Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD): Nguyên Nhân Và Cách điều Trị

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là bệnh gì?
  • Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp 
    • Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân gây bệnh
    • Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?
  • Nguy cơ mắc phải
    • Những ai thường mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
    • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)?
  • Điều trị hiệu quả
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp
    • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?

This post is also available in: English

Trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra triệu chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác.

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên (khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần) hoặc làm thực quản bị tổn thương.

trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp 

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp gồm:

  • Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc;
  • Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở trước xương ức, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng.
  • Nếm thấy vị chua;
  • Ho hoặc thở khò khè;
  • Khàn giọng;
  • Viêm họng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh GERD, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng như đau ngực hoặc khó thở. Ngoài ra, bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu những triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên hoặc có dấu hiệu ngày nặng hơn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược) là gì?

Sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Thoát vị dạ dày;
  • Có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?

Mọi người đều có thể mắc hội chứng GERD. Tuy nhiên, viêm thực quản trào ngược thường gặp ở những người béo phì hoặc đang mang thai, hút thuốc lá…Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm thực quản trào ngược bao gồm:

  • Béo phì;
  • Uống rượu hoặc các chất có cồn;
  • Thoát vị cơ hoành;
  • Mang thai;
  • Hút thuốc;
  • Khô miệng;
  • Hen suyễn;
  • Tiểu đường;
  • Bệnh mô liên kết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?

Để chữa hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Bạn cũng cần tránh các loại thuốc như aspirin vì chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc trào ngược dạ dày cũng có tác dụng giảm axit như:

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 (như Ranitidine hoặc Famotidine): ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trước khi ăn để ngăn ngừa ợ nóng;
  • Thuốc ức chế bơm proton – PPIs (như Omeprazole): cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết axit tiết axit và có tính hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể H2 và các loại thuốc kháng axit khác.

Trong những trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn gặp bác sĩ phẫu thuật để thực hiện một ca phẫu thuật gọi là phẫu thuật thắt đáy vị để tăng cường sức mạnh của cơ vòng dưới của thực quản.

trào ngược dạ dày thực quản

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?

Đối với các triệu chứng nhẹ, bạn có thể sẽ không cần khám bác sĩ vì các triệu chứng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bạn gặp phải ngày một nặng hơn hoặc bạn bị tái phát trào ngược thực quản, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh qua các phương pháp sau:

  • Nội soi dạ dày thực quản;
  • Chụp X-quang dạ dày – tá tràng;
  • Đo áp lực thực quản;
  • Đo độ pH của thực quản trong vòng 14 giờ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược)?

Bạn có thể kiểm soát tốt chứng trào ngược thực quản nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Có một chế độ ăn hợp lí, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa;
  • Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo;
  • Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn;
  • Giữ cân nặng hợp lí;
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Không mặc đồ bó sát;
  • Không hút thuốc.

trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Chia nhỏ bữa ăn, không nằm nghỉ ngay sau ăn là các mẹo nhỏ hữu hiệu phòng ngừa trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.

Khi bệnh trào ngược làm bạn khó chịu nhiều hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để can thiệp điều trị kịp thời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình thông qua việc thăm khám, điều trị và sở hữu loại bảo hiểm sức khỏe phù hợp với nhu cầu.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Cách ăn uống lành mạnh trong suốt chuyến du lịch

Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 295
  • Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 144
  • Gastroesophageal Reflux Disease. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000265.htm. Ngày truy cập 26/08/2015
  • Gastroesophageal Reflux Disease. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/basics/definition/con-20025201. Ngày truy cập 26/08/2015

Từ khóa » Gerd Tiếng Anh Là Gì