Trạng Ngữ Là Gì? Các Loại Trạng Ngữ
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần của câu được xét trong chỉnh thể của câu nói chung. Trạng ngữ là thành phần phụ biểu thị hoàn cảnh được nêu ở nòng cốt câu. Trạng ngữ do từ, cụm từ hay kết cấu chủ vị tạo thành. Có thể có các loại trạng ngữ sau: trạng ngữ thời gian, trạng ngữ nơi chốn, trạng ngữ nguyên nhân, trạng ngữ mục đích, trạng ngữ cách thức.
Ví dụ:
Buổi tối anh ấy mới học
Để học tiếng Anh giỏi bạn phải học chăm chỉ
Họ, những người nông dân ấy, đang làm việc ở ngoài đồng
2. Đặc trưng
a. Về chức năng
Trạng ngữ bổ sung các ý nghĩa về địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, phương diện, tình hình, nguyên nhân, mục đích,… cho sự tình được đề cập đến trong câu. Ví dụ:
- Có lần, nhà văn Bớc–na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. (Tiếng Việt 5)
- Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ. (Trần Phương Hạnh)
- Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt. (Đào Vũ)
b. Về cấu tạo
Trạng ngữ thường có cấu tạo là một (những) cụm giới từ (ví dụ a), cụm danh từ (ví dụ b), cụm tính từ (ví dụ c), cụm động từ (ví dụ d), hoặc trạng ngữ cũng có thể là một từ (ví dụ e) hay một tiểu cú (ví dụ f):
- Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. (Phạm Hổ)
- Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. (Thép Mới)
- Nhanh như một con sóc, nó vụt biến mất.
- Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. (Đoàn Minh Tuấn)
- Thỉnh thoảng, câu ru em lại cất lên một đoạn ạ ời… (Băng Sơn)
- Tay xách chiếc nón, chị rụt rè bước lên thềm. (Ngô Tất Tố)
c. Về vị trí
Trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu, hoặc cuối hoặc giữa câu, thường gặp nhất là trường hợp trạng từ đứng đầu câu. Chẳng hạn:
- Hai bên bờ sông, lần lượt diễu qua những đồng ruộng và cả những khóm tre, những làng mạc xo (Nam Cao)
- Hồ Chủ tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. (Sách)
- Chị sẽ rời xa anh, dù đau khổ đến mấy.
Trong các loại thành phần phụ, trạng ngữ là loại thành phần phụ quan trong nhất do chức năng, tác dụng của nó đối với sự tình được diễn đạt trong câu và do khả năng cải biến của nó. Chẳng hạn, ta có thể quan sát khả năng cải biến của trạng ngữ qua ví dụ sau:
Ngoài vườn, những bông hoa đang nở rộ. (ngoài vườn là trạng ngữ).
→ Những bông hoa đang nở rộ ngoài vườn. (ngoài vườn thành một bộ phận của vị ngữ).
→ Những bông hoa ngoài vườn đang mở rộ. (ngoài vườn thành một bộ phận của chủ ngữ).
3. Các loại trạng ngữ
3.1. Trạng ngữ chỉ không gian và thời gian thường có kết cấu là một cụm danh từ hoặc một cụm giới từ. Nó có chức năng biểu thị thời gian hoặc không gian của sự tình được đề cập ở thành phần nòng cốt. Ví dụ:
- Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. (Lưu Quang Vũ)
- Mấy năm ở Sài Gòn, y đã cố tạo cho y một cá tính khác hẳn cá tính của y. (Nam Cao)
- Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi của 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời. (Mai Hồng & HB)
3.2. Trạng ngữ chỉ tình hình bao gồm trạng ngữ chỉ tình huống và trạng ngữ chỉ cách thức – phương tiện.
* Trạng ngữ tình huống thường có cấu trúc là một cụm động từ hoặc cụm giới từ hoặc cụm tính từ. Nó có chức năng bổ sung cho sự tình được diễn đạt ở nòng cốt câu ý nghĩa về tình huống. Ví dụ:
- Tới cổng trường cũ, chị tần ngần dừng lại hồi lâu.
- Trong điều kiện hiện nay, ai cũng phải nỗ lực nhiều hơn.
- Trông từ xa, cây cầu như một dải lụa bạc vắt qua dòng sông xanh.
* Trạng ngữ chỉ cách thức – phương tiện thường có cấu trúc là một cụm giới từ mở đầu bằng các giới từ như nhờ, với, bằng, qua,… Nó có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức thực hiện sự tình hoặc phương thức thực hiện sự tình đó được đề cập ở nòng cốt câu. Ví dụ:
- Nhờ cái thần thế ấy, hắn mới chửi to, thét mắng khắp cho oai. (Ngô Tất Tố)
- Nguyễn Du, bằng ngòi bút thiên tài, đã dựng nên một kiệt tác bất hủ – “Đoạn trường tân thanh”.
- Với trí thông minh và lòng say mê tìm tòi những điều mới lạ, nó đã chiếm giải nhất của cuộc thi “Sáng tạo Trẻ”.
3.3. Trạng từ chỉ nguyên nhân thường là một cụm giới từ, dẫn nhập bằng giới từ chỉ nguyên nhân như vì, do, bởi, bởi vì, tại vì. Nó có chức năng bổ sung ý nghĩa nguyên nhân của sự tình được biểu hiện ở nòng cốt câu. Nó thường đứng đầu hoặc cuối câu, hiếm khi đứng giữa câu. Ví dụ:
a. Vì tình nên phải đi đêm,
Vấp năm bảy cái vẫn êm hơn giường. (Ca dao)
b. Vì mây cho núi lên trời,
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng. (Ca dao)
c. Ông ấy đã đi tối qua mà không thể chờ anh, vì quá vội.
3.4. Trạng ngữ chỉ mục đích có chức năng bổ sung ý nghĩa mục đích của sự tình được biểu đạt ở nòng cốt câ Nó thường có cấu trúc là một giới từ chỉ mục đích như để, nhằm, để cho,… Nó thường đứng đầu hoặc cuối câu. Ví dụ:
- Để học hỏi kinh nghiệm, họ đã không quản ngại đường xa.
- Để giữ vững nền độc lập tự do cho Tổ quốc, những người chiến sĩ ấy đã anh dũng hi sinh.
- Nó chăm chỉ học tập, để giành kết quả cao trong kì thi tới.
3.5. Trạng ngữ chỉ điều kiện/giả thiết có chức năng bổ sung ý nghĩa về điều kiện và giả thiết của sự tình được miêu tả ở nòng cốt câ Nó thường có cấu tạo là một cụm động từ hoặc cụm danh từ có các kết từ nếu, nếu như, giá, giá như dẫn nhập. Vị trí đầu câu là vị trí chủ yếu của loại trạng ngữ này. Ví dụ:
- Nếu hát nhanh thì bài hát này sẽ tuyệt.
- Nếu khóc được, thì nó sẽ đỡ đau đớn hơn một phần,
- Giá như có tiền tỉ nó sẽ chẳng ở đây.
3.6. Trạng từ chỉ ý nhượng bộ thường có cấu trúc là một ngữ đoạn động từ hoặc ngữ đoạn tính từ được dẫn nhập bằng các kết từ chỉ ý nhượng bộ tuy, dù, mặc dù, dầu, dù rằng,…
- Tuy nghèo nhưng cô ấy rất tốt bụng.
- Dù mưa bão, chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch đã định.
- Mặc dù đau khổ, chị vẫn quyết chia tay với anh.
- Chủ ngữ, vị ngữ là gì?
- Định ngữ là gì?
- Ngữ pháp là gì? Đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt
- Lượng từ là gì?
Từ khóa » Ví Dụ Tính Từ Làm Trạng Ngữ
-
Trạng Ngữ Là Gì? Ví Dụ Về Trạng Ngữ - Luật Hoàng Phi
-
Định Ngữ – Bổ Ngữ – Trạng Ngữ | Quả Thông
-
Bổ Ngữ, Trạng Ngữ Là Gì ? Nêu Các Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Trạng Ngữ Trong Tiếng Trung | Cách Phân Loại & Sử Dụng
-
[PDF] Bài 5: Từ Loại Tiếng Việt - TaiLieu.VN
-
Bổ Ngữ Là Gì? Trạng Ngữ Là Gì? Ví Dụ Bổ Ngữ Và Trạng Ngữ
-
TRẠNG NGỮ Trong Tiếng Trung: Cách Dùng Chuẩn Xác Nhất
-
Xác định Bổ Ngữ, định Ngữ, Trạng Ngữ Trong Câu Văn - Tiếng Việt Lớp 5
-
Trạng Ngữ Là Gì? Bài Tập Vận Dụng Liên Quan đến Trạng Ngữ - HOCMAI
-
Thế Nào Là Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ, Bổ Ngữ, định Ngữ
-
Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ Là Gì? Cho Ví Dụ?
-
Trạng Từ – Wikipedia Tiếng Việt
-
LUYỆN PHẢN XẠ: Tính Từ Mang "地" Làm Trạng Ngữ - YouTube
-
Trạng Ngữ Là Gì? Các Loại Trạng Ngữ - Tác Dụng - Cho Ví Dụ