Trung Tâm Vũ Trụ Việt Nam: Vẫn Chưa Nhận được Tín Hiệu Từ Vệ Tinh ...
Có thể bạn quan tâm
Đó là các vệ tinh ARICA (của Trường Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản) và vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.
NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Vệ tinh được phóng thành công lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560 km vào ngày 9/11/2021 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.
Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.
Theo Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh NanoDragon có 3 đường truyền thông: đường truyền dữ liệu đo xa (thông tin về trạng thái của vệ tinh) từ vệ tinh phát xuống mặt đất ở dải tần UHF; đường phát lệnh điều khiển từ mặt đất lên ở dải tần VHF; đường truyền dữ liệu nhiệm vụ từ vệ tinh xuống mặt đất ở băng tần S. Hiện trạm mặt đất chưa thu được thông tin ở đường truyền dữ liệu đo xa ở dải UHF do đó các thông số trạng thái chi tiết của vệ tinh là chưa xác định được.
Trong quá trình chuẩn bị phóng, vệ tinh NanoDragon đã vượt qua 4 vòng kiểm tra an toàn phóng của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) với nhiều tiêu chuẩn khắt khe và các thử nghiệm quan trọng về môi trường như: các thử nghiệm môi trường nhiệt chân không trong 82 giờ, các thử nghiệm về rung động (thử nghiệm tìm tần số dao động riêng, rung động hình sin, rung động ngẫu nhiên, rung động sine burst), thử nghiệm về sốc và các thử nghiệm chức năng khác. Vệ tinh cũng đã vượt qua các vòng kiểm tra tại Việt Nam và được phép gửi sang Nhật Bản tham gia phóng theo kế hoạch của JAXA từ ngày 6/8/2021.
Từ khóa » Tín Hiệu Vệ Tinh
-
Tìm Hiểu Công Nghệ Truyền Hình Kỹ Thuật Số Vệ Tinh - Dntech
-
Vệ Tinh Thông Tin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trung Tâm Vũ Trụ Việt Nam Vẫn đang Tìm Kiếm Tín Hiệu Của Vệ Tinh ...
-
Ăng Ten Nhận Tín Hiệu Vệ Tinh Cho TV Gắn Tường Tiện Dụng
-
Bắt Tín Hiệu Vệ Tinh
-
Bắt Tín Hiệu Vệ Tinh
-
Trạm Thu Tín Hiệu Vệ Tinh đầu Tiên Của Việt Nam - YouTube
-
Vệ Tinh Của Việt Nam Chưa Bắt được Tín Hiệu Sau 22 Ngày Lên Vũ Trụ
-
Sinh Viên Chế Tạo Trạm Thu Tín Hiệu Vệ Tinh - VnExpress
-
Chưa Thu được Tín Hiệu Từ Vệ Tinh NanoDragon Sau 22 Ngày Trên Quỹ ...
-
Trung Tâm Vũ Trụ Việt Nam Chưa Bắt được Tín Hiệu Của Vệ Tinh ...
-
Trạm Mặt đất Vẫn Chưa Thu được Tín Hiệu Từ Vệ Tinh Nano Dragon
-
Vệ Tinh NanoDragon Chưa Có Tín Hiệu Sau 22 Ngày Trên Quỹ đạo