như:
- Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, lỗi thuộc về người gây ra thiệt hại;
- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Ví dụ, A vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông, khiến B bị thương và hư hỏng phương tiện giao thông.
Vậy trường hợp này đã đủ điều kiện để phát sinh trách nhiệm của A.
A sẽ phải bồi thường cho B một khoản tiền hợp lý để khắc phục thiệt hại như: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần.
6. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của chúng tôi.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc mong muốn trợ giúp bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Dân Sự
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì - Luật Hoàng Phi
-
Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì, Lấy Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự?
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Trách Nhiệm Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Trách Nhiệm Dân Sự ?
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì Cho Ví Dụ - Thả Rông
-
Trách Nhiệm Dân Sự Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Theo Quy định Của Pháp ...
-
Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Đặc Điểm Và Có Những Loại Trách ...
-
Trách Nhiệm Dân Sự Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Công Ty Luật DRAGON
-
Vi Phạm Dân Sự Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự - Pháp Luật
-
Phổ Biến Pháp Luật Kinh Doanh
-
Vi Phạm Pháp Luật Dân Sự Là Gì? Lấy Ví Dụ Về Vi Phạm Dân Sự?
-
Trách Nhiệm Dân Sự Do Vi Phạm Nghĩa Vụ