Từ A-Z Cấu Tạo Trong Ngoài Của Con Mực - Hải Sản Tươi Sống
Có thể bạn quan tâm
Mực – một loại hải sản khá phổ biển tại các vùng ven biển của nước ta, trong bài viết này chúng tôi sẽ mang đến những kiến thức về loài mực, các giá trị dinh dưỡng mà mực mang lại. Cùng với đó sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món mực xào ngon nhất và sáng tạo phổ biến nhất. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiều về cấu tạo của con mực và giá trị dinh dưỡng của nó nhé!
Cấu tạo của con mực
Mực còn gọi là mực nang, mực mai, mực ván, ô tặc ngư, mặc ngư, thuộc họ mực nang (Sepiidae), tên khoa học là Sepia spp. Mực là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân.
Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn phần thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong cấu tạo bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Mực có nhiều ở vùng biển nhiệt đới, chúng sống ở tầng nước sâu có độ mặn cao, thành từng đàn ở dưới đáy. Mực ăn cá, giun và các động vật nhỏ hơn.
Đặc điểm của con mực
Mùa sinh đẻ của con vào tháng 4-9. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là mai mực với tên gọi là ô tặc cốt hay hải phiêu tiêu. Mùa khai thác vào tháng 6-8. Mực đem về mổ lấy thịt, giữ lại phần mai, rửa sạch muối bám ở ngoài, phơi khô. Khi dùng cạo sạch lớp vỏ cứng ở ngoài mai, cắt thành miếng nhỏ hoặc tán bột, rây mịn.
Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, photphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Mai mực có vị chát, mặn, mùi hơi tanh, không độc, tính ấm, có tác dụng chỉ huyết, làm se.
Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng lại không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, p, Fe, Ca, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, có tác dụng bổ trung, ích khí, tính bình, điều kinh.
Tìm hiểu và phân biệt các loại mực tươi sống và phổ biến ở Việt Nam
Mực ống
Mực ống có dạng hình thoi, thuôn dài, khoảng một gang tay, phần đầu có 2 xúc tu dài và 8 dâu nhỏ, đôi mắt to trong suốt, thân màu hồng. Vây mực bắt đầu từ phần giữa thân kéo tới phần đuôi.
Mực ống rất phổ biến, bạn có thể bắt gặp thường xuyên tại các cửa hàng hay quán ăn. Loại mực này thường dùng để hấp, chiên hoặc cắt khoanh xào nhưng ăn thì không mấy đặc sắc, có độ giòn nhưng lại nhạt thịt.
Mực ống đông lạnh trên thị trường có giá bán từ 170 đến 260 ngàn 1kg tùy theo kích thước.
Mực lá
Mực lá chính là loại mực khô, mực 1 nắng mà mọi người vẫn hay thường nướng cồn, chấm tương ớt, uống bia. Mực lá có vây dày, mở rộng sang 2 bên nên mực sẽ có dạng dẹt, hình bầu dục nên rất dễ nhận biết.
Mực lá được xem là loại mực ngon nhất, thường xuất hiện trong nhiều nhà hàng sang trọng. Thịt mực dày, ngọt thịt, có độ dai giòn, lại phổ biến nên thường được nhiều người sành ăn lựa chọn.
Mực trứng
Đúng như tên gọi của nó mực trứng là loại mực bên trong có nhiều trứng, khi ăn có vị mềm mịn, béo bùi của trứng, thịt mực dai giòn nhất là khi dùng để nướng trên than hoa. Mực trứng khá nhỏ, có độ dài từ 5-12 cm, có màu đỏ cánh gián. Mực trứng thường được bán theo mùa từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch chứ sẽ không có để bán quanh năm. Mực trứng trên thị trường có giá từ 150.000 – 300.000đ/1kg tùy loại, tỉ lệ mực có trứng từ 85% đến 95%, thường được nhiều quý ông sành ăn lựa chọn để hấp rồi uống bia.
Mực sim
Mực sim có kích thước khoảng 2 đốt ngón tay người lớn, là loại mực nhỏ nhất trong các loại mực. Gọi là mực sim vì chúng có thân hình nhỏ, tròn tròn, lũm chũm như những trái sim rừng. Mực sim ăn cũng rất ngon vì có thịt dày, vị ngọt tự nhiên, nhiều trứng, hay dùng để hấp và uống bia. Mùa mực sim ngon nhất là từ đầu hè đến hết tháng 6. Giá bán trên thị trường dao động từ khoảng 240.000đ đến 300.000đ/1kg.
Mực mai
Mực mai hay còn được gọi là mực nang là loại mực có kích thước lớn, cơ thể giống chữ W, cõng trên lưng cái mai cứng nặng nề. Mực mai có thịt dày và giòn nhưng ăn thịt khá nhạt thường được giã để làm chả mực hoặc nấu lẩu. Giá mực mai trên thị trường dao động từ khoảng 250 đến 300 ngàn 1kg.
Cách chọn mực tươi ngon
Mực tươi là mực có đôi mắt trong có thể nhìn rõ con ngươi, còn mực không còn ngon thường mờ và đục.
Khi ấn vào thân, mực tươi có phần thịt cảm giác rất săn chắc, đàn hồi tốt. Tức là sau khi ấn tay vào và thả tay ra thì mực nhanh trở lại trạng thái như ban đầu.
Mực tươi có râu mực săn chắc, không bị nhão, dính chặt vào phần thân, Các xúc tu vẫn còn đầy đủ, dính với râu mực, nếu xúc tu rơi rớt ra ngoài thì đây chắc chắn là loại mực không ngon rồi.
Xem thêm:
- 100g Mực bao nhiêu calo? Cách chế biến thực đơn giảm cân từ mực
- Hướng dẫn cách hấp mực trứng đông lạnh siêu ngon
- Hướng dẫn mực nang xào sa tế đúng chuẩn mẹ nấu
Từ khóa » Cấu Tạo Của Con Mực Nang
-
Bộ Mực Nang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Cấu Tạo Của Mực
-
Từ A-Z Cấu Tạo Trong Ngoài Của Con Mực | TTTVM
-
Mực Nang Sống ở đâu? Mực Nang Khổng Lồ (Sepia Apama) Engl ...
-
Mực Biển Tươi Sống - Đặc điểm, Phân Loại Và Bảng Giá Mới Nhất
-
Đặc Điểm Cấu Tạo Mực Ống (Sinh Học), Mực Biển Tươi Sống
-
Mực Nang Là Gì? Phân Biệt Mực Nang Và Mực Lá, Cách Làm Sạch Và ...
-
Tổng Quan Về Mực Nguyên Liệu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chia Sẻ Tất Tần Tật đặc điểm Và Công Dụng Của Nang Mực
-
Con Mực Sống ở đâu - Blog Của Thư
-
Con Mực Số Mấy May Mắn Tài Lộc Trong Phong Thuỷ? - NgonAZ
-
Cấu Tạo Trong Của Mực
-
Mực ống - Teuthia - Tép Bạc