Trồng Dưa Gang Trong Chậu Tại Nhà - 2lua
Có thể bạn quan tâm
Chuyên trang “góc xanh gia đình” kỳ này xin giới thiệu đến bạn đọc của KHPT-CĐSK, cùng trải nghiệm thử trồng dưa gang trong chậu tại góc sân nhà phố của mình...
Chọn giống
Dưa gang và dưa bở cũng không có nhiều giống. Thông thường hay chọn giống dưa gang có màu xanh sáng, trái dài khoảng 25- 30 cm
Còn dưa bở nên chọn giống có vỏ vàng sọc xanh hoặc sọc trắng
Dưa gang và dưa bở có thể trồng quanh năm. Vòng đời của chúng khoảng 70- 80 ngày từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Dưa gang ăn trái còn xanh nên thu hoạch sớm hơn. Dưa bở ăn trái chín nên thu hoạch muộn hơn.
Cách trồng
Dưa gang và dưa bở dễ trồng hơn dưa hấu, ít sâu bệnh hơn. Dụng cụ để trồng là các loại chậu lớn, thùng lớn để chứa nhiều đất cây mới đủ sức có trái lớn và trái nhiều.
Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều phân lân. Chúng ta có thể gieo trực tiếp vào đất trong chậu hoặc ươm giống vào các loại chén nhỏ, sau 7 -10 ngày sẽ chuyển cây con vào chậu trồng.
Chăm sóc
Trồng dưa gang và dưa bở cần lưu ý một số việc trong chăm sóc cây như sau: Phải tưới nước cho cây mỗi ngày, ở giai đoạn ra hoa và nuôi trái cây cần nước nhiều hơn. Khi cây dưa cao 20-30 cm, nên lấp thêm đất vào gốc để rễ cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.
Làm giá đỡ cho cây dưa bám vào và leo lên. Dây leo đến đâu nên buộc cố định để giữ cây không bị lung lay dễ nhiễm bệnh lở cổ rễ hoặc chạy dây héo rũ.
Trên mỗi dây dưa chỉ nên để 1 dây chính và 2 dây chèo. Sớm loại bỏ các nhánh khác để tập trung nuôi các nhánh hữu hiệu.
Để tăng tỷ lệ đậu trái, chúng ta cần phải hỗ trợ thụ phấn trợ lực cho cây, bằng cách dùng hoa đực úp vào nhụy của hoa cái khi hoa vừa mới nở. Nên để 6-7 trái trên một cây dưa gang và 2-3 trái ở cây dưa bở. Nên tìm cách đỡ trái để không ảnh hưởng đến cây và trái .
Đối với dưa gang chúng ta sẽ thu hoạch khi trái đã lớn và còn xanh, trung bình mỗi trái khoảng 0.4- 0.5kg. Đối với dưa bở sẽ thu hoạch khi trái chín, da rạn nứt, trung bình mỗi trái nặng 1- 1.5 kg. Sau khi thu hoạch xong, dọn dây sạch sẽ, xử lý lại đất trồng và tiếp tục trồng các loại rau quả khác.
Cách bón phân
Bón gốc: 3 lần, lần thứ nhất là khoảng 15 ngày sau trồng, lần thứ 2 khoảng 30 ngày sau trồng và lần cuối cùng là khoảng 50 ngày sau trồng. Tốt nhất nên dùng phân Multi bổ sung quả.
Phun trên lá hoặc tưới gốc bằng phân bón sinh học. Giai đoạn tăng trưởng: 25 ngày đầu dùng Super NPK 10- 8- 8 và TS Bio hoặc Super Growth và TS Bio, hoặc K. Humat. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa và nuôi trái: Dùng Super NPK 6- 14- 6, AT
Trồng dưa bở có thể sử dụng thêm Super NPK 3- 18- 18 để tăng độ ngọt.
Định kỳ 10- 15 ngày một lần sử dụng phân vi lượng bổ sung như Micro Boots, Festicombi 5.
Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Dưa Gang Sọc
-
Bài Ca Dao: Trái Dưa Gang Sọc Dài Sọc Ngắn
-
Trái Dưa Gang Sọc Dài Sọc Ngắn Cọng... - Rau Hữu Cơ Ecovic
-
[HCM]Hạt Giống Dưa Gang, Dưa Ngọt, Dưa Sọc, Dưa Thơm Trái To ...
-
Dưa Gang Cao Sản - Sọc Vàng (0.5g) HGAT | Shopee Việt Nam
-
Cách Trồng Và Thu Hoạch Dưa Gang Hiệu Quả Nhất - Fatech
-
Dưa Gang
-
Cách Trồng Và Chăm Bón Dưa Gang, Dưa Bở | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cách Chọn Dưa Gang (dưa Bở) Thơm Ngon, Tươi Mát Giải Nhiệt
-
Dưa Gang Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Dưa Gang Có Mập Không Và ...
-
Dưa Gang (dưa Bở) Giúp Nhuận Phế, Lợi Tiểu Tiện Và điều Trị Táo Bón
-
6 Tác Dụng Của Dưa Gang (dưa Bở) đối Với Sức Khỏe - VOH
-
Cá Ngừ Sọc Dưa - Hải Sản Trung Nam
-
Dưa Gang Có Tác Dụng Gì? - ADIVA.COM.VN