Triết Lý Giáo Dục

Triết lý giáo dục

28/11/2017 15:14

Phát biểu triết lý giáo dục của Trường Đại học Bách Khoa:

“Tư duy, sáng tạo, nuôi dưỡng lòng nhân ái”

Ý nghĩa chung của triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt nhằm hướng đến một mục đích cụ thể trong nền giáo dục của một quốc gia, ứng với từng giai đoạn lịch sử. Triết lý giáo dục hướng đến những kỳ vọng, mong mỏi của đất nước với mỗi công dân trong việc đóng góp trí tuệ, sức lực, trách nhiệm với dân tộc.

Trường Đại học Bách khoa với triết lý giáo dục Tư duy, sáng tạo, nuôi dưỡng lòng nhân ái đã hướng đến mục tiêu đào tạo ra những con người đầy trí tuệ, bản lĩnh; có khả năng tư duy độc lập, biết sáng tạo những cái mới có ích, biết phê phán, phản biện và có một tấm lòng nhân ái, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh, có trách nhiệm với Tổ quốc.

Nội dung của Triết lý giáo dục

* Tư duy: là hoạt động cần có của quá trình học tập. Có tư duy người học mới có thể vận dụng, sáng tạo từ các kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập. Đây là nền tàng cơ bản cho sự tự học, tìm tòi, khám phá, phê phán và tự bổ sung kiến thức, tri thức.

* Sáng tạo: có sáng tạo mới tìm ra những cái mới trong khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống, phục vụ con người. Sáng tạo là nền tảng tạo ra các phát minh, ứng dụng thiết thực.

* Nuôi dưỡng lòng nhân ái: Lòng nhân ái sẽ giúp cho sinh viên luôn hướng tới phục vụ cộng đồng, sống vị tha, có trách nhiệm với xã hội, trở thành những người công dân tốt, biết chăm lo, hiếu thảo với các bậc sinh thành.

Các nội dung của Triết lý giáo dục của Trường Đại học Bách khoa phù hợp yêu cầu đổi mới của đất nước; Thoả mãn nhu cầu căn bản của người học, của xã hội ở mọi thời đại: học để biết tư duy, để làm việc có ích cho xã hội; Bao trùm tinh thần chủ đạo của mục tiêu sứ mạng của Nhà trường; Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của Nhà trường. Đặc biệt, Triết lý giáo dục của Trường đáp ứng được yêu cầu bức thiết của xã hội trước những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, lòng tin…

Từ khóa » Triết Lý Giáo Dục Của đại Học Bách Khoa