Truyền Thuyết Về ông “ Khổng Lồ” Gánh đá Xây Tháp Mỹ Sơn Hay ...

Hòn Đá Chồng nằm giữa cánh đồng làng mang trong mình câu chuyện gắn với khu đền tháp Mỹ Sơn.

Chuyện trong làng kể rằng, ngày xưa có một ông khổng lồ gánh hàng chục gánh đá đi qua những cánh đồng, vượt qua những dãy núi vào thung lũng Mỹ Sơn xây đền tháp. Bàn chân ông đi đến đâu nơi ấy đất lún thành ao. Rồi có một lần đòn gánh bị gãy, tảng đá rớt lại giữa cánh đồng.

Câu chuyện truyền thuyết được người trong làng kể lại với bằng chứng là tảng đá còn nằm ở cánh đồng xã Duy Phú đến ngày hôm nay, được người dân gọi là hòn Đá Chồng. Làng có những chiếc ao vuông vứt nên có tên gọi là làng Ao Vuông, thuộc địa giới thôn Mỹ Sơn, cách thánh địa Mỹ Sơn 3km. Đã có những nghiên cứu và những kết luận về sự tương đồng trong những mẫu đất ở đây với gạch Chăm trong khu đền tháp. Câu chuyện người xưa lấy đất xây tháp còn truyền tụng nhau từ thế hệ trước qua thế hệ sau nhóm màu huyền hoặc.

Một trong những ao vuông còn lại nằm trên đất làng.

Nằm cách làng không xa, được ngăn bởi những cánh rừng và những dãy núi có nhiều ngọn đồi như chiếc bát úp là thánh địa Mỹ Sơn. Thung lũng với đường kính 2km, phía Nam có đỉnh núi hình dáng nhìn giống chiếc răng mèo, mùa đông mây phủ trắng xóa. Thung lũng có con đường độc đạo đi vào, đó là men theo dòng suối nước chảy róc rách quanh năm. Ngày trước, rừng còn rậm, người làng kể lại có nhiều loài thú dữ ăn thịt người. Vào dạo năm 1930, một công nhân người địa phương trong khi tham gia vào quá trình trùng tu đền tháp bị hổ xuống vồ đi mất. Ở thung lũng mặt trời lên đằng Đông và lặn xuống đằng Tây là những cổ tháp thâm nghiêm, cổ kính đến lặng người. Chẳng ai dám bén mảng đến gần, những tượng thần với sắc mặt phảng phất nét linh khí. Người làng nếu vì công việc phải vào đây cũng chỉ dám cuối mặt im lặng, với tâm nguyện thần linh đừng quở trách. Họ đặt tên cho những khu tháp này những tên gọi như Tháp Chợ, Tháp Chùa, Tháp Hố Khế… Họ kể rằng ở đỉnh núi Chúa trước mặt vào đêm trước của lệ Bà, có một dãy lụa đỏ bay về phía lăng Bà Thu Bồn. Và câu chuyện về con bò đá mang lủng lẳng vàng bạc cho dân nghèo vào năm đói kém, mất mùa. Ngày ngày thung lũng thêm thâm nghiêm, huyền bí.

Chiến tranh qua đi, khu đền tháp bị tàn phá nặng nề. Có một vị khách Tây đến với khu đền tháp và ở lại thung lũng này. Ông thuê công nhân, người trong làng nhặt gạch đổ để trùng tu gia cố những tòa tháp. Tối lại cũng ra làng uống rượu, ăn thịt chó, nói chuyện với người làng sáng đêm. Mười ba năm trời họ thành quen mặt, gặp nhau bắt tay chào hỏi. Còn tên gọi chỉ nghe gọi thân thương là ông Kazic, hay ông Tây Ba Lan, tên đây đủ là gì không ai biết và họ cũng chẳng hề quan tâm.

Chục năm trở lại đây, dòng người đến đông lên, cái thời cánh xe ôm, tranh giành chặt chém khách, rồi chở ba, chở bốn băng qua con đường lầy lội vào thung lũng đã vắng. Đường sá được mở rộng, cảnh quan được thay đổi, Mỹ Sơn được khắp nơi trên thế giới biết đến. Đời sống người trong làng có những thay đổi, làng có người vào làm bảo vệ, múa hát, con cháu có đứa học xong đại học về làm quản lí.

Mọi vật ngày qua ngày thay đổi, chỉ có câu chuyện về ông khổng lồ còn đó trong tâm thức người làng gắn với tên đất, tên làng.

Văn Khoa

fShare Tweet

Tin mới

  • Những vị thần được nói đến ở Mỹ Sơn - 08/01/2016 02:30
  • Đưa dịch vụ xe điện vào phục vụ khách tham quan Di sản Mỹ Sơn - 01/01/2016 06:47
  • Tăng giá vé tham quan tại Mỹ Sơn - 19/12/2015 09:03
  • Tọa đàm liên kết phát triển du lịch Duy Xuyên - 17/12/2015 05:04
  • Hai mươi năm du lịch Mỹ Sơn: Thành quả, tiềm năng và kỳ vọng - 15/12/2015 02:36

Các tin khác

  • Du khách có thể học múa Chăm và học tiếng Chăm khi tham quan Thánh địa Mỹ Sơn - 01/12/2015 06:54
  • Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn. - 24/11/2015 03:11
  • Lối mở cho du lịch cộng đồng Mỹ Sơn - 23/11/2015 02:59
  • Du lịch Mỹ Sơn: Trăn trở phát huy giá trị di sản hướng đến cộng đồng - 16/11/2015 07:56
  • Hội thảo đối thoại hợp tác khai thác sản phẩm làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn - 13/11/2015 07:22

Từ khóa » Hình Anh ông Khổng Lồ Gánh Núi