Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikipedia

Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City University of Culture
Địa chỉ
Map
  • CS1: 51 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • CS2: 288 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long A, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thông tin
LoạiTrường đại học hệ công lập
Khẩu hiệuTôn trọng - Trách nhiệm - Thân thiện
Thành lập03/01/1976
Mã trườngVHS
Hiệu trưởngPGS. TS. Lâm Nhân
Websitehttps://www.hcmuc.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHCMUC
Thuộc tổ chứcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Lê Thị Thanh Thủy TS. Trịnh Đăng Khoa
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
Webometrics(2019)138[1]
Xếp hạng thế giới
Webometrics(2019)10.880[2]

Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi quốc tế: Ho Chi Minh City University of Culture, viết tắt: HCMUC) là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về đào tạo, đào tạo và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông và du lịch. Trường Đại học Văn hóa TP. HCM là trường Đại học đầu tiên thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Nghiệp vụ Văn hoá Thông tin (đào tạo bậc trung học) thành lập ngày 03/01/1976 theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.

Ngày 30/08/1976, theo quyết định số 110/VH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Trường đổi tên thành Trường Lý luận và Nghiệp vụ II.

Ngày 19/09/1981, theo quyết định số 121/VH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Trường được đổi tên thành Trường Văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 10/07/1998 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg Chính phủ quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 2005, trường Cao đẳng Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh được nâng cấp thành trường Đại học với tên gọi hiện nay.[3]

Các vị hiệu trưởng của Nhà trường

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Hiệu trưởng qua các thời kỳ Thời gian đương nhiệm
1 Thầy Vũ Tùng Quốc 1976 - 1981
2 Thầy Nguyễn Minh Trai 1981 - 1983
3 Thầy Lê Thọ 1983 - 1987
4 Cô Nguyễn Ngọc Ảnh 1987 - 1993
5 Thầy Trần Trung Chính 1993 - 1998
6 Thầy Trần Văn Ánh 1998 - 2011
7 Cô Đỗ Ngọc Anh 2011 - 2016
8 Thầy Nguyễn Thế Dũng 2016 - 2023
9 Thầy Lâm Nhân 2023 - nay

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở vật chất của Trường Đại học Văn hóa TP.HCM được đánh giá là khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Trường hiện tại có hai cơ sở đào tạo gồm:

  • Cơ sở 1: số 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức bao gồm: Khu hiệu bộ, Khu nhà học lý thuyết, Khu nhà học thực hành, Trung tâm Thông tin - Thư viện.
  • Cơ sở 2: số 288, Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, thành phố Thủ Đức bao gồm: Khu nhà học lý thuyết, Khu liên kết đào tạo với nước ngoài, khu Liên hợp thể thao sinh viên, Nhà văn hoá, Thư viện, Ký túc xá trung tâm (2000 chỗ). Đầu năm học 2013 - 2014 và hiện tại đã được đưa vào sử dụng với tiện nghi đầy đủ đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những thành quả đóng góp quan trọng của trường, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh các phần thưởng cao quý:

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 1991
  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1996
  • Huân chương Lao động hạng Nhì lần thứ hai năm 2001
  • Huân chương lao động hạng Nhất năm 2006
  • Huân chương độc lập hạng Ba năm 2011
  • Huân chương hữu nghị của Chủ tịch nước CHDCND Lào năm 2012
  • Huân chương lao động hạng Nhất lần thứ hai năm 2016
  • Cờ thi đua của Chính phủ năm 2019 và nhiều phần thưởng cao quý khác
  • Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các Khoa, Bộ môn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật
  • Khoa Di sản Văn hóa
  • Khoa Văn hóa các dân tộc thiểu số
  • Khoa Văn hóa học
  • Khoa Du lịch
  • Khoa Truyền thông
  • Khoa Xuất bản, Phát hành
  • Khoa Thông tin, Thư viện
  • Khoa Kiến thức cơ bản
  • Bộ phận Sau đại học
  • Bộ phận Tại chức

Các ngành đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thông tin, Thư viện
  • Di sản Văn hóa: 
    • Bảo tàng học 
    • Quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch 
  • Quản lý văn hóa, nghệ thuật: 
    • Quản lý hoạt động văn hóa xã hội 
    • Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật 
    • Tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch 
  • Văn hóa học:
    • Văn hóa Việt Nam 
    • Công nghiệp Văn hóa 
    • Truyền thông Văn hóa 
  • Du lịch:
    • Du lịch học 
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 
    • Quản trị lữ hành
    • Hướng dẫn du lịch 
  • Văn hóa các dân tộc thiểu số 
  • Xuất bản, Phát hành: 
    • Kinh doanh xuất bản phẩm 

Các trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Thông tin, Thư viên
  • Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học
  • Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Nam Bộ
  • Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực

Các Phòng, Ban

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ phận Đào tạo
  • Bộ phận Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
  • Phòng Công tác sinh viên
  • Bộ phận Tổ chức cán bộ
  • Phòng Hành chính, Tổng hợp
  • Bộ phận Tài vụ
  • Ban Quản lý Ký túc xá

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Webometrics”.
  2. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  3. ^ Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg, ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đại Học Vhs