Trát (văn Bản) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • 2 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trát hay còn gọi là giấy truyền lệnh là một hình thức văn bản của cơ quan nhà nước (cơ quan hành chính hay cơ quan Tư pháp) có thẩm quyền truyền đạt mệnh lệnh, yêu cầu hay triệu tập một cách chính thức đến các đối tượng (người dân hay cấp dưới) được tống đạt để thực hiện một nhiệm vụ, bổn phận hay công việc nào đó. Hình thức trát của cơ quan hành chính hiện nay không thông dụng. Hình thức trát chủ yếu được sử dụng hiện nay là Trát hầu tòa hay Trát lệnh (một loại Trát được gửi đến các đương sự hay người có liên quan để triệu tập họ tham gia vào một vụ việc hay vụ án tại Tòa) được áp dụng tại các nước theo hình thức Thông luật hay loại trát của tòa án để ra lệnh bắt giữ cá nhân nào đó.[1][2]

Ở Anh, Về mặt thủ tục, bản thân Thông luật được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lý nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tương ứng, vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lý và giải quyết.

Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Nếu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện, hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn.

Tra trát trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Maitland F. W. The Forms of Action at Common Law. Cambridge University Press 1962.
  • Baker, J. H. An Introduction to English Legal History. Butterworths 1990. ISBN 0-406-53101-3
  • Milsom, S. F. C. Historical Foundations of the Common Law (second edition). Butterworths 1981. ISBN 0-406-62503-4

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “ICC ra trát bắt nhà lãnh đạo Libya”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 8 tháng 6 năm 2014.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trát_(văn_bản)&oldid=66268056” Thể loại:
  • Thuật ngữ pháp lý
  • Luật pháp
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN

Từ khóa » Trát Là Sao