Trúc Lâm Thất Hiền - Ý Nghĩa Và Câu Truyện - Blogs Shop Gốm Online
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa của tranh Trúc lâm thất hiền áp dụng cho hiện tại là nói về cuộc sống an nhàn, vui hưởng thụ cuộc sống về già. Nói về những người Kinh doanh đã nghỉ ngơi nhường lại sự nghiệp cho con cháu. Những người làm quan đã hạ cánh an toàn, nghỉ ngơi và thưởng thức các thú vui của tuổi già, nào là uống rượu ngâm thơ, chơi cây kiểng, chim kiểng….
Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Tàu ngày xưa, vào thời gian giữa những năm 200 – 300 sau Tây Lịch. Bảy người hiền đó là các ông: Nguyễn Tịch (210-263)Kê Khang (223-263)Lưu Linh (220-300)Sơn Đào (205-283)Hướng Tú (221-300)Vương Nhung (234-305).Nguyễn Hàm
Đây là nhóm Thanh đàm của Đạo gia, bàn về những vấn đề thanh cao, những tư tưởng siêu việt. Đây cũng là nhóm đại diện cho phong trào sống nghệ thuật phong lưu theo tự nhiên, để cho tình cảm lãng mạn nẩy nở tự do, không chịu gò ép trong lễ nghi hay giới luật.
Gọi là Trúc Lâm Thất Hiền vì bảy ông này hay gặp nhau ở rừng trúc đàn ca, ngâm vịnh, bàn bạc văn chương và say túy lúy. Có thực bảy ông này “hiền” không mà được danh Thất Hiền?
Chữ “Hiền” có ba nghĩa :
– Hiền lành, ngoan ngoãn. Thế nhưng khi ta nói “hiền huynh”, “hiền nội” thì lại không có nghĩa người anh hiền lành hay người vợ hiền lành . Họ có thể là tướng cướp nhưng gọi họ là “hiền huynh”, “hiền nội” cũng không sai,
– Hiền có nghĩa thân tình, đáng yêu, đáng kính, tỏ vẻ thân kính như hai tiếng gọi “hiền huynh”, “hiền nội” ở trên. Trong tiếng Pháp, tiếng Anh, ta có chữ tương đương là cher và dear,
– Hiền có nghĩa tài năng và đức hạnh . Nghĩa này dùng để chỉ bảy ông hiền trên đây . Có nghĩa bảy ông này là những người tài giỏi và đức độ . Về ý nghĩa thứ ba này, xin đặt một câu hỏi rằng những thành ngữ như “hiền tài”, “hiền đức”, “hiền lương” có dư một chữ không ? Thế thì hai chữ “hiền triết” có phải dùng để chỉ các triết gia hiền tài không ? Ngày xưa chữ “triết” không dùng để chỉ một môn triết học như bây giờ mà nó bao gồm nhiều môn học khác như Toán học, Siêu Hình học, Luận Lý học v.v. Vì thế các nhà toán học ngày xưa cũng đều là các triết gia cả và chữ “triết” thời xưa có thể dùng để chỉ sự hiểu biết sâu rộng trên mọi lãnh vực . Ta dùng “hiền triết” cũng vì ý đó.
Tiểu sử sơ lược của mỗi ông Hiền trong Trúc lâm Thất Hiền:1. NGUYỄN TỊCH (210 – 263):
Nguyễn Tịch, tên chữ là Tự Tông, người đất Trấn Lưu, con của Nguyễn Vũ, một trong Kiến An Thất tử.Nguyễn Tịch có dung mạo khác thường, chí khí mở rộng, tự nhiên, một mình độc lập, phóng túng tự do, mà mừng giận không hiện ra nét mặt, thường đóng cửa ở trong nhà đọc sách, có khi hàng tháng không bước chân ra ngoài, có khi trèo lên núi ngao du sơn thủy hàng mấy ngày quên trở về.Nguyễn Tịch đọc rất nhiều sách mà thích nhứt là sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử và Nam Hoa Kinh của Trang Tử.Ông thích uống rượu, biết thổi sáo, giỏi đàn cầm, đương khi đắc ý chợt quên hình hài mà siêu thần nhập hóa. Người đời cho ông có si tính hay máu điên.Vì có cái cuồng danh đó mà Tư Mã Chiêu (con của Tư Mã Ý) đem lòng ngưỡng mộ, muốn kết thân với Nguyễn Tịch, nhưng ông không chịu nên cố ý say sưa luôn 60 ngày đêm để khỏi gặp Tư Mã Chiêu.Bề ngoài của Nguyễn Tịch trông rất phóng đãng, nhưng bên trong rất thuần chính. Hành động phóng đãng là giả vờ để tránh tai họa, bảo trọng lấy thân mà thôi.Ông nhìn thấy triều đình càng lúc càng suy yếu, quan lại chuyên quyền, dua nịnh, ông rất đau lòng, nên đã kết tinh vào tác phẩm “Vịnh Hoài” của ông, một tập thơ bất hủ gồm 82 bài thi, một kiệt tác của thời bấy giờ. Tấm lòng của ông bao la, tầm mắt rộng lớn mà không gặp được người đồng khí tương cầu nên đã phát tiết bi thương trong thơ văn đến độ mãnh liệt.Nguyễn Tịch có viết sách “Đạt Trang Luận”, trong đó, ông xác định Triết lý tự nhiên, luôn luôn ý thức cái lý đồng nhứt trong sai thù.Nguyễn Tịch có cặp mắt rất đặc biệt, khi vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt xanh, còn không vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt trắng. Khi mẹ Nguyễn Tịch mất, ông Kê Hỷ mang đồ lễ đến viếng, Nguyễn Tịch tiếp nhìn với đôi mắt trắng dã. Hỷ ra về mà bụng không bằng lòng. Em của Kê Hỷ là Kê Khang nghe biết chuyện đó, mới mang rượu và cắp đàn đến, thì Tịch rất vui, vừa ý lắm, tiếp Kê Khang với đôi mắt xanh.Năm thứ tư đời Cảnh nguyên, tức là năm 263, Nguyễn Tịch mất, hưởng được 54 tuổi.Kê Khang thường ca tụng Nguyễn Tịch rằng: Nguyễn Tự Tông, miệng không bàn lỗi của người. Ta mỗi khi bắt chước điều ấy mà không kịp được, cùng cực bẩm tính hơn người, với sự vật không thương tổn, chỉ có cái uống rượu quá mức thôi.2. KÊ KHANG (223 – 263):
Kê Khang, tự là Thúc Dạ, ở Tiêu Quận, sớm mồ côi, có kỳ tài, thân hình cao lớn, có phong nghi, thiên chất tự nhiên, tánh tình điềm đạm, ít ham muốn, khoan dung giản dị.Ông tự học mà giỏi, sở trường về cái học Lão Trang.Ông trước tác được hai bộ sách: Thích Tứ Luận và Thanh Vô Ai Lạc Luận.Ông quan niệm nhân cách của người quân tử có được không phải lấy lễ giáo bên ngoài mà uốn nắn con người, đẽo gọt thiên nhiên. Ông cũng chống lại tất cả các suy luận trí thức về phải trái, đúng sai. Ông chỉ cốt làm sao cho được Tâm hư để noi theo Tánh mà sống, vì tự nhiên chính là đạo lý.Sách Thế Thuyết có kể chuyện rằng: “Chung Hội (225-264) làm quan, làm tướng, có viết sách, lấy làm tiếc vì chưa có dịp gặp Kê Khang, cho nên ngày kia, Chung Hội cùng với vài người thân tín đến viếng Kê Khang.Sở thích của Kê Khang là rèn đồ kim khí. Chung Hội đến thì thấy Kê Khang đang rèn sắt dưới gốc cây lớn. Hướng Tú thì giúp Kê Khang thổi ống bể, còn Kê Khang thì vẫn tiếp tục đập sắt như không có khách đến. Chung Hội bị bẽ mặt, đứng nhìn một lát rồi bỏ đi.Kê Khang hỏi: – Đã nghe gì mà tới? Đã thấy gì mà đi?Chung Hội đáp:– Tới vì nghe cái đã nghe, đi vì thấy cái đã thấy.”Người đời Tấn rất thích cái vẻ đẹp thể chất và tinh thần của Kê Khang. Người ta sánh ông với núi ngọc hoặc cây tùng.Có lẽ vì vậy mà Chung Hội mới nói đã nghe và đã thấy.Trước kia, có một hôm, Kê Khang đi chơi ở đất Lạc Tây, trọ ở Hoa Dương Đình, đêm ngồi khảy đàn, chợt có một người khách đến tự xưng mình là người thời cổ, rồi cùng Kê Khang bàn luận âm luật, lời lẽ rành rọt thấu đáo lắm. Nhân đó, ông khách truyền cho Kê Khang khúc nhạc Quảng lăng tán, dặn Kê Khang không truyền cho ai khác.Về sau, khi Kê Khang bị Tư Mã Chiêu đem ra hành hình ở phía chợ đông, Kê Khang quay nhìn bóng mặt trời rồi cầm đàn gảy nói rằng:– Trước kia khúc Quảng lăng tán nầy có người tên Viên Hiếu Nê thường theo ta để học nhưng ta không truyền được, nay khúc Quảng lăng tán nầy từ nay mất đi.Kê Khang bị Tư Mã Chiêu ra lịnh giết chết năm ông được 40 tuổi.Các nhà phê bình đều cho rằng: thơ của Nguyễn Tịch và của Kê Khang ý tứ rất khác nhau. Thơ của Nguyễn Tịch thì ý chỉ thâm thúy, của Kê Khang thì khí vận tuấn thanh. Tài hoa của Nguyễn Tịch thì như mùa Xuân thơm ngát, còn tâm tình của Kê Khang như mùa Thu trong trẻo. Nhưng có điều, là Nguyễn Tịch dùng cái cuồng để làm kế bảo toàn tấm thân, còn Kê Khang lại bị cái cuồng mà phải sát thân.
3. LƯU LINH (220 – 300):
Trong hai cuốn sách nầy, ông lấy chủ nghĩa tự nhiên để bài bác học thuyết của Nho gia.Lưu Linh, tự là Bá Luân, người đất Bái, thân hình xấu xí, phóng tình tứ chí, thường lấy sự coi nhỏ vũ trụ xem bằng muôn vật làm tâm, lạnh nhạt ít lời, không quen giao du, cùng với Nguyễn Tịch và Kê Khang tương ngộ, tinh thần hớn hở, dắt tay vào rừng. Lúc đầu không chút ý kiến gì về tài sản có không nói: “Ta chết chôn cho ta.” Đấy khinh bỏ thân thể đến thế.Lưu Linh hay uống rượu, nổi tiếng về rượu hơn hết trong Trước lâm Thất Hiền, uống rượu bao nhiêu cũng không say.Một hôm, ông bảo vợ đi lấy rượu. Vợ ông đổ rượu đi và đập bể vò rượu, khóc mà can rằng:” Ông uống rượu nhiều quá, không phải là cái đạo nhiếp sinh, ông phải bỏ bớt rượu đi.” (Nhiếp sinh là thu nhiếp tinh thần để nuôi sức khỏe).Lưu Linh nói: “Phải, ta không thể tự cấm được, phải cầu quỉ thần lên để thệ nguyện mới được. Vậy phải đủ rượu thịt làm lễ chứ!”Vợ liền nghe lời, lo sắm sửa đủ các thứ.Xong, Lưu Linh bèn quì mà khấn rằng:“Thiên sanh Lưu Linh,(Trời sanh Lưu Linh,Dĩ tửu vi danh,Lấy rượu làm danh,Nhất ẩm nhất hộc,Mới uống một vò,Ngũ đẩu giải tỉnh,Năm đấu giải tỉnh,Phụ nhân chi ngôn,Lời nói đàn bà,Thận bất khả thính.”Cẩn thận đừng nghe.)Khấn xong thì đem rượu thịt ra, ăn uống li bì, say say tỉnh tỉnh.Tuy Lưu Linh mê man phóng túng, nhưng khi gặp việc thì ứng biến chẳng sai, ít khi thác ý vào văn thơ, duy có làm bài phú “Tửu đức tụng” nổi tiếng, ca tụng người uống rượu.
Bài phú Tửu đức tụng, diễn nôm ra sau đây:
1.Chàng là một người đầy cao quí,Đối với chàng, Trời Đất chỉ là một buổi sáng,Và vĩnh hằng chỉ là một thoáng chốc.Mặt trăng và mặt trời chỉ là những cánh cửa sổ,Tám sa mạc là sân nhà chàng.Chàng đi không để lại dấu vết,Không ở tại một ngôi nhà nào.Lấy trời làm nhà, lấy đất làm chiếu,Chàng theo đuổi sự phóng túng của mình.Khi dừng lại chỉ là để nâng lên chén rượu hay ôm bầu rượu,Khi đi chỉ là để mang theo một bình rượu hay lấy đi chai rượu.Rượu là công việc duy nhứt của chàng,Chàng chẳng biết gì hơn nữa.2.Một ông chúa trẻ thuộc nhà cao quí, và một quan về hưu,Nghe nói đến những thói quen của ta,Đã bài bác cách sống của ta.Họ vung tay áo, nắm tay lại,Mắt dữ dằn đảo qua đảo lại và răng thì nghiến chặt lại,Họ dạy ta những phép tắc xã giao,Phải thế nầy và không được thế kia, nghe như tiếng bầy ong,Nhưng vào lúc đó, ông thầy kia,Nắm lấy một cái vò, cầm lên một cái chén,Đưa chén lên miệng nốc hết rượu, rồi vuốt râu nằm thẳng cẳng,Lấy men làm gối, lấy cặn rượu làm gối dài.3.Chẳng suy nghĩ gì, chẳng lo âu gì,Hạnh phúc của chàng thật là toàn vẹn!Thoắt thấy chàng say mèm, thoắt thấy chàng tỉnh rượu.Lắng tai nghe, chàng không nghe thấy sấm rền,Chú mắt nhìn, chàng chẳng thấy hình núi Thái sơn,Không thấy lạnh giá và nóng bức cắn xé da thịt mình,Cũng không thấy thành công và ham muốn gây những đam mê.Chàng cúi nhìn đám người đông như kiến cỏ,Họ giống như bèo tấm trôi trên sông Giang sông Hàn,Hai vị cao sang kia đứng cạnh,
Với chàng, chỉ giống con ong hay con sâu. (Lê Diên dịch)
Đây là những tư tưởng tự nhiên rút ra ở hệ thống xuất thế của Lão Trang, đem vào đời sống nghệ thuật đến mức cực đoan. Lưu Linh mượn rượu để quên đời, quên cả hình hài để sống với một tâm trạng siêu thần nhập hóa giả tạo. Phải chăng hoàn cảnh lịch sử xã hội thời đó đã gây ra không khí quá bi quan như thế?Lưu Linh thường hay quá chén, phóng túng, cởi bỏ quần áo, trần truồng trong nhà. Người đời thấy vậy thì chê cười.Lưu Linh nói: “Ta lấy Trời Đất làm nóc nhà, buồng nhà làm quần áo, các ông sao lại chui vào quần áo của ta?”Lưu Linh dẫu sống phóng túng, buông thả, nhưng vẫn ý thức cái gì là của Trời Đất, cái gì là của thiên hạ.
4. SƠN ĐÀO (205 – 283):
Sơn Đào, tự là Cự Nguyên, người ở huyện Hoài, đất Hà Nội, đời nhà Tấn (nay thuộc tỉnh Hồ Nam). Từ nhỏ, tánh tình ông rất chất phác, nhưng học thức hơn người, được nhiều học giả danh vọng trong vùng kính trọng, thế mà đến 40 tuổi, Sơn Đào vẫn là một viên quan nhỏ giữ chức Chủ Bạ trong quận.Sơn Đào chơi thân với Nguyễn Tịch và Kê Khang.Vợ Sơn Đào là Hàn Thị thấy ba người chơi thân với nhau thì hỏi dò chồng. Sơn Đào đáp:– Đó là hai người riêng ta có thể chơi thân.Hàn Thị muốn biết rõ hai người bạn đặc biệt nầy của chồng, nên sửa soạn một tiệc rượu để chồng đãi đằng hai bạn, còn Hàn Thị thì núp trong màn nhìn ra quan sát, buổi tiệc kéo dài suốt đêm, Hàn Thị cũng thức suốt đêm để theo dõi.Sáng hôm sau, Sơn Đào vào phòng hỏi vợ:– Nàng nghĩ sao về hai người bạn đó?Hàn Thị đáp: – Về tài hoa thì chàng không bằng họ, nhưng về trí thức thì chàng đáng là bạn của họ.Sơn Đào nói:– Chính họ cũng cho cái biết của ta là cao hơn.Về sau, Sơn Đào cũng được điều về kinh đô, giữ chức: Thượng Thư Lại Bộ Lang. Lúc ấy Ngụy đế là Tào Phương vừa nhỏ tuổi vừa bất tài, triều chính lọt vào tay Thái Úy Tư Mã Ý và Đại tướng Tào Sảng. Hai người nầy kết bè kết đảng định tiêu diệt phía đối phương mà độc chiếm quyền hành.Sơn Đào nhìn thế cuộc biết chắc thế nào Tào Sảng cũng phải thua Tư Mã Ý, vì Tào Sảng lỗ mảng ngang ngược, kém mưu trí hơn Tư Mã Ý nhiều.Sơn Đào không muốn dính vào vòng đấu tranh của hai người ấy, nên thường ẩn cư, ít giao thiệp với các triều thần.Mỗi khi cao hứng, Sơn Đào thường mời các danh sĩ như: Kê Khang, Nguyễn Tịch, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Hướng Tú, Vương Nhung vào trong rừng trúc rong chơi, uống rượu và bàn lẽ huyền vi của Trời Đất, gác ngoài tai mọi việc ở đời.Trong Trúc lâm Thất Hiền thì Kê Khang là người có tiếng tăm và tài hoa cao nhứt, dám khinh miệt cả bọn quyền quí, làm Sơn Đào rất bội phục.Sau nầy, khi Sơn Đào làm ở Bộ Lại, có dâng thơ tiến cử Kê Khang. Kê Khang chán ghét bọn quan lại tham ô nên không hề có ý muốn ra làm quan, nay biết được Sơn Đào dâng thơ tiến cử mình, Kê Khang nổi giận liền viết một bức thơ “Tuyệt giao Sơn Đào”, mỉa mai Sơn Đào còn ham danh lợi và tuyên bố tuyệt giao với Sơn Đào. Sơn Đào rất hiểu rõ tánh ý của Kê Khang nên không hề hờn giận.Sau nầy, Kê Khang bị Chung Hội và Lữ Tấn vu oan, Tư Mã Chiêu tin Chung Hội nên giết chết Kê Khang. Con của Kê Khang là Kê Thiệu bơ vơ không nơi nương tựa, được Sơn Đào lo lắng chăm sóc.Năm 265, con của Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm chiếm lấy chánh quyền, phế bỏ triều Ngụy của họ Tào, lên làm vua, lập ra nhà Tấn, Sơn Đào lại dâng thư tiến cử Kê Thiệu: “Cha có tội không liên quan gì đến con, Kê Thiệu gồm đủ đức tài, xứng đáng được trọng dụng.” Tư Mã Viêm chấp nhận, phong Kê Thiệu chức Bí Thư Thừa.Sơn Đào giỏi nhận xét nhân tài, trong hơn 20 năm ông làm việc ở Bộ Lại, ông tiến cử lên triều đình nhiều hiền tài. Trong triều có quyền thần Giả Sung, thường kéo bè kết đảng để củng cố thế lực, khen ngợi tên tâm phúc Lục Lượng trước mặt Tư Mã Viêm, rằng Lục Lượng có tánh tình trung hậu, chí công vô tư, nên xin cho Lục Lượng được cùng với Sơn Đào làm chức Tuyển Quan. Tư Mã Viêm đồng ý.Sơn Đào thì phản đối việc nầy, vì biết Lục Lượng chỉ là tên có tài nịnh hót chớ không có thực tài, không xứng đáng với chức Tuyển Quan. Ít lâu sau, quả nhiên tên Lục Lượng nhận hối lộ, bị phát hiện nên bị cách chức. Do đó, Tư Mã Viêm càng trọng tư cách của Sơn Đào.
5. HƯỚNG TÚ (221 – 300):
Hướng Tú, tự là Tử Kỳ, người ở đất Hoài, nay là Hồ Nam, thuở nhỏ đã quen biết Sơn Đào. Hướng Tú rất thông tuệ, hiểu biết rất sâu xa, theo cái học của Lão Trang. Ông cùng với Quách Tượng đã chú giải sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử, vì lâu nay trải quan nhiều thế hệ của Đạo gia, nhưng chưa có ai luận bàn về tôn chỉ và hệ thống hóa sách ấy cả.Hướng Tú bàn và giải thích thêm những ý nghĩa sâu kín, phát minh thêm ý lạ, làm nổi dậy phong trào Huyền học.Người đương thời đọc sách ấy thì siêu nhiên tâm ngộ, chẳng ai không mãn nguyện.
6. VƯƠNG NHUNG (234 – 305):
Vương Nhung có một đứa con vừa mới chết, bạn của Vương Nhung là Sơn Giản đến viếng. Vương Nhung không cầm được nước mắt. Sơn Giản nói:– Chỉ là đứa bé con, cớ sao lại khóc?– Thánh nhân thì quên tình, thứ dân thì không biết tới, chỉ như bọn ta mới có nhiều tình.Sơn Giản tán đồng, rồi cũng khóc theo.Lời nói của Vương Nhung cắt nghĩa rất rõ tại sao nhiều Huyền học gia lại rất lưu tâm đến thuyết Chủ tình.Trong nhiều trường hợp, không phải vì sự được mất của bản thân mà họ tỏ ra vui buồn, mà chính trong cái cảnh tượng chung của cuộc sống hay của Trời Đất.
7. NGUYỄN HÀM:
Nguyễn Hàm là cháu của Nguyễn Tịch, gọi Nguyễn Tịch bằng chú. Hai người họ Nguyễn nầy đều thích uống rượu. Mỗi khi gặp nhau, họ không cần lấy chén mà uống, chỉ ngồi quanh vò rượu mà uống trong vò. Có khi mấy con heo khát nước chạy đến, thì họ cho heo cùng uống với họ.Đấy là tình cảm cốt yếu của hạng người phong lưu, muốn sống với tinh thần nghệ sĩ, với ý thức bình đẳng, không phân biệt giữa họ và vật trong Trời Đất.
Ý nghĩa trúc lâm thất hiền
Tóm lại, Trúc lâm Thất Hiền là bảy ông Hiền nơi rừng trúc. Họ là những nhà văn nhà thơ, vừa đi dạo, vừa bàn luận trong một khu rừng trúc nhỏ, dừng lại để uống rượu, rồi lại đi dạo tiếp tục, rồi lại bàn luận, làm thơ, cho đến lúc say mèm.Họ bàn luận chỉ trích Khổng giáo, đề cao Lão Trang, mỗi người có một cách, làm dẫy lên một trào lưu tư tưởng lãng mạn gọi là Phong lưu, ngụ ý sống tự do theo tự nhiên, mà tư tưởng triết học thì chủ ở Lão Trang. Sống Phong lưu là sống hòa nhịp với cảm xúc bồng bột hồn nhiên, không chờ trí thức kịp xen vào. Cảm xúc ấy là của một tánh tình đã cảm thông với tạo vật thiên nhiên chớ không phải cái tánh tình nhỏ hẹp hữu hạn tầm thường.
Hình ảnh trúc lâm thất hiền
Từ khóa » Trúc Lâm Thất Hiền Gồm Những Ai
-
Trúc Lâm Thất Hiền Là Gì? Ý Nghĩa Và Câu Chuyện Về 7 ông Hiền
-
Trúc Lâm Thất Hiền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trúc Lâm Thất Hiền Là Ai? ý Nghĩa Các Họa Tiết Trên ấm Chén Của Bát ...
-
Trúc Lâm Thất Hiền: Nguồn Gốc, Hình Dạng Và Thị Hiện
-
Dịch Thuật: Trúc Lâm Thất Hiền Với Rượu - Huỳnh Chương Hưng
-
Ấm Tích Trúc Lâm Thất Hiền Bọc đồng 1,5 Lít - Gốm Sứ Bát Tràng
-
Bộ Men Lam Cổ Vẽ Trúc Lâm Thất Hiền - Gốm Sứ Bát Tràng
-
TRÚC LÂM THẤT HIỀN - PHẦN 1: TẢN MẠN VỀ SỐ “BẢY”
-
Sàn Gốm — Trúc Lâm Thất Hiền Là Gì? Ý Nghĩa Và Câu Chuyện Về...
-
Tứ Hải Giai Huynh đệ - TRÚC LÂM THẤT HIỀN
-
Trúc Lâm Thất Hiền – Tìm Hiểu Ý Nghĩa Về 7 Ông Hiền
-
Ý Nghĩa Cảnh Vẽ Trúc Lâm Thất Hiền - Gốm Sứ Hoàn Mỹ
-
Bộ ấm Chén Men Lam Trúc Lâm Thất Hiền Bọc đồng