Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì để Nhanh Lành? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh lành?
- 29/10/2021 | Nhiệt miệng uống thuốc gì và cách phòng ngừa hiệu quả
- 20/10/2021 | Điểm danh ngay 5 mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản nhất
- 24/09/2021 | Bạn bị nhiệt miệng thường xuyên là do đâu?
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ là tình trạng ở các vị trí xung quanh miệng như môi, lưới, má, nướu xuất hiện các vết lở loét gây đau rát và khó chịu. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của các bé, dẫn tới biếng ăn, chán ăn. Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng một số bé có thể bị sốt cao.
Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì được nhiều cha mẹ tìm kiếm để giúp con thoát khỏi đau đớn và khó chịu
Hiện nay, chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng này. Nhưng theo nhiều nhà khoa học suy đoán nhiệt miệng có thể do nhiều yếu tố sau gây nên:
-
Thường xuyên ăn đồ cay nóng, thiếu nước.
-
Thiếu các chất dinh dưỡng như: vitamin B, sắt, kẽm,...
-
Đối với phụ nữ có thể do rối loạn nội tiết tố nữ khi đến tháng hoặc mang thai.
-
Cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
-
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
-
Khoang miệng bị nhiễm khuẩn.
-
Đang trong quá trình niềng răng.
-
Mắc các bệnh lý liên quan đến răng, miệng.
2. Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi
Để tình trạng nhiệt miệng suy giảm, một giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng là lựa chọn những thực phẩm tốt cho việc điều trị nhiệt miệng.
Các loại rau củ, trái cây
Bạn nên bổ sung các loại rau xanh vào bữa ăn của gia đình để hạn chế tình trạng nhiệt miệng. Bởi đây là nhóm thực phẩm chứa các yếu tố vi lượng dồi dào như: các loại vitamin nhóm B, vitamin C, các khoáng chất như sắt, kẽm. Những chất này sẽ ngắn ngừa được các thương tổn lên niêm mạc và các vùng da xung quanh miệng.
Nước ép cà chua có tác dụng làm vết thương nhanh lành
Trong đó, có thể nói cà chua và cà rốt không những là thực phẩm thơm ngon mà còn là vị thuốc quý. Cà chua có tính bình, vị chua rất thích hợp cho việc thanh nhiệt, giải độc, điều trị nhiệt miệng. Trong khi cà rốt có chứa hàm lượng Beta-Carotene, đây là tiền chất của Vitamin A có tác dụng đào thải gốc tự do và chống oxy hoá, nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài việc chế biến thành các món ăn, bạn cũng có thể sử dụng cà chua hoặc cà rốt để làm nước ép cho bé.
Uống nhiều nước
Như đã đề cập ở trên, cơ thể thiếu nước là yếu tố gây nên tình trạng nhiệt miệng. Vì thế, việc trẻ bổ sung nước đầy đủ nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Các bé nên bổ sung ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt được biết đến với vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu nuôi cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương như nhiệt miệng. Trong trứng gà, thịt bò, các loại hạt, súp lơ,... có chứa hàm lượng cao chất sắt. Bạn nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn của bé nhé.
Sữa chua
Sưa chua là thực phẩm vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại trong miệng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Ngoài ra, ăn sữa chua cũng là cách giúp bạn xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Uống nước rau má
Từ lâu, rau má đã được biết đến là bài thuốc dân gian có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trong rau má có chứa thành phần Triterpenoids, đây là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Chỉ cần uống nước rau má trong vài ngày, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
Rau má là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc hiệu quả
3. Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì
Ngoài sử dụng các thực phẩm để nhiệt miệng nhanh lành, bạn cũng nên kiêng dùng các thực phẩm sau cho bé, tránh tình trạng tái phát.
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Có thể nói, đồ ăn chiên rán là món mà tất cả các bạn nhỏ đều yêu thích. Tuy nhiên, nên hạn chế các bé ăn những loại đồ ăn này. Đồ ăn chiên rán thường rất cứng và giòn khi ăn rất dễ va vào các vết thương và khiến nó càng nghiêm trọng. Hơn nữa, các món ăn này rất háo nước, dễ gây tình trạng khô miệng cũng làm nhiệt miệng nặng hơn, lâu lành.
Thực phẩm quá nhiều đường
Khi bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn, bánh kẹo chứa quá nhiều đường. Việc này sẽ gây ra tình trạng sâu răng giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển, khiến cho các vết thương nhiễm khuẩn, lâu lành. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể bị nóng cũng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm cay, nóng
Khi bé bị nhiệt miệng, khi chế biến thức ăn bạn không nên bỏ các loại gia vị cay nóng như: gừng, tiêu, ớt, tỏi vào món ăn của bé. Điều này thực sự không tốt cho quá trình hồi phục vết thương, đồng thời cũng khiến bé có cảm giác khó chịu khi ăn.
Hạn chế dùng các gia vị cay nóng khi nêm nếm món ăn của bé
Đồ ăn mặn
Kể cả bé không bị nhiệt miệng thì bạn cũng không nên cho trẻ ăn mặn vì rất có hại cho sức khỏe. Khi bị nhiệt miệng, muối trong đồ ăn sẽ khiến bé cảm thấy đau xót, khó khăn hơn trong ăn uống, vết thương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn hạn chế muối vào trong bữa ăn mà nên nêm nếm vừa phải.
Đồ ăn chua
Trong các loại đồ ăn chua có chứa nhiều axit citric, đây là loại axit làm cho các vết thương bị viêm loét sẽ nghiêm trọng và lây lan ra rộng hơn. Hơn nữa, đồ ăn chua cũng làm tăng cảm giác đau xót hơn cho bé. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm hoặc trái cây chua.
Có thể thấy rằng, nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều trẻ nhỏ, điều này khiến bé đau đớn, khó chịu, chán ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì là quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính thanh nhiệt, giải độc, hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng,... Có như thế thì tình trạng nhiệt miệng mới thuyên giảm và hạn chế nguy cơ tái phát.
Nếu bé yêu còn bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe răng miệng, cha mẹ có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi - Bệnh viện MEDLATEC để được các bác sĩ tại đây kiểm tra và chữa trị. Tổng đài đặt lịch khám nhanh nhất: 1900565656.
Từ khoá: nhiệt miệng Trẻ em bị nhiệt miệngBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024Viêm cầu thận cấp ở trẻ và mức độ nguy hiểm cha mẹ tuyệt...
Nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy con đột nhiên đi tiểu ra máu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc viêm cầu thận cấp. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm cầu thận mạn tính đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thận. Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024Cho trẻ sơ sinh uống nước có được không? Khi nào cần thiết?
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ, không ít người sẽ đặt ra câu hỏi: Có cần cho trẻ sơ sinh uống nước không. Xoay quanh thắc mắc ấy, MEDLATEC xin chia sẻ một vài thông tin để các bậc cha mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024Sốt co giật ở trẻ em là gì? Cách xử lý tránh để lại di ch...
Sốt co giật ở trẻ em chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi. Đây là một cấp cứu thường gặp, rất có hại cho cơ thể và não bộ của trẻ, do co giật có thể gây thiếu oxy não, nhất là khi co giật kéo dài và tái phát nhiều lần. Trong khi co giật, trẻ có thể nôn mửa, nếu không được xử lý đúng cách trẻ có thể hít phải chất nôn gây viêm phổi hoặc chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi, đàm nhớt tiết ra khi co giật có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong. Để giảm nhẹ triệu chứng, di chứng về sau cho trẻ, ba mẹ cần xử lý một cách thận trọng và đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024Trẻ nhỏ 2 tháng tuổi phát triển ra sao và cần lưu ý những...
Việc chăm sóc trong giai đoạn đầu đời là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ 2 tháng tuổi đã bắt đầu có những thay đổi về giấc ngủ và thói quen sinh hoạt. Cha mẹ hãy tham khảo những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây để có kiến thức chăm sóc trẻ một cách toàn diện. Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024Nhận biết ghẻ phỏng ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Ghẻ phỏng ở trẻ là một tình trạng da liễu khá phổ biến, đặc biệt trong mùa hè khi thời tiết nóng bức, ẩm ướt tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Bệnh ghẻ phỏng gây ra sự khó chịu và có thể để lại những tổn thương da nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về ghẻ phỏng ở trẻ em, nguyên nhân, các dấu hiệu sớm và phương pháp điều trị hiệu quả giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe con em mình một cách tốt nhất. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Nhiệt Lưỡi ở Trẻ Nhỏ
-
Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Tốt Nhất Tại Nhà
-
Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Cha Mẹ Bỏ Túi Ngay Những Bí Kíp Này | TCI Hospital
-
Vì Sao Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng? | Vinmec
-
Loét Lưỡi Thường Xuyên ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Làm Thế Nào ...
-
Trẻ Bị Nhiệt Lưỡi, Viêm Loét Miệng Phải Làm Gì?
-
Cách Chữa Loét Miệng Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ đơn Giản, Hiệu Quả ...
-
Làm Gì Khi Bé Bị Loét Miệng Và Sốt?
-
Viêm Loét Miệng Lưỡi ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Top 5 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Cho Trẻ Em Hiệu Quả - YouMed
-
Phương Pháp Chữa Nhiệt Miệng Cho Bé Tại Nhà Hiệu Quả - Huggies
-
Một Số Hình ảnh Nhiệt Miệng ở Trẻ Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bé 3 Tuổi Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Lưỡi Ở Trẻ Em
-
Nhiệt Miệng ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý An Toàn - Nhanh Khỏi