Viêm Loét Miệng Lưỡi ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

BS. Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh trường Saint - Petersburg State University chia sẻ về bệnh lý phiền toái này.

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nặng - Ảnh 1.

BS. Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh trường Saint-Petersburg State University

Viêm loét miệng lưỡi là bệnh có thể tái phát nhiều lần và xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như sốt, tiêu chảy, ban phỏng toàn thân... Thời gian tồn tại các vết loét có thể từ 1-2 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo hoặc không, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi

Không phải lúc nào cũng có thể tìm được chính xác nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Do tác động cơ học

Trẻ vô tình cắn vào lưỡi, mặt trong má... hoặc bị đụng dập, té ngã trong quá trình chơi đùa.

Trẻ ăn phải thức ăn cứng dễ gây trầy xước niêm mạc như bánh mì, mía... hoặc do trẻ nhỏ có thói quen ngậm cắn đồ chơi sắc nhọn.

Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách: Bàn chải quá cứng, chải răng cho trẻ quá mạnh.

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nặng - Ảnh 1.

Tổn thương do nhiệt

Trẻ ăn hoặc uống thức ăn quá nóng dẫn đến các nốt bỏng trong miệng, sau đó nốt này sẽ vỡ ra và tạo vết loét.

Do mắc các bệnh lý truyền nhiễm

  • Chữa trị viêm loét miệng lưỡi

  • Không chủ quan với viêm loét miệng lưỡi

Một trong những nguyên nhân hay gặp và đáng chú ý nhất gây nên tình trạng viêm loét miệng lưỡi ở trẻ nhỏ là các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, herpes, sởi, tay chân miệng...

Các bệnh này khi xuất hiện sẽ kèm theo các triệu chứng như sốt, nốt phỏng có thể xuất hiện toàn thân và thường có các yếu tố dịch tễ như có các bạn cùng lớp hay người xung quanh mắc phải, đang sinh sống trong khu vực có dịch...

Trong nhóm nguyên nhân này, tay chân miệng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm loét miệng lưỡi và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Do các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng

Một số thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng và dẫn đến xuất hiện những vết loét bên trong miệng.

Các nguyên nhân khác

Chế độ ăn không hợp lý dẫn đến trẻ bị thiếu hụt các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, chất sắt và acid folic. Đáng chú ý hơn là chúng ta thường bỏ qua những vấn đề lo âu, căng thẳng tâm lý ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét miệng ở trẻ, các bậc cha mẹ không nên tự chẩn đoán và điều trị theo kinh nghiệm dân gian hoặc lời mách bảo mà nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có chẩn đoán chính xác nhất.

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nặng - Ảnh 3.

Cần đi khám tại cơ sở y tế khi trẻ có biểu hiện viêm loét miệng lưỡi.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh gặp ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi đang học mầm non. Bệnh lây qua đường phân- miệng và cũng có thể lây qua đường hô hấp, nhất là do trẻ dùng chung đồ chơi.

Vết loét có kích thước khoảng vài milimet đến một xăngtimet, hình tròn hoặc bầu dục, ở giữa các vết loét thường có màu trắng hoặc màu vàng.

Vết loét có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám, số lượng có thể lên đến hàng chục vết, xuất hiện chủ yếu ở mặt trong niêm mạc má, vòng họng, phần lưỡi, môi.

Trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi biếng ăn trong vài ngày sau đó xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 milimet ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các nốt phỏng cũng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông... Các nốt này thường tồn tại dưới 7 ngày, sau đó để lại vết thâm.

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nặng - Ảnh 4.

Các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi...

Làm gì khi trẻ bị viêm loét miệng lưỡi?

Trước hết, vấn đề điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cần xác định được nguyên nhân để việc điều trị và theo dõi được hiệu quả nhất. Về cơ bản hầu hết các nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi đều lành tính và thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Triệu chứng gây khó chịu nhất cho trẻ đó là đau, do đó phương pháp điều trị chính hiện nay chủ yếu là làm giảm đau và giúp vết loét mau lành.

Trẻ sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc giúp giảm đau, giảm viêm, có thể kèm theo một loại dung dịch để rơ lên bề mặt vết loét để ngăn vết loét tiếp xúc với những tác nhân xung quanh, qua đó giúp vết loét giảm đau và mau lành hơn. Trong trường hợp trẻ đau nhiều có thể giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain.

Đối với các nhóm nguyên nhân do các bệnh lý truyền nhiễm, cần kết hợp với hạ sốt, sử dụng thuốc kháng virut... Theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh để nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nóng, đồ cứng; nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, sữa, bánh flan..

Các phụ huynh cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thêm thuốc bổ cho trẻ hay bổ sung các nhóm vitamin cần thiết trong giai đoạn này giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Viêm loét miệng lưỡi ở trẻ kéo dài có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nặng - Ảnh 5.

Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ để phòng viêm loét miệng lưỡi.

Đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sử dụng bàn chải lông mềm, tránh đụng phải các vết loét, súc miệng sau ăn bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch súc miệng cho trẻ nhỏ.

Nếu vết loét miệng lưỡi phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì phải cho trẻ tái khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý khác nặng hơn.

Phòng ngừa viêm loét miệng lưỡi

Để phòng bệnh viêm loét miệng, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thịt, cá, trứng sữa.... đặc biệt là các thực phẩm nhiều khoáng chất và các vitamin A, C, E.

Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, vệ sinh nhẹ nhàng bằng các bàn chải lông mềm, súc miệng sau ăn bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

Không cho trẻ ngậm tay chân hay đồ chơi, vật dụng không sạch; tập cho trẻ bỏ thói quen ngậm ngón hay các vật dụng khác.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc trẻ. Tại các lớp học cần vệ sinh lớp học hàng ngày, khử khuẩn định kì và chú ý vấn đề vệ sinh ăn uống của trẻ.

Cho trẻ tiêm phòng thủy đậu, sởi và một số bệnh khác đầy đủ và đúng lịch.

Nếu trẻ mắc các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì phải cho trẻ nghỉ học, cách ly không tiếp xúc với các trẻ khác; tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Từ khóa » Nhiệt Lưỡi ở Trẻ Nhỏ