Trung Tâm Vũ Trụ Việt Nam Vẫn đang Tìm Kiếm Tín Hiệu Của Vệ Tinh ...

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn đang tìm kiếm tín hiệu của vệ tinh NanoDragon - Ảnh 1.

Các kỹ sư tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong giai đoạn hoàn thiện NanoDragon - Ảnh: VNVS

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 23-12, TS Lê Xuân Huy, phó giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, cho biết vệ tinh NanoDragon có 3 đường truyền thông, bao gồm đường truyền dữ liệu đo xa từ vệ tinh phát xuống mặt đất ở dải tần UHF, đường phát lệnh điều khiển từ mặt đất lên ở dải tần VHF và đường truyền dữ liệu nhiệm vụ từ vệ tinh xuống mặt đất ở băng tần S.

Hiện trạm mặt đất chưa thu được thông tin ở đường truyền dữ liệu đo xa dải UHF. Vì vậy những thông số trạng thái chi tiết của vệ tinh chưa xác định được.

Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn đang bám sát thông tin về quỹ đạo của NanoDragon để theo dõi, vận hành điều khiển vệ tinh.

Ở lần phóng này, có tất cả 9 vệ tinh cùng tham gia phóng và có 11 vật thể bay đã được xác định sau khi phóng. Việc xác định vật thể nào chính xác là vệ tinh NanoDragon cần khá nhiều thời gian.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn đang tìm kiếm tín hiệu của vệ tinh NanoDragon - Ảnh 2.

Phóng tên lửa Epsilon 5 vào ngày 9-11 đưa vệ tinh NanoDragon vào vũ trụ - Ảnh: SCIENCE NEWS

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam hiện cũng đang vận hành 2 lần một ngày vào khoảng 9h30 sáng và 9h30 tối tại trạm mặt đất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, gửi các lệnh điều khiển vệ tinh ở băng tần VHF để dò tìm tín hiệu ở băng S, đồng thời phối hợp với cộng đồng (Satnogs) để thu tín hiệu vệ tinh, trong đó có 2 trạm có khả năng gửi lệnh lên vệ tinh NanoDragon và thu tín hiệu ở băng S.

Trung tâm cũng tìm kiếm, sàng lọc mọi dữ liệu liên quan đến tín hiệu vệ tinh NanoDragon trên cộng đồng Satnogs cũng như trao đổi, phân tích các khả năng tình huống có thể xảy ra trên vệ tinh và tìm kiếm giải pháp với các đối tác.

"Hiện nay, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm tín hiệu của NanoDragon. Chúng tôi tin rằng quá trình chế tạo NanoDragon đã mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho các kỹ sư cũng như cán bộ của trung tâm trong tất cả các giai đoạn như: thiết kế chế tạo, tích hợp thử nghiệm, phóng và chuẩn bị vận hành khai thác" - TS Lê Xuân Huy nói.

Tên lửa Epsilon 5 rời bệ phóng mang vệ tinh NanoDragon vào vũ trụ - Nguồn: SCIENCE NEWS

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano, có kích thước 3U (100x100x340,5mm), được các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển.

Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Dự kiến, NanoDragon sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km.

Phóng thành công tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào vũ trụ Phóng thành công tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào vũ trụ

TTO - Tên lửa Epsilon số 5 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo vào lúc 7h57 sáng 9-11. Buổi phóng được phát trực tiếp trên các kênh thông tin của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật (JAXA).

Từ khóa » Tín Hiệu Vệ Tinh