Trống đồng Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trống Đồng Ngọc Lũ: tìm thấy ở chùa Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901. Trống này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống. Chính giữa mặt trống là một hình ngôi sao (hay mặt trời) 14 cánh. Chung quanh ngôi sao này là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn.
Từ khóa » Trống đồng Việt Nam ở đâu
-
Trống đồng Đông Sơn - Biểu Tượng Của Nền Văn Minh Sông Hồng ...
-
Trống đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trống đồng Đông Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mua Trống đồng ở đâu Bền đẹp Và đảm Bảo Chất Lượng Nhất ?
-
Trống đồng Đông Sơn- Biểu Tượng Của Văn Minh Sông Hồng Thời Kỳ ...
-
Theo Dấu Tích Trống đồng
-
Trống đồng Kính Hoa - Bảo Vật Quốc Gia đầu Tiên Thuộc Sở Hữu Tư ...
-
Trống đồng Pha Long - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Trống đồng Lớn Nhất Việt Nam Trưng Bày ở Thanh Hóa - VnExpress
-
Trống đồng Ngọc Lũ- Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam
-
Trống đồng Ngọc Lũ: Từ Lòng đất Hà Nam đến Trụ Sở Liên Hợp Quốc
-
Đằng Sau Cái Gọi Là “Năng Lượng Gốc Trống đồng Việt Nam”
-
Ý Nghĩa Của Mặt Trống đồng Trong Văn Hóa Người Việt