Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Viêm Loét Miệng Phải Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị nhiệt lưỡi, viêm loét miệng khiến vùng miệng bị sưng đau và xót khi ăn uống, nên trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn và cũng khó ngủ hơn. Vậy phải làm thế nào khi trẻ bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi? Bài viết dưới đây của Dược liệu Ngọc Châu sẽ mách cha mẹ cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng này một cách hiệu quả.
1. Nguyên nhân
Viêm loét miệng thường khiến trẻ xuất hiện các vết loét có kích thước khoảng vài milimet trên lưỡi, môi, má trong, vòm họng. Các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng xám hoặc vàng nhạt và viền vết loét bị sưng đỏ.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lở loét miệng ở trẻ em bao gồm:
- Tổn thương niêm mạc miệng do trẻ tự cắn phải má, môi hay lưỡi; do ăn các thực phẩm quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh….
- Do thói quen ăn các thực phẩm quá cay nóng khiến niêm mạc miệng bị bỏng và gây lở loét.
- Sức đề kháng của cơ thể yếu hoặc thiếu một số chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B, sắt, axit folic….
- Trẻ em đang phải điều trị bằng một số loại thuốc khiến miệng bị khô.
- Do khoang miệng bị nhiễm nấm, vi khuẩn và virus. Đây là những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ nhỏ nghiêm trọng nhất.
2. Phải làm gì khi trẻ bị nhiệt lưỡi, viêm loét miệng?
Khi bé bị nhiệt lưỡi cha mẹ nên áp dụng một số cách sau để cải thiện tình trạng bệnh:
2.1. Vệ sinh răng nướu sạch sẽ
Các virus, vi khuẩn, nấm… gây hại sẽ tấn công các tổn thương trong khoang miệng, gây viêm nhiễm và khiến tình trạng viêm loét miệng ở trẻ nhỏ trở nên nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, để ngăn ngừa vi khuẩn, virus, nấm phát triển. Từ đó giúp kiểm soát và cải thiện vấn đề nhiệt miệng, nhiệt lưỡi ở trẻ.
Tốt nhất, cha mẹ nên sử dụng các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ như kem đánh răng Ngọc Châu trẻ em. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm các vitamin dưỡng chất, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng khó chịu tốt hơn.
Hiện tại, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu có sản phẩm dành cho bé từ 2 – 6 tuổi và cho bé trên 6 tuổi. Cha mẹ có thể chọn sản phẩm phù hợp nhất đối với trẻ, để phát huy tối đa hiệu quả chăm sóc răng miệng cho bé.
2.2. Súc miệng bằng nước muối
Đối với những bé đã biết súc miệng, cha mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để chống viêm và tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng. Cha mẹ có thể tự pha nước muối ấm súc miệng, song để đảm bảo độ tinh khiết của nước muối, thì nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.
2.3. Tăng cường các chất dinh dưỡng
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, vitamin B, sắt và axit folic… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Từ đó góp phần đẩy lùi các vấn đề nhiệt miệng, lở miệng ở trẻ nhỏ.
Một số thực phẩm nên bổ sung có thể kể đến như: thịt, cá, rau xanh, hoa quả tươi, sữa, trứng….
2.4. Thay đổi thói quen ăn uống
Cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các đồ cay nóng, đồ chua, gia vị mặn…. Vì những thực phẩm này sẽ khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, nên cho bé ăn các thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt để tránh gây tổn thương đến các niêm mạc trong khoang miệng.
2.5. Áp dụng một số mẹo trị nhiệt miệng dân gian
Cha mẹ có thể áp dụng một mẹo trị viêm loét miệng, nhiệt lưỡi ở trẻ em như sau:
- Nghệ tươi: Xay nhuyễn nghệ tươi, rồi chắt lấy nước cốt và thoa lên các vết loét ở trẻ. Cách này giúp các vết loét mau lành, có thể áp dụng cho cả viêm loét miệng ở trẻ nhỏ hơn.
- Lá húng quế hoặc lá rau ngót: Dùng một trong hai nguyên liệu này giã nát, rồi chắt lấy nước cốt và thoa lên các vết loét để giúp giảm đau cho trẻ.
- Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên vết loét cũng giúp vết thương lành nhanh hơn.
3. Cách phòng ngừa nhiệt lưỡi, viêm loét miệng ở trẻ
Để phòng ngừa căn bệnh này, cha mẹ hãy thực hiện theo những lưu ý sau:
- Xây dựng thực đơn ăn uống có đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và chất xơ cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng bàn chải cho lông mềm cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc trước lúc chăm sóc trẻ.
- Tiêm phòng các loại vaccine đầy đủ cho bé.
- Nếu bé mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, thủy đậu thì cần cách ly không cho trẻ tiếp xúc với người khác.
4. Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám?
Khi bé có các dấu hiệu sau, thì cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến gặp khác sĩ:
- Vết loét xuất hiện ở môi và ngoài miệng của bé.
- Loét miệng khiến trẻ bị đau, không ăn uống được.
- Các vết loét lan rộng và gây hôi miệng.
- Kéo dài hơn 2 tuần.
Viêm loét miệng, nhiệt lưỡi có thể dễ dàng được đẩy lùi nếu cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc con đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu lở loét và tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu phát hiện có những triệu chứng bất thường thì nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Từ khóa » Nhiệt Lưỡi ở Trẻ Nhỏ
-
Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất Tại Nhà
-
Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Cha Mẹ Bỏ Túi Ngay Những Bí Kíp Này | TCI Hospital
-
Vì Sao Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng? | Vinmec
-
Loét Lưỡi Thường Xuyên ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào ...
-
Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì để Nhanh Lành? | Medlatec
-
Cách Chữa Loét Miệng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ đơn Giản, Hiệu Quả ...
-
Làm Gì Khi Bé Bị Loét Miệng Và Sốt?
-
Viêm Loét Miệng Lưỡi ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Top 5 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Cho Trẻ Em Hiệu Quả - YouMed
-
Phương Pháp Chữa Nhiệt Miệng Cho Bé Tại Nhà Hiệu Quả - Huggies
-
Một Số Hình ảnh Nhiệt Miệng ở Trẻ Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bé 3 Tuổi Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Lưỡi Ở Trẻ Em
-
Nhiệt Miệng ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý An Toàn - Nhanh Khỏi