Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp: Áp Dụng Thế Nào? - VNCMD

Skip to content trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility - csr) Jonathan M. Pham Jonathan M. Pham

Trước đây, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của phần lớn doanh nghiệp. Theo đó, mọi hoạt động/ sáng kiến đều được đưa ra nhằm phục vụ mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, cấp lãnh đạo – quản lý đã và đang dần ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của trách nhiệm với xã hội. Thay vì chỉ tập trung tối ưu lợi nhuận cho cổ đông và giám đốc điều hành, doanh nghiệp bắt đầu chú trọng tìm kiếm những giải pháp phục vụ cho con người và xã hội nói chung.

Nhận thức trên đây là nền tảng dẫn đến sự ra đời của khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility).

Nội dung

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) đề cập đến những hành động và chính sách của doanh nghiệp – nhằm mục đích mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.

Ý tưởng chính đằng sau khái niệm CSR là để công ty theo đuổi những mục tiêu vì xã hội – bên cạnh việc tối đa hóa lợi nhuận.

Một số mục tiêu CSR phổ biến có thể kể đến như: giảm thiểu tác động đến môi trường, nâng cao tinh thần tự nguyện của nhân viên, quyên góp cho các tổ chức từ thiện, v.v… ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Chính sách xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò là “khuôn khổ” tự điều chỉnh – giúp doanh nghiệp hình thành ý thức trách nhiệm với xã hội – bao gồm với chính mình, các bên liên quan và với công chúng.

Bằng việc thực thi trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận thức sâu sắc hơn tác động của mình đối với tất cả các khía cạnh của xã hội – từ kinh tế, xã hội và môi trường.

Thông qua các chương trình CSR, hoạt động từ thiện và chiến dịch tình nguyện, doanh nghiệp không những đóng góp lợi ích cho xã hội – mà còn có cơ hội quảng bá và xây dựng thương hiệu cho chính mình. csr là gì

Vai trò của trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp

Nhiều công ty xem CSR là một phần không thể thiếu đối với hình ảnh thương hiệu – lý do là vì khách hàng sẽ ưu tiên tin dùng sản phẩm/ dịch vụ của những doanh nghiệp có danh tiếng xã hội tốt hơn. Vì lẽ này, CSR là nhân tố tối quan trọng trong mọi hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp.

Trào lưu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch từng bước cải thiện quy trình sản xuất – nhằm góp phần bảo vệ môi trường (ví dụ: sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo…).

CSR là gì

Tổng hợp 6 lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu. Khi khách hàng nhìn thấy những bằng chứng về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, họ sẽ có xu hướng phản ứng tích cực với thông điệp quảng bá của doanh nghiệp hơn.
  • Tăng cường sự trung thành của khách hàng và doanh số bán hàng. Khi công ty thể hiện bằng chứng về trách nhiệm đối với xã hội, khách hàng sẽ cảm thấy có lý do chính đáng để tin tưởng và lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của công ty so với đối thủ.
  • Tiết kiệm chi phí hoạt động. Việc đầu tư tối ưu quy trình vận hành sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hoạt động, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Khi doanh nghiệp thể hiện hành vi đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội, nhân viên cũng sẽ nhờ đó có động lực để hành động tương tự theo chuẩn mực hành vi (code of conduct) chung. Tinh thần cam kết và gắn bó với doanh nghiệp gia tăng – đồng nghĩa với việc tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng sẽ giảm đi.
  • Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. Các nhà đầu tư thường sẵn sàng hỗ trợ những doanh nghiệp có chính sách CSR toàn diện hơn.
  • Giảm bớt gánh nặng pháp lý. CSR là nền tảng xây dựng mối quan hệ bền chặt với các cơ quan pháp lý – nhờ đó giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp.

Ý thức xã hội ngày nay đã trở thành xu thế mới của môi trường kinh doanh. Theo đó, người lao động và khách hàng thường ưu tiên hợp tác với những doanh nghiệp có hình ảnh xã hội tốt.

Katie Schmidt, người sáng lập và nhà thiết kế chính của Passion Lilie, chia sẻ về lợi ích to lớn khi áp dụng CSR trên Business News Daily:

Nhận thức của công chúng về doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công lâu dài. Hình ảnh thương hiệu tích cực là nền tảng để tạo dựng tên tuổi cho công ty.

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở thành đề tài được quan tâm, việc xây dựng chiến lược tạo dựng hình ảnh thương hiệu cũng trở nên ngày một quan trọng.

Ngày nay, người lao động, khách hàng và các bên liên quan thường ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có chính sách CSR tốt hơn. Doanh nghiệp được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn vào quá trình thay đổi xã hội – thông qua hệ thống giá trị cốt lõi và thực tiễn kinh doanh.

Jen Boynton, cựu Giám đốc điều hành của B Targeted Marketing Co. cho biết:

Một chương trình CSR toàn diện là cơ hội để công ty thể hiện “nghĩa vụ công dân” của mình, cũng như bảo vệ công ty khỏi rủi ro nghiêm trọng, qua việc đánh giá toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường xung quanh.

Nghiên cứu của Cone Communications cho thấy: Hơn 60% người được khảo sát mong muốn doanh nghiệp nỗ lực đóng góp vào quá trình thay đổi xã hội và môi trường – kể cả khi không có quy định của chính phủ. Gần 90% người tiêu dùng cho biết sẽ mua sản phẩm của một thương hiệu có đóng góp vào một vấn đề xã hội mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, gần 75% cho biết họ sẽ từ chối mua hàng của một công ty – nếu quan điểm xã hội của doanh nghiệp trái ngược với niềm tin của họ.

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường

Người tiêu dùng không phải là đối tượng duy nhất quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Susan Cooney – cựu quản lý tại Symantec – nhận định: Chiến lược phát triển bền vững là một yếu tố quan trọng – nhằm thu hút những nhân viên tài năng hàng đầu.

Thế hệ người lao động trong tương lai đang tìm kiếm những nhà tuyển dụng quan tâm đến 3 điểm mấu chốt: con người, hành tinh và doanh thu. Cùng với quá trình tăng trưởng doanh thu, doanh nghiệp được kỳ vọng sử dụng một phần lợi nhuận đó cho các hoạt động cộng đồng.

Schmidt cũng chỉ ra rằng, chiến lược phát triển bền vững cũng mang lại tác động không nhỏ về mặt tài chính. Ví dụ, sử dụng ít bao bì và giảm tiêu thụ năng lượng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất tổng thể.

Đọc thêm: Cách làm việc với thế hệ Millennials – Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với khách hàng, nhân viên và các bên liên quan, các doanh nghiệp ngày nay đang lên kế hoạch triển khai hoạt động CSR toàn diện – trong đó, tập trung vào 4 hạng mục chính sau:

1. Bảo vệ môi trường

Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi thiết kế hoạt động CSR. Bất kể quy mô lớn nhỏ ra sao, hoạt động sản xuất đều ít nhiều sinh ra chất thải (rác, khói bụi, nước xả thải…). Việc giảm bớt lượng chất thải này có ý nghĩa rất to lớn đối với hình ảnh xã hội của doanh nghiệp. trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về môi trường

2. Hoạt động từ thiện

Doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách quyên góp tiền, sản phẩm hoặc dịch vụ cho các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức xã hội. Những doanh nghiệp lớn, nguồn lực dồi dào thường có lợi thế khi đóng góp cho các tổ chức từ thiện và chương trình cộng đồng địa phương – tuy nhiên, ngay cả một doanh nghiệp nhỏ cũng đủ khả năng tự xây dựng thương hiệu cho chính mình.

Nếu ban quản lý có ý tưởng về một chương trình từ thiện, hãy liên hệ với tổ chức liên quan, tìm hiểu về nhu cầu cụ thể của họ – từ đó đánh giá xem liệu công ty có thể quyên góp dưới hình thức nào là tốt nhất (ví dụ: tiền bạc, thời gian, sản phẩm…).

3. Sử dụng lao động có đạo đức

Thông qua việc đối xử công bằng và đạo đức với nhân viên (chế độ lương thưởng, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, giờ giấc làm việc phù hợp, v.v…), doanh nghiệp đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tập đoàn lớn, có quy mô hoạt động trên phạm vi quốc tế. đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

4. Công việc tình nguyện

Cùng nhân viên tham gia vào các chương trình tình nguyện tại địa phương cũng là cách thể hiện sự chân thành của công ty. Bằng cách “cho đi” mà không đòi hỏi “nhận lại”, doanh nghiệp thể hiện cách hùng hồn nhất sự quan tâm và ủng hộ với những vấn đề xã hội.

đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Điều kiện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Điều kiện tiên quyết để áp dụng chính sách trách nhiệm với xã hội (CSR) là doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm với chính mình và cổ đông.

Thông thường, những công ty thực hiện CSR đã phát triển hoạt động kinh doanh đến mức đủ để đóng góp cho xã hội – vì lý do này, hoạt động CSR thường phổ biến hơn ở những tập đoàn lớn.

Bên cạnh đó, công ty càng nổi tiếng và thành công bao nhiêu, tiêu chuẩn trách nhiệm về hành vi đạo đức với các đối tác, đối thủ cạnh tranh và lĩnh vực kinh doanh càng lớn bấy nhiêu.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng xây dựng chương trình CSR riêng – dù những chương trình của họ không thường xuyên được công bố rộng rãi như các tập đoàn lớn.

Phương pháp xây dựng mô hình kinh doanh đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội

Ngay cả khi không có nguồn ngân sách dồi dào như các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp (start-up) vẫn có thể dùng nỗ lực của chính mình để tạo ra tác động đáng kể đến cộng đồng. Schmidt nhận xét:

Từng nỗ lực một cộng lại cũng đủ để tạo ra sự khác biệt. Khi lên kế hoạch quyên góp và trao ban giá trị cho cộng đồng, hãy bắt đầu từ địa phương mình trước – sau đó mới mở rộng phạm vi ra lớn hơn.

Trong quá trình lên kế hoạch khởi xướng hoạt động CSR, doanh nghiệp đừng quên tạo điều kiện cho nhân viên cùng tham gia vào quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm xây dựng một đội ngũ nội bộ – phụ trách quản lý những hoạt động và vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, cũng như các vấn đề quan trọng khác đối với người lao động.

Việc doanh nghiệp đáp ứng mối quan tâm của nhân viên là nền tảng củng cố sự gắn bó của họ với tổ chức – cũng như gia tăng tỷ lệ thành công của dự án. Khi nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, doanh nghiệp cũng đồng thời đảm bảo một môi trường làm việc minh bạch, an toàn và hỗ trợ lợi ích của người lao động. trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao động

Nếu những chính sách CSR chỉ được bàn luận trong những cuộc họp riêng tư, nhân viên sẽ thắc mặc liệu doanh nghiệp có sự cam kết nào không – và liệu rằng những khoản quyên góp sẽ đi về đâu. Vì vậy, hãy tạo điều kiện để nhân viên (cũng như người tiêu dùng) tham gia vào quá trình này – để họ cảm thấy bản thân cũng có tiếng nói.

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao động

Bất kể áp dụng chiến lược doanh nghiệp phát triển bền vững nào, Boynton cho rằng: Điều quan trọng là các bên liên quan phải có tiếng nói. Hãy để khách hàng biết rõ doanh nghiệp đang làm gì để đóng góp cho xã hội.

Người tiêu dùng xứng đáng được chia sẻ những cảm xúc tốt đẹp khi doanh nghiệp làm những điều đúng đắn. Khảo sát đã phát hiện ra rằng, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm bền vững, hơn là một sản phẩm thay thế thông thường. Công bố những lợi ích trên sẽ đảm bảo đôi bên cùng có lợi – từ cả khía cạnh thương mại và phát triển bền vững.

MẸO: Hãy để nhân viên trở thành một phần của quá trình ra quyết định liên quan đến các chương trình CSR.

Đọc thêm: Quản lý nhân sự – Chìa khóa thành công của doanh nghiệp

Những điều cần tránh khi lên kế hoạch xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thoạt nghe có vẻ đơn giản – tuy nhiên, cấp lãnh đạo cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Không tham gia vào những hoạt động không liên quan

Đầu tiên, doanh nghiệp nên tránh tham gia vào những hoạt động từ thiện không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của mình – hoặc vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của công ty dưới bất kỳ hình thức nào.

Thay vì gửi tiền cho một đơn vị hoàn toàn không liên quan, hãy tìm đến một tổ chức phi lợi nhuận mà công ty tin tưởng – hoặc một dự án trong cộng đồng của bạn.

2. Không áp dụng CSR chỉ nhằm mục đích tiếp thị

Lưu ý thứ hai, đó là không sử dụng các chương trình CSR chỉ cho mục đích tiếp thị.

Theo Schmidt, việc thực hiện chiến dịch CSR nhằm mục đích quảng cáo sẽ sớm “phản tác dụng” – nếu doanh nghiệp không thực sự thực hành theo đúng nội dung truyền tải lâu dài.

Thay vì chỉ thực hiện một lần, ban lãnh đạo cần tổ chức những hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội một cách thường xuyên.

Người lao động và người tiêu dùng luôn sẵn sàng phản ứng tích cực với các công ty thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội lâu dài và bền vững.

3. Không áp đặt bất kỳ giới hạn nào

Cuối cùng, nếu doanh nghiệp đang cân nhắc một hoạt động mang tính bền vững – nhưng chưa từng có tiền đề pháp lý trước đây, lời khuyên là hãy cứ tiến hành ngay. Đừng chần chừ.

Bằng cách “tiên phong” áp dụng các chuẩn mực trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tự đặt ra tiêu chuẩn cho lĩnh vực hoạt động, cũng như sớm hoàn thiện quy trình vận hành.

Hoạt động CSR mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Không chỉ gắn kết người tiêu dùng và nhân viên, chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn đóng góp vào quá trình thay đổi tích cực của xã hội.

Đọc thêm: Nghề nhân sự là gì? Tổng quan công việc & các tố chất cần thiết

trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hoạt động quản lý CSR có thể được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Đầu tiên, ban lãnh đạo cần chia nhỏ mục tiêu CSR thành những hạng mục nhỏ (ví dụ: hoạt động từ thiện, đối xử công bằng với người lao động, bảo vệ môi trường…).

Để theo dõi tiến độ của từng hạng mục nhỏ, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số hiệu suất chính có thể đo lường được như:

  • Lượng khí thải carbon đã được cắt giảm.
  • Số lượng người đã tiếp cận trong chương trình từ thiện.
  • v.v…

Song song với quá trình này, cần có kế hoạch liên tục theo dõi sự phát triển của từng hạng mục, cũng như nhận thức của công chúng về chương trình CSR của doanh nghiệp.

Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đa số các doanh nghiệp từ lâu đã áp dụng các hình thức thể hiện trách nhiệm với xã hội – thông qua những mục tiêu ngắn và dài hạn khác nhau – nhằm đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều đơn vị đòi hỏi hoạt động CSR phải đóng góp vào kết quả kinh doanh. Đây là đòi hỏi quá “tham vọng” – dễ khiến hoạt động CSR đi lệch khỏi mục tiêu và ý nghĩa ban đầu, đó là cân bằng giữa lợi nhuận với các tác động đến môi trường, con người và xã hội.

CSR cần được thực hiện với mục đích giảm thiểu rủi ro, nâng cao uy tín và hỗ trợ cho kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, các chương trình CSR cần chú trọng tạo ra tác động lan tỏa – chứ không chỉ đơn thuần để phục vụ một vài mục tiêu cụ thể nào đó.

Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp – 6 yếu tố cấu thành & Quy trình xây dựng chi tiết

Ví dụ về các doanh nghiệp áp dụng CSR trong thực tế

Dưới đây là thống kê một vài tên tuổi nổi bật đã thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên quy mô lớn:

  • LEGO: Công ty đồ chơi LEGO đã đầu tư hàng triệu đô-la vào việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu chất thải. Những nỗ lực bảo vệ môi trường của LEGO bao gồm giảm bớt bao bì, sử dụng vật liệu bền vững, đầu tư vào năng lượng thay thế.
  • Johnson & Johnson: Tập đoàn Johnson & Johnson tập trung vào việc giảm tác động đến môi trường bằng cách đầu tư vào nhiều nguồn năng lượng thay thế khác nhau. Trên phạm vi toàn cầu, Johnson & Johnson cũng có các chính sách cung cấp nước sạch và an toàn cho cộng đồng.
  • Starbucks: Chuỗi cà phê toàn cầu đã thực hiện quy trình tuyển dụng có trách nhiệm với xã hội – nhằm mục tiêu đa dạng hóa lực lượng lao động. Những nỗ lực của Starbucks tập trung vào việc thuê thêm lao động cựu chiến binh, những người trẻ muốn bắt đầu sự nghiệp, cũng như đối tượng người tị nạn.
  • Google: Google đã thể hiện cam kết của mình đối với môi trường – bằng cách đầu tư vào những nguồn năng lượng tái tạo. Giám đốc điều hành của công ty, Sundar Pichai, được biết đến là người có quan điểm rõ ràng về các vấn đề xã hội.
  • Pfizer: Những nỗ lực xây dựng trách nhiệm xã hội của tập đoàn dược phẩm được thể hiện qua các sáng kiến chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt động của công ty bao gồm truyền bá nhận thức về các bệnh không lây nhiễm, cung cấp các dịch vụ y tế dễ tiếp cận cho phụ nữ và trẻ em.

Tổng kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về phương pháp thực hành và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn tìm hiểu về các khóa học coaching, phát triển lãnh đạo và đào tạo quản trị nhân sự chuyên nghiệp của chúng tôi, vui lòng xem thêm tại đây, hoặc liên hệ với ITD Vietnam qua số điện thoại 028 3825 8487/ email itdvietnam@vncmd.com.

Có thể bạn quan tâm:

  • Leadership Branding: Xây dựng thương hiệu lãnh đạo cá nhân
XEM NGAY

Tham khảo

Corporate Social Responsibility (CSR) Definition. https://www.investopedia.com/terms/c/corp-social-responsibility.asp. Truy cập ngày 22/06/2021.

Corporate Social Responsibility. https://www.businessnewsdaily.com/4679-corporate-social-responsibility.html. Truy cập ngày 22/06/2021.

Types of Corporate Social Responsibility to be aware of. https://online.hbs.edu/blog/post/types-of-corporate-social-responsibility. Truy cập ngày 22/06/2021.

The Truth about CSR. https://hbr.org/2015/01/the-truth-about-csr. Truy cập ngày 22/06/2021.

Jonathan M. Pham Jonathan M. Pham Chào bạn! Tôi là Jonathan M. Pham, một người 'khách lữ hành' trên hành trình tìm kiếm bản thể. Tôi có mối quan tâm sâu sắc với các chủ đề về Coaching, Đào tạo, Học tập & Phát triển (L&D). Mong muốn của tôi là được chia sẻ kiến thức và những trải nghiệm cá nhân với bạn đọc - đặc biệt là những ai có mong muốn khám phá bản thân và tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

ITD Vietnam Center for Management Development (VNCMD) là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam@vncmd.com/ itdhcmc@itdworld.com, hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

Facebook Linkedin Instagram Youtube

BẠN THẤY BÀI VIẾT HỮU ÍCH? CHIA SẺ NGAY!

Facebook LinkedIn Khóa học quản trị nhân sự chuẩn quốc tế

Trước khi bạn chuyển sang đọc bài khác…

Đừng quên dành thời gian tìm hiểu các khóa đào tạo lãnh đạo của ITD bạn nhé!

Với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, chúng tôi hiểu rõ những nhu cầu và băn khoăn của lãnh đạo doanh nghiệp – trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Nhằm đáp ứng những trăn trở đó, ITD đã và đang không ngừng thiết kế các chương trình đào tạo quản lý mới – được xây dựng và phụ trách bởi các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

XEM NGAY CÁC KHÓA ĐÀO TẠO CỦA ITD

Bài viết liên quan

giữ chân nhân viên

Giữ chân nhân viên: Bí quyết thu hút và gắn kết người tài

Nhân tướng học trong quản trị nhân sự

Nhân tướng học trong quản trị nhân sự: Ứng dụng thế nào?

HRBP là gì

HRBP là gì? Vai trò chiến lược của HRBP đối với doanh nghiệp

Đăng ký nhận bản tin

Cập nhật các tin tức mới nhất về chủ đề Coaching, Lãnh đạo & Quản trị nhân sự - biên soạn bởi đội ngũ ITD Vietnam và các chuyên gia của ITD World - cũng như các chương trình đào tạo và hội thảo kỹ năng lãnh đạo sắp tới của ITD Vietnam. Kết nối với chúng tôi Tags: Quản trị DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Ví Dụ Khía Cạnh Nhân Văn