Trúc Lâm Thất Hiền Là Ai? ý Nghĩa Các Họa Tiết Trên ấm Chén Của Bát ...

Trúc Lâm Thất Hiền là ai?

Trúc Lâm Thất Hiền là ai? ý nghĩa các họa tiết trên ấm chén của Bát Tràng

Bức tranh vẽ Trúc lâm thất hiền trong một ngôi mộ thời Tây Tấn.

Trúc Lâm Thất Hiền là 7 vị sống dưới thời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn bên Trung Hoa gồm: Nguyễn Tịch, Nguyễn Hàm, Vương Nhung, Kê Khang, Hướng Tú, Lưu Linh, Sơn Đào. 7 vị đều là những người tài đức vẹn toàn. Mỗi người trong số họ đều phong lưu, giỏi văn thơ, uống rượu để quên đời, ngạo mạn, ngông cuồng,  để che mắt triều đình. Họ chỉ trích Khổng Giáo, đề cao Trang Tử, Lão Tử. Tư tưởng và lối sống của họ đã tạo nên một trường phái lãng mạn gọi là “Phong Lưu”.

  • 1. Ông Nguyễn Tịch: , Làm quan đời nhà Tấn rồi cáo bệnh về ở ẩn. Chú của ông Nguyễn Hàm trong Thất Hiền. Sở thích của ông là đánh đàn và uống rượu nên ông đã xin làm bếp trong quân đội để nấu rượu. . Có lần ông say bí tỉ trong 60 ngày gọi là “cuồng túy”.

Một điểm đặc biệt là tròng mắt của ông có thể đổi màu. Thích ai ông nhìn với con mắt màu xanh, ghét ai ông nhìn với con mắt toàn tròng trắng. Thành ngữ “mắt xanh” có gốc tích từ đây.

Ông là người có tư tưởng cấp tiến thời bấy giờ, một chính thể không có vua, không bề tôi, không có người giàu, người nghèo. Theo ông xã hội đó bình đẳng, không bị thiên lệch, tạo ra sự bình ổn trong nhân dân. Vào thời đó tư tưởng của ông được coi là “khi quân”, nhưng vì là người hiền tài nên nhà Tấn vẫn để ông yên. Ông là người có tư tưởng vượt thời đại sánh ngang với các triết gia nổi tiếng như: Plato, Angel..vv

2. Ông Kê Khang: tên thật của ông là Khuê Khang, sống dưới thời nhà Nguỵ, thời điểm Tư Mã Chiêu chuyên quyền. Sau này vì có thù hằn nên ông đã bỏ vào ở ẩn ở trong núi Kê nên gọi là núi Kê Khang. Ông có rất nhiều biệt tài: cầm, kỳ, thi, họa môn nào ông cũng giỏi, mặc dù ông không thụ giáo ai.

Một hôm ông gặp 1 dị nhân hàn huyên về âm nhạc và đã dạy ông Khúc Quảng Lăng, đánh lên nghe rất êm ái như mây trôi, suối chảy. Người đời sau nghĩ rằng hai bài Hành Vân, Lưu Thuỷ bắt đầu phôi thai từ đây. Với tư tưởng bài xích Khổng Giáo trọng Lão Tử, Trang Tử. Không đồng nhất với quan điểm vua Thang, Võ Vương, Văn Vương, Khổng Tử. Sau này triều định viện cớ mày kết ông án tử. Và khúc Quảng Lăng mất từ đây. Hai ông Nguyễn Tịch và Kê Khang sinh vùng thời, cả hai cùng giả cuồng. nhưng ông Tịch lại sống vì cuồng, còn ông Khang lại chết vì cuồng.

Xem thêm: Cách chọn mua ấm pha trà ngon từ chuyên gia

– 3. Ông Lưu Linh: Tự Bá Lân, dung mạo xấu xí, uống rượu không bao giờ say, tửu lượng của ông hơn 6 hiền kia. Ông Lưu Linh coi sự vật đều nhỏ bé và thường hay uống rượu để quên đời. – Bài thơ “Tửu Đức Tụng” ông viết hàm chứa nhiều triết lý, ý nghĩa sống của Lão Tử.

4.  Ông Sơn Đào: Là người học rộng hơn sáu ông hiền kia. Làm quan dưới thời nhà Ngụy rồi đến nhà Tấn, rất được Tư Mã Viêm tin tưởng. Ông là người có tài nhìn người và hay tiến cử người hiền. Có lần, ông dâng sớ tiễn, dẫn ông hiền Kê Khang, nhưng khi Kê Khang biết được liền viết bài thơ “Tuyệt Giao Sơn Đào” để mỉa mai ông Sơn Đào rằng ham danh lợi rồi tuyệt giao. Ông Sơn Đào không vì thế mà giận ông Kê Khang.

Số 5. Ông Hướng Tú: Tự là Tử Kỳ, ông bạn thơ ấu với ông Sơn Đào. Ông là người học rộng, hiểu nhiều, tác phẩm của ông là sách chú giải Nam Hoa Kinh của Trang Tử.

6. Ông .Vương Nhung: có con vừa mãn đời,  bạn là Sơn Giản đến thăm thấy. Vương Nhung khóc mới khuyên đừng khóc. Ông.Vương Nhung trả lời: “Thánh nhân đã quên hết tình cảm nên không khóc, thứ dân chưa bao giờ biết đến tình cảm. Bọn ta còn biết tình cảm tất phải khóc”. Sơn Giản khóc theo.

7. Ông Nguyễn Hàm: cháu ông Nguyễn Tịch. Cả hai đều thích uống rượu. Khi hai chú cháu gặp nhau uống nhiều vò. Thú vật thích uống hai ông cũng để yên cho chúng uống, không xua đuổi chúng. Hai ông coi, mọi vật đều bình đẳng.

Trúc Lâm Thất Hiền giỏi văn thơ, uống rượu để quên đời, ngông cuồng, ngạo mạn để che mắt triều đình. Họ chỉ trích Khổng Giáo, đề cao Lão Tử, Trang Tử. Tư tưởng và cách sống của họ tạo nên một trường phái lãng mạn gọi là Phong Lưu.

Ý nghĩa của hình tượng trúc lâm thất hiền

Trúc Lâm Thất Hiền là tên gọi của một nhóm bảy vị đại tài văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc thời nhà Tấn, gồm Nguyễn Tịch, Nguyễn Hàm, Vương Nhung, Kê Khang, Hướng Tú, Lưu Linh và Sơn Đào. Ý nghĩa của Trúc Lâm Thất Hiền là tôn vinh tinh thần độc lập, tự do và đạo đức, và những giá trị đó được thể hiện qua những tác phẩm văn học và triết lý của các vị thất hiền.

Nhóm Trúc Lâm Thất Hiền được xem như một phong trào văn hóa tại Trung Quốc thời đó, nơi mà những ý tưởng mới về tôn giáo, chính trị và xã hội đang được thảo luận. Nhóm này được tôn vinh là những người đã tiên phong trong việc khai sáng tư duy và đề xuất những cách suy nghĩ mới về đạo đức và xã hội. Họ coi trọng tinh thần độc lập, sáng tạo, tự do và đạo đức, và những giá trị đó được thể hiện qua những tác phẩm văn học và triết lý của họ.

Xem thêm: Cách nhận biết ấm Tử Sa cao cấp chuẩn nhất

Ý nghĩa của Trúc Lâm Thất Hiền không chỉ ở trong lĩnh vực văn học và triết lý mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống của người Trung Quốc. Nhóm Thất Hiền đã đặt nền tảng cho một trào lưu mới trong nghệ thuật, kiến trúc và thậm chí là ẩm thực, cũng như góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội Trung Quốc.

Từ khóa » Trúc Lâm Thất Hiền Gồm Những Ai