Truyền Thông Phòng Chống Tác Hại Do Thiếu Hụt I-ốt
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC- SỰ KIỆN
- KHÁM CHỮA BỆNH
- Y TẾ DỰ PHÒNG
- ĐẢNG ĐOÀN THỂ
- THÔNG BÁO
- VĂN BẢN
- LIÊN HỆ
- HỎI ĐÁP
Thiếu I ốt là một vấn đề lớn hiện nay của cả nước cũng như tòan nhân loại, là nạn đối tiềm ẩn có ý nghĩa toàn cầu. Vai trò của iốt là rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động...
Iốt là một vi chất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho sự tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp, phát triển xương, phát triển của não bộ và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Thiếu Iốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai những đối tượng này rất dễ bị thiếu iốt do nhu cầu tăng cao. Iốt là một vi chất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho sự tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp, phát triển xương, phát triển của não bộ và hệ thần kinh trong thời kỳ mang thai. Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào hoóc-môn giáp trạng của người mẹ ngấm qua nhau thai sang con. Hoóc-môn này rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu thiếu Iốt thì sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Thiếu iốt ở phụ nữ khi mang thai dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác. Các hậu quả này sẽ tồn tại vĩnh viễn suốt cuộc đời trẻ, vì hiện na y y học chưa chữa được.
Đối với trẻ em, khi cơ thể bị thiếu Iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể để bù lại một phần thiếu Iốt, khi có kích thước to có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống gây ra các vấn đề ảnh hưởng cho sức khỏe. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, về sau có thể nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.Thiếu Iốt ở trẻ em sẽ gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn... Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu Iốt. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân. Trẻ bị thiếu Iốt không thể đạt kết quả tốt trong học tập.
Ngoài ra, thiếu Iốt sẽ dẫn tới giảm hoạt động tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol...Ở tuổi dậy thì, nếu thiếu I-ốt cũng thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động rất nhanh mệt mỏi, không linh hoạt, tinh thần trì trệ, khả năng lao động giảm sút...
Phòng ngừa thiếu hụt Iốt
Có nhiều biện pháp phòng chống thiếu I ốt, một trong những biện pháp đó là bổ sung I ốt vào muối ăn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung Iốt phải diễn ra thường xuyên đều đặn hàng ngày và trong suốt cả cuộc đời.
Nhu cầu Iốt hàng ngày của một người bình thường là từ 150 đến 200 mcg Iốt, còn ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần thêm 30 đến 50 mcg. Cơ thể con người không tự tổng hợp được Iốt mà hoàn toàn phải cung cấp từ bên ngoài, chủ yếu từ lương thực, thực phẩm, một phần qua không khí và việc bổ sung Iốt phải thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ trong một lần, một lúc, một giai đoạn.
Vì vậy để phòng ngừa các rối loạn do thiếu Iốt, người dân nên sử dụng muối Iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày. Phải bổ sung Iốt liên tục mới đảm bảo đủ nhu cầu Iốt, không nên dùng một thời gian rồi dừng.
Việc bổ sung được thực hiện như sau:
- Đối với phụ nữ có thai cần 50mcg/ngày, sử dụng muối Iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu Iốt cung cấp cho thai nhi và phòng được các rối loạn do thiếu Iốt. Dùng muối Iốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng Iốt dư sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.
- Với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi cần 40mcg/ ngày cho trẻ bú mẹ hoàn toàn thì người mẹ nên ăn nhiều thức ăn giàu Iốt như trứng, cá, tôm, cua, thịt, sữa, hải sản, rong, tảo… và dùng muối Iốt hoặc nước mắm có Iốt để chế biến thức ăn. Iốt có sữa là nguồn cung cấp cho trẻ khi bú mẹ. Với trẻ đã ăn dặm cần 50mcg/ngày thì cần bổ sung những thức ăn giàu Iốt. Trứng và các thực phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp I-ốt khá tốt. Ngoài ra, I-ốt cũng có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau xanh...
Cách bổ sung I-ốt cho cơ thể:
- Sử dụng muối I-ốt đúng cách: Nêm muối có I-ốt sau khi đã nấu chín thức ăn.
- Ăn các thức ăn giàu I-ốt. Ăn nhiều hơn và chủng loại thực phẩm phải phong phú hơn.
- Với những người cần bổ sung I-ốt bằng viên bổ sung I-ốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên này chứa từ 50 - 150µg I-ốt và bạn cần khoảng 100 - 200µg mỗi ngày.
Lưu ý: Việc bảo quản, cách sử dụng muối có chứa Iốt cũng cần phải chú ý, vì Iốt là chất dễ bay hơi nên khi chế biến có sử dụng muối Iốt thì không nên cho muối vào từ đầu, mà khi nấu thức ăn gần chín mới cho muối vào. Không rang muối Iốt và không để muối Iốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào, mà nên để muối Iốt trong túi nhựa kín./.
Lê Hoàng Minh - TYT Phú Thạnh.
Tin liên quan Phú Tân thực hiện Chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đợt II năm 2024 - 08/10/2024 Trạm y tế xã Tân Thạnh phối hợp với Trường Mầm non xã Tân Thạnh tổ chức khám sức khỏe cho học sinh - 07/10/2024 Trạm y tế xã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã Tân Thạnh tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2024. - 07/10/2024 Trạm Y tế xã Tân Thạnh tuyên truyền về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay - 07/10/2024 Lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân - 04/10/2024Trang chủ | Tin tức | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2018 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG Đơn vị chủ quản: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Danh - Trưởng ban biên tập Địa chỉ: Ấp Kinh Nhiếm-Xã Phú Thạnh-Huyện Tân Phú Đông-Tiền Giang Điện thoại: 02733. 530930 Email: ttyttanphudong@tiengiang.gov.vn |
Từ khóa » Thiếu Iot Gây Ra Hậu Quả Gì
-
Hậu Quả Của Việc Thiếu Hụt I ốt Và Cách Phòng, Chống
-
10 Nguy Cơ Sức Khỏe Khi Bạn Bị Thiếu Iot
-
Tác Hại Của Thiếu Iốt
-
Hậu Quả Của Thiếu Hút I-ốt Và Biện Pháp Phòng Tránh
-
Thiếu Iốt Gây ảnh Hưởng Gì?
-
Thiếu I-ốt Gây Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thiếu I-ốt Dẫn đến Nhiều Hậu Quả Nghiêm Trọng
-
Vai Trò Và Hậu Quả Của Việc Thiếu I ốt đối Với Sức Khỏe
-
HẬU QUẢ CỦA THIẾU HỤT I-ỐT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
-
Các Tác Hại Do Thiếu I - ốt
-
Sự Thiết Hụt Chất I-ốt - Rối Loạn Dinh Dưỡng - MSD Manuals
-
Rối Loạn Do Thiếu Iốt - TT Y TẾ QUẬN PHÚ NHUẬN
-
Thiếu I-ốt Trong Thai Kỳ Và Những Tác Hại Không Tưởng
-
Lý Do Cần Bổ Sung Iot Cho Bà Mẹ Mang Thai | Vinmec