Transistor Là Gì - Cấu Tạo - Nguyên Lý Và Cách Kiểm Tra Chân Transistor

Transistor là gì? Có vai trò như thế nào, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động cũng như cách kiểm tra chân của transistor.  Đây thường sẽ là những khó khăn ban đầu khi tìm hiểu về các loại linh kiện điện tử như: transistor, tụ điện, hay biến trở.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc giúp các bạn hiểu hơn về transistor.

Transistor là gì
Transistor là gì

Danh mục

  • 1 Transistor là gì
  • 2 Transistor – Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động
    • 2.1 Cấu tạo của transistor là gì
    • 2.2 Nguyên lý hoạt động của Transistor
      • 2.2.1 Nguyên lý hoạt động của transistor NPN
      • 2.2.2 Đối với hoạt động của PNP:
    • 2.3 Cách xác định chân cho Transistor
      • 2.3.1 Xem thêm các bài viết hay khác:

Transistor là gì

Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số: Như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động trong cách mạch điện tử.

Transistor – Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của transistor là gì

Cấu tạo của Transistor là gì. Thực tế transistor có cấu tạo gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mỗi tiếp giáp P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta được transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được transistor ngược.

Cấu tạo của Transistor là gì
Cấu tạo của Transistor là gì

Phân biệt transistor PNP và NPN trong thực tế.

Transistor Nhật Bản: thường ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các transistor. Cách đọc kí hiệu của transistor:

  • Ký hiệu là A và B là transistor thuận PNP
  • Ký hiệu là C và D là transistor ngược NPN.
  • Transistor A và C thường có công suất nhỏ và tần số làm việc cao
  • Transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

Cấu tạo của transistor tương đương với hai diode đấu ngược chiều nhau như hình sau. Ba lớp bán dẫn được nối ra thành 3 cực của transistor.

Các cực của transistor là gì.

  • Cực gốc ký hiệu là B (Base), lớp bán dẫn B có rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.
  • Cực phát E (Emitter)
  • Cực thu hay cực góp là C (Collector).
  • Vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn nhưng kích thước và nồng độ tạp chất lại khác nhau nên chúng không thể hoán đổi vị trí cho nhau.

Nguyên lý hoạt động của Transistor

Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biên (junction). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt (bias voltage)

Mỗi vùng trong transistor hoạt động như một diod. Vì mỗi transistor có hai vùng và có thể kích hoạt với một điện thế thuận hoặc nghịch. Có tất cả bốn cách thức (mode) hoạt động cho cả hai PNP hay NPN Transistor.

Cách thức hoạt động (Operating Mode) EBJ CBJ
Phân cực nghịch Cut-Off Nghịch (Reverse) Nghịch (Reverse)
Phân cực thuận nghịch Active Thuận (Forward) Nghịch (Reverse)
Phân cực thuận Saturation Thuận (Forward Thuận (Forward)
Phân cực nghịch thuận Reverse-Active Nghịch (Reverse) Thuận (Forward)
  • Phân cực thuận nghịch (The Active mode) dùng cho việc khuếch đại điện thuận.
  • Phân cực nghịch thuận (Reverse-Active) dùng cho việc khuếch đại điện nghịch.
  • Vùng (The Cut-Off) and (Saturation) modes dùng như công tắc (switch) và biểu hiện trạng thái 1,0 trong điện số.

Nguyên lý hoạt động của transistor NPN

Nguyên lý hoạt động của transistor NPN
Nguyên lý hoạt động của transistor NPN
  • Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E. Trong đó (+) là nguồn vào cực C, (-) là nguồn vào cực E.
  • Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E. Trong đó cực (+) vào chân B và cực (-) vào chân E.
  • Khi công tắc mở, ta thấy rằng mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua. Lúc này dòng IC = 0.
  • Khi công tắc đóng, mối P – N được phân cực thuận. Khi đó có dòng điện chạy từ nguồn (+) UBE qua công tắc tới R hạn dòng. Sau đó qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB.
  • Ngay khi dòng IB xuất hiện, lập tức dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng. Khi đó dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB.
  • Dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB, khi đó có công thức

IC = β.IB

Trong đó:

        • IC là là dòng chạy qua mối CE
        • IP là dòng chạy qua mối BE
        • β Là hệ số khuếch đại của transistor

Khi có điện UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện. Khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp. Vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB. Còn lại phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE tạo thành dòng ICE chạy qua transistor.

Đối với hoạt động của PNP:

Transistor PNP có hoạt động tương tự transistor NPN. Nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại. Dòng IC từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.

Cách xác định chân cho Transistor

Transistor được chia ra làm 2 loại là NPN và PNP. Mỗi loại sẽ có cách hoạt động khác nhau. Do đó, việc quan trọng khi cầm trên tay một con tranzito thì phải biết được nó là loại NPN hay PNP và thứ tự các chân của nó. Trong phần này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra đơn giản nhất.

Cách xác định chân của Transistor như sau:

Xác định chân của Transistor
Xác định chân của Transistor
  • Chúng ta cần có một đồng hồ VOM kim.
  • Bước 1 xác định chân B: Tiến hành các phép đo ở hai chân bất kỳ, trong các phép đo đó sẽ có 2 phép đo kim đồng hồ dịch chuyển. Chân chung cho 2 phép đo đó là chân B.
  • Bước 2 xác định PNP hay NPN: sau khi đã xác định được chân B, quan sát que đo nối với chân B là đỏ hay đen để xác định. Nếu chân nối với chân B là đỏ, đó là PNP và ngược lại.
  • Bước 3 xác định chân C và chân E: chuyển đồng hồ về đo ôm thang x100. – Đối với PNP:

    • Hãy giả thiết một chân là chân C và một chân còn lại là chân E.
    • Đưa que đen tới chân C, que đỏ tới chân E(que đỏ nối với cực âm của pin trong đồng hồ).
    • Trong khi để 2 chân kia tiếp xúc như vậy, chạm chân B vào que đen. Nếu kim dịch chuyển nhiều hơn so với cách giả thiết chân ngược lại thì giả thiết ban đầu là đúng, nếu không thì tất nhiên giả thiết ban đầu là sai và phải đổi lại chân

– Đối với NPN làm tương tự nhưng với màu ngược lại.

Xem thêm các bài viết hay khác:

  • Cảm biến chênh áp là gì ? Nguyên lý và ứng dụng
  • RFID Là Gì
  • Modbus TCP/IP là gì
  • LPWAN – Mạng diện rộng công suất thấp là gì

Trên đây là một vài tìm hiểu chi tiết về khái niệm: Transistor là gì, Cấu tạo, nguyên lý và cách kiểm tra chân của Transistor. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn hãy liên hệ theo thông tin sau nhé!

Phone/Zalo: 0932 53 43 73 Mr Thống

Skype: thongnv22

website: doluongtudong.com

Từ khóa » Nguyên Lý Transistor Pnp