Trật Khớp Hàm: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Khớp hàm được nối với xương hộp sọ thông qua khớp thái dương hàm nằm trước mỗi bên tai. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà xương lệch khỏi khớp này, nghĩa là bạn đã bị trật khớp hàm.
Vậy, trật khớp hàm là gì hay cách chữa lệch khớp hàm tại nhà là làm gì? Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây để bạn có thể biết cách xử trí mỗi khi gặp vấn đề này nhé.
Trật khớp hàm là gì?
Nhiều người thường thắc mắc dấu hiệu sái quai hàm hay bị trật hàm phải làm sao? Trước khi đi tìm lời đáp cho các thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng trật khớp hàm là gì.
Trật khớp hàm là tình trạng thường xảy ra ở những người từng có tiền sử mắc chứng này trong quá khứ hoặc những người bị lỏng dây chằng và cơ xương hàm do mắc các rối loạn khớp thái dương hàm. Trật khớp hàm (hay sái quai hàm) thường là hậu quả của các chấn thương hoặc đơn giản là do miệng bị mở rộng quá mức như ngáp (ngáp bị sái quai hàm hoặc ngáp bị trẹo quai hàm), nôn hoặc cố gắng mở miệng lớn khi thăm khám và điều trị nha khoa trong thời gian dài. Vậy đâu là dấu hiệu trật khớp hàm, cách chữa lệch khớp hàm tại nhà và ngăn ngừa tình trạng này xảy ra như thế nào?
Dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp hàm là gì?
Các dấu hiệu trật khớp hàm hay triệu chứng lệch khớp hàm là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các dấu hiệu trật khớp hàm hay trật quai hàm bao gồm:
- Cảm giác hai hàm không khớp khi cắn răng lại
- Gặp khó khăn khi nói
- Chảy nước dãi do không thể đóng miệng
- Không thể đóng (ngậm) miệng
- Hàm nhô ra phía trước
- Đau ở mặt hoặc hàm, đau ở trước tai hoặc vùng bị ảnh hưởng và ngày càng đau hơn nếu phải cử động
- Răng không khớp với nhau.
Ngoài các dấu hiệu trật quai hàm kể trên, bạn có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu hàm đang có vấn đề hay có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.
Bạn nên làm gì khi bị trật khớp hàm? Cách chữa lệch khớp hàm là gì?
Bạn thắc mắc bị trật khớp hàm phải làm sao hay cách trị trẹo quai hàm tại nhà là gì? Hãy tham khảo ngay cách chữa sái quai hàm tại nhà hay cách trị trẹo quai hàm tại nhà dưới đây.
Bạn có thể áp dụng các cách chữa lệch khớp hàm tại nhà sau để giảm khó chịu do tình trạng trật khớp này gây ra:
- Chườm lạnh: Để giảm đau và giảm sưng, hãy chườm một túi đá (đá viên đặt trong túi chườm hoặc dùng khăn quấn lại) lên vị trí bị trật trong 20 phút, mỗi 1 – 2 giờ trong ngày đầu để giảm đau. Tiếp tục lặp lại 3 – 4 lần một ngày cho đến khi hết đau và sưng.
- Dùng thuốc giảm đau: Với cách chữa lệch khớp hàm tại nhà này là bạn có thể dùng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau, trừ khi bác sĩ đã kê thuốc khác cho bạn.
- Chú ý đến chế độ ăn, kết cấu thức ăn: Nhiều người thường thắc mắc bị trật khớp hàm phải làm sao hay bị trật khớp hàm nên ăn gì cho bớt đau. Câu trả lời là trong những tuần đầu, chỉ ăn thức ăn mềm, tránh ăn những miếng thức ăn quá to hay dai.
- Chú ý đến thói quen sinh hoạt: Với cách trị trẹo quai hàm tại nhà này, bạn cần lưu ý trong 6 tuần, không được mở miệng quá rộng. Hãy cẩn thận khi ngáp, cắn thức ăn lớn, la hét, hát hoặc nói quá to. Nếu bạn phải ngáp, hay đặt tay bên dưới cằm để ngăn ngừa miệng mở quá rộng.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bị lệch khớp hàm hay trật hàm khi ngáp, bạn cần được chăm sóc y tế đúng cách. Hãy đi khám để được đánh giá đúng tình trạng đang gặp phải và điều trị kịp thời. Hãy gọi cấp cứu 115 ngay nếu bạn bị trật khớp hàm kèm triệu chứng khó thở hoặc chảy máu.
Báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm dù bạn đã uống thuốc giảm đau, hay khi tình trạng này tái phát nhiều lần. Nếu hàm bị lệch khớp tái phát nhiều lần, bạn có thể cần phải phẫu thuật.
Làm thế nào để phòng ngừa bị trẹo quai hàm?
Ngoài việc tìm các cách chữa sái quai hàm tại nhà, chúng ta cũng nên quan tâm đến việc làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia sức khỏe, để phòng ngừa tình trạng bị trẹo quai hàm hay sái quai hàm, bạn nên:
- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong khi làm việc, lao động, chơi thể thao và giải trí như đội nón bảo hiểm, dùng miếng bảo vệ miệng.
- Không mở miệng quá rộng khi ngáp hoặc ăn thức ăn kích thước lớn hay dai.
- Hạn chế các cử động quá sức ở khớp hàm.
- Luôn đặt tay dưới cằm khi ngáp để ngăn ngừa tình trạng há miệng quá rộng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị phát sinh nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được giải đáp tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được trật khớp hàm là gì, nguyên nhân gây lệch khớp hàm… từ đó có được cách xử trí phù hợp khi bị trật khớp hàm. Đồng thời, qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn cũng đã biết cách phòng ngừa tình trạng bị trật khớp hàm hiệu quả.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khép Miệng
-
Đóng Và Khép Miệng Bao - Premier Tech Chronos
-
Máy đóng Bao Tạo Hình đổ đầy Và Khép Miệng (FFS)
-
Khép Miệng - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
KHÉP (MIỆNG) [Hàn Quốc Giải Nghĩa,Ứng Dụng] - WORDROW
-
Bài Tập Mewing – Tác Hại Của Việc Thở Bằng Miệng Và Cách điều Trị ...
-
3M Miếng Dán Khép Miệng Vết Thương | 3M Việt Nam
-
Trật Khớp Hàm, Không Khép được Miệng Do Ngáp Lớn - VnExpress
-
Trật Khớp Hàm, Không Khép được Miệng Do Ngáp Lớn | VTC Now
-
Sai Khớp Hàm Dưới - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Lệch Khớp Cắn Là Gì? Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Chức Năng Răng Và ...
-
BDụng Cụ Chỉnh Nhịp Thở Bằng Miệng, Bịt Và Khép Môi, Trẻ Em Người ...
-
Phẫu Thuật Ca Móm Khó 5 Năm Không Khép được Miệng
-
Các Thói Quen Xấu ảnh Hưởng đến Răng Miệng Và Hàm Mặt