Từ A-Z Kĩ Năng Vệ Sinh Cá Nhân Bố Mẹ Cần Dạy Con Trước Khi Vào Lớp 1
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ đơn giản là đảm bảo cho trẻ trông thật chỉn chu bề ngoài mà vệ sinh cá nhân thực sự chính là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật.
Những mẩu chuyện buồn về đồng tiền trong môi trường giáo dục Chuyện gì đang xảy ra trong đời sống giới trẻ Việt? Người giàu dạy con giàu như thế nào?
Vệ sinh đúng cách đặc biệt quan trọng với trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà vi khuẩn phát tán nhanh hơn cả một đám cháy rừng. Nếu bạn giáo dục con vệ sinh đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể giữ thói quen này đến suốt đời.
Khi trẻ lớn lên và bước vào độ tuổi dậy thì, đây là giai đoạn mà những thay đổi về hormone làm cơ thể trẻ bắt đấu xuất hiện tóc nhờn, da dầu, có mùi khó chịu...
Làm cha mẹ, bạn không cần đợi đến khi con bạn trở thành một thiếu niên để dạy trẻ vệ sinh thân thể sao cho đúng. Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng các chiến lược cơ bản, điều này giúp con bạn luôn khỏe mạnh và sạch sẽ.
Làm thế nào để trẻ luôn duy trì việc vệ sinh cá nhân?
1. Rửa tay thường xuyên
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước.
Ảnh minh họa. |
Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay:
* Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn
* Trước và sau khi chế biến thức ăn
* Trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi
* Sau khi chơi ở ngoài vườn
* Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
* Sau khi chơi cùng động vật nuôi
* Sau khi vứt rác
* Sau khi đổi và dọn chuồng của động vật nuôi.
* Sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi
Nếu bạn không thể chắc chắn xà phòng trong nhà có thể diệt trùng và sát khuẩn, thì bạn chỉ cần đảm bảo rằng trẻ rửa tay với xà phòng thường và nước sạch là được. Hãy dạy trẻ cách thoa kỹ, chà và rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn thế. Sau đó, trẻ cần phải dùng 1 chiếc khăn sạch để lau khô tay.
2. Chải và gội đầu đều đặn
Hầu hết trẻ em ban đầu thường ghét việc chải và gội đầu khi trẻ mới chập chững đi. Việc chải tóc cẩn thận hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những tế bào da chết (gàu), tóc rụng và cũng sẽ hỗ trợ tóc chắc khoẻ, tránh bị khô xơ.
Điều quan trọng là trẻ cần tạo thói quen chải tóc mỗi ngày và gội đầu ít nhất 1 tuần 1 lần. Bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em vì các sản phẩm này có chứa detangling giúp dưỡng tóc mềm mượt và dễ sử dụng lại không gây kích ứng. Đối với những trẻ dễ ra nhiều mồ hôi thì nên gội đầu vài lần mỗi tuần.
Bạn cũng nên lưu ý cắt tỉa tóc của trẻ thường xuyên, ít nhất từ 4-6 tuần một lần. Điều này giúp ngăn tóc chẻ ngọn và phát triển sợi tóc.
3. Đảm bảo sức khỏe răng miệng
Bệnh sâu răng ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến, để đảm bảo răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý cho trẻ đánh răng hàng ngày. Điều quan trọng là trẻ cần học cách chải răng ít nhất 1 lần mỗi ngày và phải đúng cách.
Ảnh minh họa. |
Bạn nên dạy trẻ những kỹ thuật chải răng cơ bản, bao gồm cả sự cần thiết của việc chải lưỡi và tạo thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ con nhỏ, vì lười đánh răng sẽ gây ra những bệnh về nha chu và làm hơi thở của trẻ có mùi hôi.
4. Lên lịch tắm rửa
Rất nhiều trẻ không thích tắm vì nhiều lý do khác nhau. Lý do phổ biến nhất là vì da nhạy cảm, sợ nước và nếu đi tắm thì trẻ sẽ bị ngắt quãng trò chơi hấp dẫn trẻ đang chơi. Mặc dù vậy, tắm rửa hàng ngày là 1 việc vô cùng quan trọng nếu bạn muốn con bạn tránh xa vi khuẩn và bệnh tật.
Nếu con của bạn ghét việc tắm, bạn hãy thử biến điều đó trở nên thú vị hơn với trẻ. Bạn có thể mua những loại xà bông dành cho trẻ, bồn tắm đồ chơi và dùng thời gian đó để nói chuyện với trẻ. Khoảng thời gian tốt nhất để tắm cho trẻ là trước khi đi ngủ hoặc trước khi đến trường. Hãy dạy trẻ cách cọ nách, gội đầu, rửa mặt, rửa tay, chân, kẽ ngón chân, móng chân, móng tay. Và đừng quên dạy trẻ cách vệ sinh vành tai. Vệ sinh vùng kín cũng là điều bố mẹ cần nhắc trẻ khi tắm để bé được vệ sinh toàn diện.
5. Rửa chân hàng ngày
Bạn cần đảm bảo rằng con bạn rửa chân đúng cách ít nhất mỗi ngày một lần. Điều quan trọng là được lau khô cẩn thận, đặc biệt ở giữa các kẽ ngón chân. Nếu con bạn bơi quá nhiều, trẻ cần được lau khô chân một cách kỹ lưỡng đề phòng sự phát triển của vi khuẩn lây lan. Bạn cũng cần phải tập cho trẻ đi giày dép vì đi chân trần rất dễ bị nhiễm khuẩn.
6. Thay quần áo bất cứ khi nào cần thiết
Thậm chí ngay cả khi con bạn ở trong những năm đầu đời, quần áo vẫn có thể bị dính bẩn và sẽ cần phải thay. Đồ lót là nơi tích trưc nhiều mồ hôi và vết bẩn nên rất cần phải thay hàng ngày. Bạn nên cho trẻ thay quần áo ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu con bạn phải mặc đồng phục của trường, hãy thay đồ cho trẻ ngay khi trẻ vừa về nhà bằng 1 bộ quần áo sạch sẽ.
7. Giữ giày luôn khô và sạch
Phần lớn thời gian trẻ đều hoạt động với đôi chân, điều đó đồng nghĩa với việc chân trẻ luôn phải đi giày. Khi đôi giày thấm mồ hôi, đó sẽ là môi trường lý tưởng cho vi trùng, vi khuẩn sinh sôi.
Nếu con bạn chỉ có 1 đôi để đến trường, hãy nhắc trẻ thay ngay khi về đến nhà. Điều đó sẽ giúp giày thoáng khí và hong khô mồ hôi trước khi trẻ dùng chúng vào ngày hôm sau. Trẻ nên học cách giữ giày sạch bằng cách chải và giặt giày thường xuyên.
Làm thế nào để phát triển những thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ?
1. Tập cho trẻ luôn xem việc giữ vệ sinh chính là một nhiệm vụ
Nếu bạn thấy con mình phản ứng với việc duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh, bạn cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc giữ gìn vệ sinh. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng đó là nhiệm vụ chung của cả nhà và việc của trẻ là thực hành việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hãy nhắc nhở và dạy trẻ biết về những hậu quả xấu nếu trẻ không giữ vệ sinh đúng cách.
2. Hãy làm gương cho trẻ noi theo
Trẻ rất giỏi bắt chước thói quen của bố mẹ chúng. Khi bạn vệ sinh đúng cách, con bạn sẽ có xu hướng làm theo đúng như vậy. Bạn hãy lập thời gian biểu biểu, huấn luyện và thực hành thường xuyên những thói quen vệ sinh tốt cùng trẻ.
3. Tìm kiếm lời khuyên từ bác sỹ nếu cần thiết
Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh, bạn nên tìm sự giúp đỡ của nha sĩ. Rất có thể con bạn sẽ nghe lời của bác sỹ và thấy rằng vấn đề này thực sự nghiêm túc.
4. Làm cho việc giữ vệ sinh thân thể trở nên vui vẻ và thú vị hơn
Trẻ sẽ hứng thú với vấn đề giữ vệ sinh cá nhân nếu trẻ thấy vui vẻ với điều này. Bạn có thể dùng dầu gội để tạo một kiểu tóc ấn tượng cho trẻ khi gội đầu và thoa bọt để tạo thành bong bóng cho trẻ chơi. Dạy con bạn nhảy khi trẻ đánh răng. Điều này giúp trẻ tư duy về việc vệ sinh cá nhân không phải là một việc “vặt” mà đó là trải nghiệm vô cùng thú vị.
Ảnh minh họa. |
Bạn cũng nên mua những thiết bị, đồ dùng cho việc vệ sinh khiến trẻ mong đợi được dùng. Đơn giản như kem đánh răng có mùi hương trẻ yêu thích, bàn chải có nhân vật hoạt hình hay thậm chí xà bông dành cho trẻ em có hình thù ngộ ngĩnh, sẽ làm cho khoảng thời gian vệ sinh cá nhân trở thành điều mà trẻ cực kì chờ mong.
(Theo Afamily.vn)
Từ khóa » Những Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân
-
Một Số Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Trẻ Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân
-
Dạy Trẻ Vệ Sinh Cá Nhân đúng Cách - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân đúng Cách
-
Các Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân Mẹ Cần Dạy Con - Sức Khỏe
-
Kỹ Năng Chăm Sóc Vệ Sinh Cá Nhân Của Trẻ - Tài Liệu Text - 123doc
-
HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH RÈN MỘT SỐ THÓI QUEN VỆ SINH CÁ ...
-
6 KỸ NĂNG VỆ SINH CÁ NHÂN MẸ NÊN RÈN CHO CON "TỪ ...
-
10 Thói Quen Vệ Sinh Cá Nhân Tốt Cho Trẻ Tuổi Teen - Hello Bacsi
-
Dạy Trẻ Vệ Sinh Cá Nhân Và Tự Chăm Sóc Bản Thân | Medlatec
-
Dạy Con Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân Có Khó Không ?
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Vệ Sinh Cá Nhân
-
Dạy Trẻ Tự Vệ Sinh Cá Nhân - Imuno Việt Nam - Imunoglukan
-
Sự Cần Thiết Phải Giáo Dục Vệ Sinh Cá Nhân Cho Trẻ
-
Biện Pháp Giáo Dục Vệ Sinh Cá Nhân Cho Trẻ Mầm Non Mà Ba Mẹ Nên ...