Trình Bày Nguyên Lý Làm Việc Của Hệ Thống Bôi Trơn Cưỡng Bức
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Lời giải:
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức (theo sơ đồ dưới đây).
– Trường hợp làm việc bình thường : Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trờ về cacte.
Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.
– Các trường hợp khác :
+ Nếu áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.
+ Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính 9.
Cùng Toploigiai đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống bôi trơn cưỡng bức nhé
Mục lục nội dung I. Tìm hiểu chung về hệ thống bôi trơnII. Hệ thống bôi trơn cưỡng bứcI. Tìm hiểu chung về hệ thống bôi trơn
1. Khái niệm về hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn là một hệ thống làm nhiệm vụ dẫn dầu đến các bộ phận, chi tiết của động cơ. Từ đó làm mát, giảm ma sát và lọc sạch những tạp chất bị lẫn trong dầu. Từ đó đảm bảo tính năng lý hóa của các chi tiết máy móc. Bất cứ động cơ chạy bằng dầu nào cũng cần phải trang bị hệ thống này.
Hệ thống bôi trơn rất quan trọng đối với các động cơ, đặc biệt là các loại xe dựa trên nguyên lý đó. Hệ thống này giúp bôi trơn các chi tiết trong động cơ nên khi vận hành sẽ trơn tru một cách tối ưu nhất.
2. Nhiệm vụ
- Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.
- Tác dụng của dầu bôi trơn:
+ Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành.
+ Làm mát các chi tiết máy khi vận hành
+ Làm sạch các chi tiết máy.
+ Làm kín các kẽ hở dầu đi qua (làm kín khe hở giữa pittong và xilanh)
+ Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ
3. Phân loại
- Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:
+ Bôi trơn bằng vung té.
+ Bôi trơn cưỡng bức.
+ Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
1. Cấu tạo
1- Cạcte dầu: Có nhiệm vụ chứa dầu bôi trơn cung cấp cho hệ thống làm việc và lắng đọng mạt kim loại
2- Lưới lọc,
3- Bơm dầu: Có nhiệm vụ hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát
4- Van an toàn bơm dầu,
5- Bầu lọc dầu: Có nhiệm vụ lọc dầu (có khả năng tinh lọc cao)
6- Van khống chế lượng dầu qua két,
7- Két làm mát dầu: Có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn cho phép.
8- Đồng hồ báo áp suất dầu,
9- Đường dầu chính,
10- Đường dầu bôi trơn trục khuỷu,
11- Đường dầu bôi trơn trục cam.
12- Đường dầu bôi trơn các bộ phận khác.
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.
2. Nguyên lý làm việc
- Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte
- Trường hợp nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh, qua van khống chế tới đường dầu chính để đi bôi trơn các chi tiết, sau đó trở về cacte
- Trường hợp áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: Van an toàn sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm
3.Tại sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
Đây là một câu hỏi đã được đưa ra bởi nhiều người, đặc biệt trong bài công nghệ 11 bài 25 hệ thống bôi trơn đã nhắc đến. Lý do mà hệ thống này được gọi là bôi trơn cưỡng bức vì dầu không thể tự bôi trơn lên các bề mặt ma sát được. Lúc này cần phải có một hệ thống làm nhiệm vụ bơm dầu từ các te đến các bộ phận, chi tiết.
4. Ưu – nhược điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Nhắc đến ưu điểm của hệ thống này chúng ta cần phải nghĩ ngay đến sự điều chỉnh tối ưu của lượng dầu, có hiệu quả bôi trơn tốt, tẩy rửa sạch được bề mặt ma sát. Nó có thể sử dụng ở những động cơ có cấu tạo đặc biệt và có dầu đặt ở thùng khác như động cơ đặt ngang có piston đối nhau hoặc đặt ngược.
Tuy nhiên, khuyết điểm của hệ thống bôi trơn cưỡng bức là cấu tạo phức tạp và khó hình dung nếu bạn không có chuyên môn về lĩnh vực này.
Từ khóa » Bôi Trơn Ma Sát ướt Có đặc điểm Gì
-
ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - 123doc
-
C) Bôi Trơn Ma Sát Nửa ướt:Là Dạng Bôi Trơn Mà Giữa Hai Bề Mặt Của ...
-
[PDF] Chương 7. Ổ Trục
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Bôi Trơn động Cơ - OTO-HUI
-
Hệ Thống Bôi Trơn - Mỡ Chịu Nhiệt Công Nghiệp
-
[PDF] Lý Thuyết Bôi Trơn ướt - Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên
-
Hệ Thống Bôi Trơn Là Gì? Cấu Tạo Và Các Hư Hỏng Thường Gặp - VinFast
-
HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - TaiLieu.VN
-
[PDF] MỤC LỤC - PHÒNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
-
Nguyên Lý Về Ma Sát Bôi Trơn Thủy động Trên Gối đỡ
-
MỠ BÔI TRƠN LÀ GÌ? THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ... - GBOIL
-
Bài 25: Hệ Thống Bôi Trơn - Hoc24
-
[PDF] CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT MA SÁT VÀ HAO MÒN
-
Mỡ Bò Bôi Trơn Là Gì? Đặc Tính Và ứng Dụng Của Mỡ ... - MiennamPetro
-
Hệ Số Ma Sát Là Gì - Nội Thất Hằng Phát
-
Câu Hỏi Thường Gặp Về Iglidur - Igus
-
Hệ Thống Bôi Trơn Cưỡng Bức Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc