Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú (bản 5 Cuốn đầy đủ + Bổ ... - 123doc

Phương pháp của Tử Bình, chú trọng đến sự tiếp cận ngọn nguồn Ngũ tinh, niên đại, các tác phẩm nổi bất xuất sắc thì không có nhiều như: 《 Tử Bình Đại toàn 》, 《 Uyên Hải Tử Bình 》, 《 Tam

Trang 1

Nhâm Thân - Bính Ngọ - Ất Sửu - Bính Tuất.

Trang 2

MỤC LỤC

TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN BÌNH CHÚ 8

Tác giả: Từ Nhạc Ngô - TH Dân Quốc 8

Quyển 1: 8

Lời tự của Phương Trọng Thẩm 8

Lời mở đầu của Từ Nhạc Ngô 9

Tử Bình Chân Thuyên nguyên tự 10

Phàm lệ 11

Chương 1 - Luận thập can thập nhị chi 13

Chương 2- Luận Âm Dương sinh khắc 20

Chương 3- Luận âm dương sanh tử 23

Quyển 2: 28

Chương 4- Luận Thiên Can phối hợp tính tình 28

Chương 5 - Luận thập can hiệp nhi bất hiệp 32

Chương 6 - Luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược 46

Chương 7 - Luận hình xung hội hiệp giải pháp 48

Chương 8 - Luận Dụng thần 56

Quyển 3: 67

Chương 9 - Luận dụng thần thành bại cứu ứng 67

Chương 10 - Luận dụng thần biến hóa 77

Chương 11 - Luận dụng thần thuần tạp 81

Chương 12 - Luận dụng thần cách cục cao đê 82

Chương 13 - Luận dụng thần thành - bại, bại - thành 89

Chương 14 - Luận dụng thần phối khí hậu đắc thất 90

Chương 15 - Luận tương thần khẩn yếu 96

Chương 16 - Luận tạp khí như hà thủ dụng 97

Chương 17 - Luận mộ khố hình xung chi thuyết 100

Chương 18 - Luận tứ cát thần năng phá cách 101

Chương 19 - Luận tứ hung thần năng thành cách 102

Chương 20 - Luận sanh khắc tiên hậu phân cát hung 102

Chương 21 - Luận Thần/Sát không lý đến Cách Cục 111

Quyển 4 115

Chương 22 - Luận ngoại cách dụng xả 115

Chương 23 - Luận cung phận Dụng thần phối Lục thân 117

Chương 24 - Luận thê tử 118

Chương 25 - Luận hành vận 121

Chương 26 - Luận hành vận thành cách, biến cách 125

Trang 3

Chương 27 - Luận phân biệt hỷ kị của can và chi 127

Chương 28 - Luận hỷ kị thần tàng trong chi gặp vận thấu ra thanh thuần 130

Chương 29 - Luận Câu nệ vào cách cục 133

Chương 30 - Luận về việc "nghe nhầm truyền sai" 138

Chương 31 - Luận Chính Quan 140

Chương 32 - Luận Chính Quan thủ vận 143

Chương 33 - Luận Tài 147

Chương 34 - Luận Tài thủ vận 152

Chương 35 - Luận Ấn thụ 157

Chương 36 - Luận Ấn thụ thủ vận 160

Quyển 5 161

Chương 37- Luận Thực Thần 162

Chương 38 - Luận Thực thần thủ vận 166

Chương 39 - Luận Thiên Quan 172

Chương 40 - Luận Thất Sát thủ vận 175

Chương 41 - Luận Thương quan 180

Chương 42 - Luận Thương quan thủ vận 184

Chương 43 - Luận Dương nhận 190

Chương 44 - Luận Dương Nhận thủ vận 192

Chương 45 - Luận Kiến lộc, Nguyệt kiếp 195

Chương 46 - Luận Kiến Lộc, Nguyệt Kiếp thủ vận 198

Chương 47 - Luận Tạp cách 204

Chương 48 – Phụ luận, Tạp cách thủ vận 209

BÁT TỰ DỤNG THẦN ĐỀ YẾU 215

I Giáp mộc 215

『 Tháng giêng 』 215

『 Tháng hai 』 216

『Tháng ba 』 216

『Tháng tư 』 217

『 Tháng năm 』 218

『 Tháng sáu 』 219

『 Tháng bảy 』 220

『 Tháng tám 』 221

『 Tháng chín 』 222

『 Tháng mười 』 222

『Tháng mười một 』 223

『 Tháng 12 』 224

Trang 4

II Ất Mộc 225

『 Tháng giêng 』 225

『 Tháng hai 』 226

『 Tháng ba 』 227

『 Tháng tư 』 227

『Tháng năm 』 228

『 Tháng sáu 』 229

『 Tháng bảy 』 230

『 Tháng tám 』 230

『Tháng chín 』 231

『Tháng 10 』 232

『Tháng 11 』 233

『 Tháng 12 』 234

III Bính hỏa 234

『 Tháng giêng 』 234

『 Tháng hai 』 235

『 Tháng ba 』 236

『 Tháng tư 』 237

『 Tháng năm 』 238

『 Tháng sáu 』 239

『 Tháng bảy』 240

『Tháng tám』 240

『 Tháng chín 』 241

『 Tháng 10 』 242

『 Tháng 11 』 243

『 Tháng 12 』 244

IV Đinh hỏa 245

『 Tháng giêng』 245

『 Tháng hai』 246

『 Tháng ba 』 247

『 Tháng tư 』 247

『 Tháng năm 』 248

『Tháng Sáu 』 249

『Tháng bảy』 250

『 Tháng tám 』 251

Trang 5

『 Tháng chín 』 251

『 Tháng 10 』 252

『Tháng 11 』 253

『 Tháng 12 』 254

V Mậu thổ 255

『Tháng giêng 』 255

『Tháng hai 』 255

『Tháng ba』 256

『 Tháng năm 』 258

『Tháng sáu 』 259

『 Tháng bảy 』 260

『 Tháng tám 』 261

『Tháng 9 』 261

『 Tháng 10 』 262

『 Tháng 11』 263

『 Tháng 12』 264

VI Kỷ thổ 264

『 Tháng giêng 』 264

『Tháng hai 』 265

『 Tháng ba 』 266

『Tháng tư』 267

『 Tháng năm 』 268

『 Tháng sáu 』 268

『 Tháng 7 』 269

『 Tháng 8 』 270

『Tháng 9 』 271

『Tháng 10 』 271

『Tháng 11』 272

『 Tháng 12 』 273

VII Canh kim 274

『Tháng giêng』 274

『 Tháng hai』 275

『 Tháng ba 』 275

『 Tháng tư』 276

『 Tháng năm』 277

Trang 6

『 Tháng 6 』 278

『 Tháng 7 』 279

『 Tháng 8 』 279

『 Tháng 9 』 280

『 Tháng 10 』 281

『 Tháng 11』 282

『 Tháng 12』 282

VIII Tân kim 283

『 Tháng giêng 』 283

『 Tháng hai 』 284

『 Tháng ba 』 285

『 Tháng tư 』 285

『 Tháng năm』 286

『Tháng sáu』 287

『Tháng 7 』 288

『 Tháng 8 』 289

『Tháng 9 』 289

『Tháng 10 』 290

『Tháng 11 』 291

『 Tháng 12 』 292

IX Nhâm thủy 293

『 Tháng giêng 』 293

『 Tháng hai』 294

『 Tháng ba 』 294

『 Tháng tư 』 295

『 Tháng năm』 296

『 Tháng sáu 』 297

『 Tháng 7 』 297

『 Tháng 8 』 298

『 Tháng 9 』 299

『 Tháng 10 』 300

『 Tháng 11 』 300

『 Tháng 12 』 301

X Quý thủy 302

『 Tháng giêng 』 302

Trang 7

『 Tháng hai 』 303

『Tháng ba 』 304

『 Tháng Tư 』 304

『 Tháng năm』 305

『Tháng sáu 』 306

『 Tháng 7』 307

『 Tháng 8 』 308

『 Tháng 9 』 308

『 Tháng 10 』 309

『Tháng 11 』 310

『 Tháng 12 』 311

TỬ BÌNH BỆNH NGUYÊN SINH TỬ 313

( Một) Biểu đặc trưng ngũ hành thập can 313

Một, Mộc: Gan, mật, đầu, gáy, khớp xương, cơ bắp, mắt, thần kinh, tóc 313

Hai, Hỏa: Tiểu tràng, tim, vai, máu huyết, huyết áp 313

Ba, Thổ: Lá lách, bao tử, sườn, bụng, lưng, ngực, khối u 313

Bốn, Kim: Phổi, đại tràng, gan, rốn, đùi, ho thanh 313

Năm, Thủy: Thận, Bàng quang, cẳng chân, chân, đầu, 313

Sáu, Cổ quyết: 314

( Hai) Các loại tật bệnh 315

Một, Mộc 315

Hai, Thổ 315

Ba, Kim 317

Bốn, Thủy 318

Năm, Hỏa 319

Sáu, Phụ họa 319

1, Câm điếc: 319

7, Phép xem đau răng: 320

8, Cùng với nhân tố có liên quan đến ngoại thương hoặc tàn tật: 320

9, Nhân tố có liên quan đến cận thị: 320

12, Dị ứng da: 321

13, Nhân tố khiến cho người mập béo: 321

14, Nhân tố khiến cho người gầy: 321

17, Phụ nữ bệnh về sinh sản: 322

22, Chân què lưng gù, chỉ vì Sát thần gặp Khúc cước 322

( Ba) Tin tức tử vong 322

( Bốn ) Phép xem vị trí vết sẹo trên thân thể 324

Trang 8

TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN BÌNH CHÚ

Nguyên tác: Thẩm Hiếu Chiêm - TS Thanh Triều Tác giả: Từ Nhạc Ngô - TH Dân Quốc

Quyển 1:

Lời tự của Phương Trọng Thẩm

Mệnh lý chính là môn khoa học của nước ta ( nước Trung Quốc) nó được dung nạp xâu chuỗi với triết học mà trở thành một loại học thuyết, mấy ngàn năm qua được phát huy lưu truyền phát triển, lúc chìm lúc nổi, đều nhờ vào 1, 2 người có tâm kế tục duy trì, nhờ

đó mà được bảo tồn, trong đó nó thật có giá trị nghiên cứu học thuật, không hồ đồ nói những điều viễn vông, hoang đường mà gọi là không kinh điển Thực tế đến nay nó không thể đứng vững trong vị trí của khoa học đương đại được, là do nắm được nó rất khó khăn Bới thế giai cấp sĩ phu cổ đại xem Y, Bốc, Tinh, Tượng coi là những loại đạo đáng hổ thẹn khi học Cửu lưu ( Cửu Lưu: Là 9 học phái từ Tiên Tần đến Hán Sơ, Trung quốc), mà nhiều đại sư phát minh ra lại cố ý diễn tả nó một cách mù mờ không rõ ràng,

để muôn người đời sau phải vất vả tìm tòi; giữa lúc có 1, 2 kẻ hiền có được phát minh cũng bí mật chi bằng cất giấu, vừa sợ hé lộ thiên cơ, lại còn sợ là tà thuyết bàng môn ngoại đạo, cuối cùng không chịu công khai nghiên cứu, để thành lập một bộ sách có thuyết minh rõ ràng một cách hệ thống rồi lưu lại cho hậu thế Bởi vậy ngày nay muốn nghiên cứu loại học thuật này quả thật là một việc cực khó khăn

Căn cứ vào sự sơ khởi của mệnh lý thì mệnh lý ở vào một trong 5 ngũ tinh, trong đó có 1 biến làm Tử Bình; khi ngũ tinh hơi đầy đủ, đứng đầu đề cử là bộ sách 《 Tinh Tông 》của Quả Lão ( Quả Lão tinh tông) Nhưng mà từ đời Dân quốc đến nay, Khâm Thiên Giám đổi Thất chính Tứ dư đài trở thành Đài quan sát thiên văn trung tâm, đài này

đã nhiều lần chuyên dùng để đo lường Thiên xích, không có người suy tính, do đó môn này căn bản không có cách nào bắt tay vào duy trì và bảo tồn được, e răng đến nay đã

bị thất truyền Do đó ta là một học phái của Tử Bình, đã chú trọng để có thể tìm ra đầu mối Trong thư tịch cũ, đầu tiên là đề cử hai sách "Trích Thiên Tủy" và 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, hai sách còn hoàn bị, đầy đủ nhất, học giả nói mệnh sau này cho dù có thiên ngôn vạn ngữ, cũng không thể vượt qua phạm vi của hai tác phẩm đó Như những năm tháng trôi qua, đều không thể phế bỏ được nó Những loại sách trước tác của cổ nhân, thường viết bằng những từ ngữ ngắn gọn xúc tích khó hiểu, thói thường huyễn hoặc giữ kín, cuối cùng rất khó khăn cho sự lí giải minh bạch Sách "Trích Thiên Tủy" may mắn

có Nhậm Thiết Tiều chú thích; mà 《 Tử Bình Chân Thuyên 》đến tận bây giờ chưa có người tiến hành giải thích Nay người con họ Từ tức Nhạc Ngô trước là đem "Trích Thiên Tủy" Nhậm chú in thành sách và phát hành, sau trở lại bình chú 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, có thể sánh kịp Nhậm Quân, làm cho đạo này được tỷ mĩ rõ ràng mà có được nghiên cứu một cách hệ thống, sau này trong vị trí học thuật sẽ gây dựng được nền tảng căn bản, công lao đó xem như không thể tính toán được

Trang 9

Những kẻ hậu học nghiên cứu nguyên lý mệnh học, được hai sách này, không đến mức sa vào những ngã rẽ sai lầm khi nghiên cứu mệnh học, còn như ứng dụng, còn cần phải chiếu theo và xem nhiều mệnh tạo cổ kim, như vậy đọc sách với thực nghiệm đều quan trọng như nhau, ngay sự cao thấp của thiên phú, với sự đạt được nông sâu, lại là nguyên nhân và kết quả hỗ trợ với nhau Nếu như có hội tụ được đủ 3 thứ: Tài năng xuất chúng, học thức, kinh nghiệm một cách đầy đủ, với môn học này để mà có được mấy người trở thành thánh nhân Như vậy cũng giữa đời này qua đời khác mà cả sau này, không phải sớm chiều người nào đó mới có khả năng ngộ được một cách nhanh chóng được Ta thảo luận về mệnh lý đã nhiều năm, mà vẫn luôn hổ thẹn không hết với 3 vấn đề đã nên trên, đến tận bây giờ hiếm có phát minh Mà Nhạc Ngô nhiều năm ăn ngủ với nó, có thời gian thì chép các điều đã biết ra tác phẩm Hiên nay sách hoàn thành mang đi in ấn, tuy không

bỏ được sự ngu dại, nhưng có căn dặn từng lời, giữ gìn và lược thuật để cho dễ hiểu, để

có thể phát hiện ra nguồn gốc của nó

Thành phố Đồng Thành Giữa mùa Xuân năm Bính Tý lời tự của Phương Trọng Thẩm ở Hải Thượng Tiểu Vong Ưu Quán

Lời mở đầu của Từ Nhạc Ngô

《 Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú 》 kết thúc, mặc khách có thu thập giải thích mấy mệnh tạo họ Viên đã viết: " Mệnh này có thể là Mệnh tạo, tức là mệnh không có đủ bằng chứng vậy Mà lại người vốn tu tập phật gia, như nói rằng mệnh định ( ổn định), tức là mệnh ưu tú không vướng vào việc ác, mệnh không tốt có trở thành thiện mà thành vô ích,

có phải là lý này chăng? Tốt xấu của mệnh này, thì cái nào tạo thành? Cái nào chi phối? Điều cần biết là lấy cái nhân thiện vốn có của đời người, mà trở thành mệnh đẹp của kiếp này, lấy cái nhân ác vốn có của đời người, mà trở thành mệnh xấu của đời này Mệnh vận tốt xấu, trở thành nguyên nhân vốn có, như vậy là có chắc chắn vậy; nguyên nhân đương thời, mà đương thời liền gặp kết cục của nó, thì mệnh này vô định vậy Thường gặp có mệnh tốt mà vận xấu, có mệnh xấu mà vận lại tốt; vì mệnh như hạt giống, vận như thời

vụ nở hoa Mệnh tốt vận xấu, dường như hiếm thấy hoa quả, mà không đến nỗi khi có hoa lại có thể vun bồi ở trong một căn phòng ấm cúng, mà không phải là điều quan trọng của một đời người Nếu như mệnh xấu vận cũng xấu, thì chính là cỏ mềm coi thường trần thế, ngoài ra còn bị chà đạp dầy vò Cho nên người có mệnh đẹp vận xấu, đại bộ phận an nhàn mà dư giả hưởng thụ, nhưng mà không thể lúc nào cũng đầy hứa hẹn, như vậy là cái nhân vốn có vậy Nếu như không bằng lòng với chính nghĩa và lợi ích chung của mệnh,

mà miễn cưỡng tiến thủ, thì chính là tán gia bại sản, tiếng tăm không ra gì, như vậy đó là nguyên nhân trực tiếp vậy Cho nên mệnh đã định công danh sự nghiệp, nước chảy thành sông; bằng không, trời đất chông gai, vất vả mà vô công Còn như mức độ thành công hay thất bại thì tùy thuộc vào nguyên nhân thành công của nó, có hay không có thể suy đoán vận mệnh, hoặc bởi là tuân theo kết cục mà tương lai đã định sẵn, nhất định vận mệnh trong tương lai thì không thể biết được ư Đúng là nhân quả vậy Mệnh tạo ra vậy, mệnh lý như thế, lý cố hữu của nó là giống nhau Tử viết: "Quân tử cư dịch lấy sĩ mệnh" ,

lại viết "Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử" ( ND: ý muốn nói đã là người quân tử thì phải hiểu mệnh số, để từ đó mà biết nắm bắt thời cơ , mà người không hiểu mệnh số thì không phải là người quân tử) Sách 《 Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú 》 biết cách

nhập môn để hiểu số mệnh con người, cũng suy xét cách thức thuận tiện những nguyên nhân đã có Mặc khách xin lui vào im lặng, bởi vì đã ghi chép ra để lấy làm lời đề tựa này

Trang 10

Nhạc Ngô Thị ghi lại đề tựa này giữ lúc đang ở trên biển Đông Hải, tháng 2 năm thứ

25 đời Dân Quốc

Tử Bình Chân Thuyên nguyên tự

Ta tự trói mình để triển khai truyền bá, mặc dù thích đọc Tử sử chư tập(2), trong lúc nhàn rỗi thì đã xem qua các loại sách Tử Bình như 《 Uyên Hải 》, 《 Đại toàn 》, cũng có phần biết về ý nghĩa của nó Nhưng mà không có thầy giảng dạy lý ngũ hành sinh khắc, cho nên cuối cùng còn chưa tiếp cận được Sau đó lại mua được nhiều sách như 《 Tam Mệnh Thông Hội 》, 《 Tinh Học Đại Thành 》, dốc lòng tham cứu, ngày đêm suy nghĩ, mới chợt hiểu không thể không tin với số mệnh, mà người quân tử hiểu được mệnh số thì

có thể thuận theo khuôn phép của số mệnh

Năm Mậu Tý ta do Phó cống (3) bổ xung thêm giáo viên Quan học (4) Quán trọ ở bên phải cổng Phụ Thành, và được giao lưu cùng Chương Công Lý Quân An, vui mừng như thửa bình sinh, tương đắc liên tục, mỗi lần có giờ rảnh rỗi lại ngồi bói ở quán, mặc dù Quân An thuộc vào trình đô có thể đàm luận 《 tam mệnh 》 Hai bên tranh luận, trình bày tỉ mỉ mà đầy đủ súc tích Chẳng bao lâu 3 năm đã hết, sau đó thì được sắp xếp ở Phủ Uyên Bình Thẩm Minh, có được 39 bài Tử Bình chép bằng tay mà do Thẩm Hiếu Chiêm người huyện Sơn Âm soạn, bất giác thẫn thờ mà bản thân không nắm chắc được điều gì, hối hận cho những gì đã nghiền ngẫm trước đây mà chưa đạt đến, liền mang sách đó bảo cho Quân An biết Quân An xúc động than rằng: " Sách này thảo luận, thuyết minh về Tử Bình Gia một cách chân thực vậy"

Húy danh của tiên sinh ( Thẩm Hiếu Chiêm) là (燡ế) Phần, trở thành tiến sĩ vào năm Kỷ Mùi đời vua Càn Long, tư chất thông minh dĩnh ngộ, học hành hiểu biết đến độ tinh thông uyên bác, cái đó ở vào sự tinh vi của tạo hóa, tinh thần vững chắc mà sáng tỏ, biến hóa là bởi từ trái tim mà ra vậy Xem từ sự thành bại được mất của nó khi luận Dụng thần, lại xét nguyên nhân Dụng thần thành bại được mất, bởi vì Dụng thần thành bại được mất, thì tất nhiên là phải kiêm thêm xem kị thần, đối với Dụng thần sinh khắc trước sau chỗ nào có khác biệt, đồng thời phân biệt được sự thấu lộ với sự trọn vẹn của Dụng thần, rồi có tình hay vô tình, có lực hay không có lực, hư hư thực thực giống như râu bắp mà còn được trình bầy một cách tỉ mỉ, đầy đủ, rõ ràng Đúng là tâm huyết một đời của tiên sinh, mới chú thích, mà đã chìm ngập trong sự hài lòng thay!

Thế là Quân An bèn lập kế hoạch cho công việc in ấn sách, là người đoán mệnh cho thiên

hạ, thì ngay lập tức không dễ dàng mà xác định được những chuẩn mực phù hợp nhất, rồi đều ảnh hưởng và dao động bởi trí tuệ nông cạn của mình, nhưng rồi sau đó đều có thể tự tin và sáng suốt; mà không nói đến sự may mắn của người biết xem mệnh, vậy mà cũng may mắn cho những bậc quân tử sĩ phu trong thiên hạ, vì sao? Người hiểu số mệnh con người, thì trong công việc kinh doanh, cạnh tranh có thể biết được tin tức này, nếu khi nào không nên thì có thể liệu định gạt bỏ mà biết dừng lại Thông thường tất cả gặp phú quý nghèo hèn thọ yểu thì đều có số ở trời, mà tuân theo sự an bài như thế nào với số mệnh bản thân, rồi để cùng cố gắng mà quay về đi theo con đường của thánh nhân, chằng

lẽ không phải nhân sĩ quân tử có phúc hậu may mắn ư!

Hơn nữa Quân An đã tâm huyết xem xét kiếm tìm mà vẫn chưa tìm được người có cùng

sở trường, chia sẻ sở thích, vậy công lao ấy cũng không đáng ghi nhận ư? Vui mừng thay

do cái duyên khởi đó mà họ Nhạc có lời đề tựa này

Trang 11

Đầu mùa Hạ Năm Bính Thân năm thứ 41 đời vua Càn Long cùng hậu học Không Phủ Hồ Hỗn Minh trịnh trọng ghi nhớ

Phàm lệ

Mùa Hạ năm ngoái in và phát hành sách《 Trích Thiên Tủy chinh nghĩa 》, người phê duyệt đặt ý nghĩa quá cao, liên tiếp dùng khoa học để thêu dệt, ngoài ra khi biên dịch còn dùng những giáo trình nông cạn làm yêu cầu Trộm nhớ bản chất nội dung của "Trích Thiên Tủy" không phải giành cho người mới học vậy Phương pháp của Tử Bình, chú trọng đến sự tiếp cận ngọn nguồn Ngũ tinh, niên đại, các tác phẩm nổi bất xuất sắc thì không có nhiều như: 《 Tử Bình Đại toàn 》, 《 Uyên Hải Tử Bình 》, 《 Tam Mệnh Thông Hội 》, 《 Thần Phong Tích Mậu 》, đại bộ phận những loại sách này tạp mà không tinh, nó khiến cho người mới học khó có thể tiếp cận được, duy chỉ có 《 Tử Bình Chân Thuyên 》, luận bàn uyên bác thấu đáo, mà thứ tự sắp xếp của nó là: Nguyệt lệnh

làm Kinh, các thần khác làm Vĩ (ND: Ý mốn nói là Nguyệt lệnh làm xương sống -đường dọc Nam Bắc là Kinh tuyến-, còn các thập thần khác là phụ trợ -đường ngang Đông Tây

là Vĩ tuyến-), trật tự ngay ngắn, đây là cái dễ nhất cho người mới học, chỉ tiếc không may

mất đi phần giản lược, mà còn có quan điểm là không đưa ra các quy tắc, cho nên người mới am hiểu một các sơ đẳng thì ca thán mà người nhập môn không thể theo được

Có một người bạn thân thích tên là Hà Kì ở Thiệu Hưng (tên thành phố ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) có gửi cho Trọng Quân một bản in, nguyên bản này nguyên là của Quan thừa (5) Triệu Triển Như cất giữ, rồi cùng nhau đối chiếu hiệu đính, duyên cớ mà cuộc đời đã đạt được kết quả trong nghiên cứu, xin nói rõ là bình chú, đồng thời có lấy mệnh tạo của thời đại hiện nay làm ví dụ chứng minh Vất vả vùi đầu nửa năm mới khắc thành sách, cuối mỗi bài có kèm theo một số ví dụ sơ cấp Tuy chưa dám nói rằng trình bày và phát huy một cách trọn vẹn mà chỉ đại khái đã cơ bản đầy đủ, học giả nắm được

bộ sách này, từ đó tiến thêm nghiên cứu sách 《 Trích Thiên Tủy chinh nghĩa 》, tiến dần từng bước, ngõ hầu không phải lo lắng cho con đường nghiên cứu của mình Tuy không phải tài liệu giảng dạy, nhưng chắc chắn không khác gì tài liệu giảng dạy vì nó có

hệ thống một cách tuần tự Bình chú vừa kết thúc, thì tường thuật phàm lệ của nó ở vào bên phải

1, Lời tựa trong nguyên sách gọi là 39 bài chép tay, cho nên luận bát cách với thủy vận hợp lại thành một quyển ( Như luân Chính quan với luận Chính quan thủ vận thực tế là một bài) Nếu phân loại ra thì có 47 bài, mà bản phường chỉ có 44 bài rưỡi, hành vận, thành cách, biến cách bản in phường chỉ có nữa bài Nay theo nguyên bản bổ sung cho đầy đủ, để thành một tác phẩm hoàn chỉnh

2, Nguồn gốc Tử bình với Ngũ tinh, danh từ cách cục, đa số theo cách gọi cũ của Ngũ tinh, người đời sau không được minh bạch, khiên cưỡng gán ghép, đủ để làm rối loạn sự hiểu biết nhiều nhất 《 Bình chú》thì trình bầy chi tiết thêm để uốn nắn sửa chữa, đồng thời thuyết minh vào trong bình chú, thêm vào đó là sửa chữa cải chính

3, 《 Chân thuyên 》 lấy nguyệt lệnh Dụng thần làm kinh, các loại thần làm vĩ, nhưng

mà dụng thần không phải hoàn toàn lấy ra ở nguyệt lệnh, cho nên lấy cách cục dụng thần

bỏ đi sự khác biệt của nguyệt lệnh, đặc biệt nêu ra (đề xuất) với tiến hành thuyết minh

Do đó thủ dụng ( chọn dụng thần) không định phương pháp, lấy thứ tự sắp xếp của

nguyệt lệnh dụng thần, tuy 10 nhưng chỉ được 7, 8, nghiên cứu mà không thể hoàn toàn

Trang 12

bao quát được Vì thế không phải sự sai lầm của sách gốc mà đây là chỉ giới hạn trong thứ tự sắp xếp mà không thể không đúng mà thôi

4, Khởi lệ ca quyết ( nêu nên những văn vần để ví dụ), chẳng qua tiện cho ghi nhớ Nếu

như rõ ràng nguyên lý của nó, thì ca quyết không chỉ dễ dàng ghi nhớ, mà còn có thể tự mình biến tấu thêm, bằng không, ca quyết trong mệnh lý nhiều như lông trâu, làm sao mà

có thể ghi nhớ được hoặc thuộc hết? Cho nên khi đưa ra ví dụ minh họa nhập môn của bài đầu, lược thuật bớt nguyên lý, đồng thời phụ thêm ca quyết, và sắp xếp bảng biểu để tiện tra cứu

5, Người chưa am hiểu mệnh lý, nên đọc trước cuốn Nhập môn mệnh lý, lại đọc bình chú, tuần tự mà tiến, bản thân không đến nỗi sa vào sự rối rắm mà không có manh mối nào

6, Trong khi bình chú sở sĩ dẫn ra ví dụ chứng minh, hoặc sưu tầm một số mệnh tạo của các danh nhân hiện đại, hoặc sao chép từ sách 《 Trích Thiên Tủy chinh nghĩa 》 Nhưng

do nguyên nhân tài liệu không đủ, thông thường thì đúng là không phải những ví dụ chứng minh thích hợp, tạm thời bổ sung vào chỗ còn khiếm khuyết đó cho thích hợp, hoặc cũng có thể bên này chứng minh cho bên kia, hai bên bổ trợ cho nhau, song vẫn không tránh khỏi sự trùng lặp xuất hiện, sau này sẽ tiếp tục thu thập và đem cải chính khi

tái bản

Ghi chú:

1 Thất chính Tứ dư là hệ thống chiêm tinh học cổ đại Trung Quốc Thất chính là chỉ các

tinh diệu như nhật ( thái dương), nguyệt ( thái âm ), kim, mộc, thủy, hỏa, thổ , v.v Tứ

dư là chỉ 4 hư tinh là Tử Khí ( (điềm báo tốt lành trong chiêm tinh học), Nguyệt bột, La hầu, Kế đô, v v Thất chính Tứ dư đoán mệnh, là lấy ngày tháng năm sinh của con người, quan sát những tinh diệu của Thất chính Tứ dư, ở vào miếu vượng của 12 cung, với sự vận hành thiên thể về độ số của 28 chòm sao, để đoán biết được sự cát hung của người khi sinh ra

2 Tử sử chư tập gồm có Kinh, Sử, Tử, Tập tứ bộ : Là sản phẩm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, thích hợp dùng với các sách cổ điển văn hóa truyền thống

3 Phó cống: Là trong chế độ khoa cử, những tú tài được tiến cử vào Quốc tử giám Chế

độ nhà Thanh, khi tuyển chọn thi hương tức số người ngoại lệ thì còn được tuyển thêm ngoài danh sách trúng tuyển chính thức có thể vào Quốc tử giám học tập, gọi là "phó bảng tú tài", do đó mà có tên gọi tắt là Phó Cống

4 Quan học: Là chỉ triều đình Trung Quốc trực tiếp cử ra và quản lý, cùng Quan phủ các triều đại căn cứ theo hệ thống trường học mà quy định khu vực hành chính cho từng địa phương lo liệu Bao gồm Quan học của trung ương và quan học của địa phương cùng cấu thành chế độ giáo dục Quan học chủ yếu nhất Trung Quốc

5 Quan thừa: Quan giúp việc thời xưa

Trang 13

Chương 1 - Luận thập can thập nhị chi

Chương 1 Luận thập can thập nhị chi

Nguyên văn: Khí trời đất động tĩnh mà phân âm dương, có già trẻ mà chia ra tứ tượng Già là ở lúc cực động (thái dương) hay cực tĩnh (thái âm) Trẻ là ở lúc vừa bắt đầu động (thiếu dương) hay vừa bắt đầu tĩnh (thiếu âm) Chỉ có tứ tượng, mà chứa đủ cả ngủ hành trong ấy Thủy tức là thái âm; Hỏa tức là thái dương; Mộc tức là thiếu dương; Kim tức là thiếu âm; Thổ tức, âm dương lão thiếu, là nơi kết của các xung khí Mộc Hỏa Kim Thủy

Từ chú: Thuyết âm dương tuy bị các nhà khoa học chỉ trích, nhưng trời đất ngày tháng

nóng lạnh, nam nữ sớm tối, có vật chi chẳng phân âm dương? Nhỏ đến như điện tử cũng chia ra âm dương Bởi âm dương chia ra tứ tượng, Mộc Hỏa Kim Thủy, nhân đó mà đại biểu khí của 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông Trong lòng đất có nước và các loại quặng kim loại, từ đâu mà thành? Muôn hoa tươi tốt, nhờ đâu mà xui khiến? Khoa học vạn có thể có thể phân tích vật thành các loại nguyên chất nhưng chẳng khiến chúng nảy mầm được, lực khiến chúng nảy mầm được tức là Mộc vậy Nên nói Kim Mộc Thủy Hỏa là chất tự nhiên trong trời đất vậy Vạn vật thành ở Thổ rồi lại trả về Thổ, nên lại nói Kim Mộc Thủy Hỏa ấy là ở Thổ Khí trời đất sinh ra: nóng ấm là Hỏa; chất lỏng là Thủy; chất sắt cứng là Kim; khí huyết lưu hành là Mộc Như tấm thân thịt xương này, vận dụng được cả Kim Mộc Thủy Hỏa tức là Thổ vậy Nhân sanh bỉnh khí thụ hình, có bất kỳ nhiên nhi nhiên giả, chẳng khỏi tuỳ thuộc vào sự chuyển vận của các khí tự nhiên

Nguyên văn: Đã có ngũ hành, sao lại có 10 can 12 chi? Có âm dương mà sanh ra ngũ

hành, trong ngũ hành đều có âm dương Tức luận Mộc cũng có chia ra Giáp dương Ất

âm vậy Giáp là khí của Ất; Ất là chất của Giáp Giáp là sanh khí trên trời, lưu hành ư

Trang 14

vạn vật, Ất là vạn vật ở dưới đất tiếp nhận thêm sanh khí đó Lại chia nhỏ thêm, sanh khí tán cho ra là Giáp của Giáp, sanh khí ngưng thành là Ất của Giáp Vạn Mộc nhờ Giáp của Ất mà đâm cành ra lá Cành cành lá lá của vạn Mộc là Ất của Ất vậy Ất nhờ Giáp

mà được đủ khí; Giáp nhờ Ất mà (kiên) hình chất được đầy chắc Như Mộc cũng có chia

ra âm dương Giáp Ất như vậy

Từ chú: Ngũ hành đều có phân ra âm dương như can chi vậy Thiên can tức là khí của

ngũ hành lưu hành trên trời; Địa chi là 4 mùa tuần tự lưu hành

Nguyên văn: Như Giáp Ất phục ở Dần Mão cũng có chia ra âm dương thiên địa Như

Giáp Ất mà phân âm dương thì Giáp dương, Ất âm, Mộc hành trên trời có chia ra âm dương như vậy Như Dần Mão mà phân âm dương thì Dần dương, Mão âm, Mộc tồn dưới đất cũng có chia ra âm dương như vậy Như gộp cả Giáp Ất Dần Mão mà phân âm dương, thì Giáp Ất là dương Dần Mão là âm, Mộc ở trên trời thì thành tượng ở dưới đất thì thành hình Giáp Ất hành thiên mà Dần Mão thụ chi; Dần Mão nhờ có Giáp Ất mà được yên Nên có câu Giáp Ất như trưởng quan, Dần Mão như cai quản địa phương Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, như phủ quan đi đến quận, huyện quan đi đến ấp, nắm lệnh các ty suốt 1 tháng

Từ chú: Giáp Ất cùng 1 gốc, đều là khí trên trời Giáp là khí dương mới chuyển, thế

đang lớn mạnh; Ất là hơi ấm của sự sống, như cây cỏ nảy mầm Tuy cùng là Mộc nhưng tính chất có khác nhau Giáp Ất là khí lưu hành, nên gọi là khí hành trên trời; Dần Mão nắm giờ lịnh trong 4 mùa, nên gọi là tồn dưới đất Khí lưu hành theo giờ lệnh mà chuyển dời, nói Giáp Ất lấy Dần Mão làm gốc, thì Hợi Mùi Thìn cũng đều là gốc cả (Xem thêm chương âm dương sanh tử) Như gặp thiên can thông căn nguyệt lệnh, khí đang vượng tất đắc dụng rất hiển hách, như chẳng được vượng thì tuy đắc dụng mà lực bất túc, như quan phủ quan huyện Chẳng đắc giờ đắc địa thì không thể ra hiệu lệnh gì được, tài ấy chẳng được thi triển ra

Thập can tức là ngũ hành mà phân ra âm dương vậy, luận về công dụng thì can dương can âm có chỗ khác biệt "Trích thiên tủy" có viết: "Ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ

âm tòng thế vô tình nghĩa" Can dương như quân tử, tính dương cương, mừng gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn; can âm thì không như vậy, dù gặp trụ có căn, hoặc Ấn có căn thì vẫn không tòng nổi nhược vẫn hoàn nhược, như lại gặp trụ Tài Quan thiên thịnh tất tòng theo Tài Quan tức như nhật nguyên có mầm có gốc hoặc thông khí nguyệt lệnh cũng chẳng luận như vậy được Như gặp Ấn thụ có căn, tất bất hiềm thân nhược, chẳng sợ khắc chế

Nên nói can dương can âm có khác biệt là vậy

Như Ngũ Đình Phương: Nhâm Dần / Đinh Mùi / Kỷ Mão / Ất Hợi;

Kỷ thổ tuy thông căn nguyệt lệnh, gặp mộc thế thịnh, tức tòng mộc, tòng như thế là vô tình nghĩa vậy (xem thêm chương dụng thần)

Lại như Diêm Tích San: Quý Mùi / Tân Dậu / Ất Dậu / Đinh Hợi;

Ất mộc may gặp Ấn thông căn, chẳng sợ thân nhược, sát thấu gặp chế, tức là quý cách

Lại như Hứa Thế Anh: Quý Dậu / Tân Dậu / Ất Sửu / Tân Tị;

Gặp vận 19 tuổi tòng Sát, thân nhược chẳng gặp Ấn thụ có căn, nhưng mừng gặp được vận chế Sát

Trang 15

Đặc điểm can âm là như vậy (Xem thêm phần cách cục)

Can dương thì không như vậy !

Như trụ của Ngu Hòa Đức: Đinh Mão / Bính Ngọ / Canh Ngọ / Kỷ Mão;

Canh kim tuy nhược, dù thấu Ấn ở gốc, vẫn không thể tòng, thân nhược vẫn hoàn nhược, đến vận phò thân tự nhiên phú quý, hết mọi lao khổ

Điểm bất đồng là như vậy Nhưng can dương chẳng phải tuyệt đối không thể tòng, như

trụ của Thanh Tuyên Thống: Bính Ngọ / Canh Dần / Nhâm Ngọ / Nhâm Dần;

Ấn Tỷ đều không có căn, tất không thể không tòng

Nói tòng khí chứ không tòng thế là như vậy, lý ấy rất sâu, không thể nói hết, học giả xem nhiều bát tự, lâu dần tích lũy kinh nghiệm, tự nhiên hội ngộ, không lời nào nói hết được (Chiếu y theo chương này để luận tính chất các can chi, tuy sơ bộ mà thật rất sâu xa; cái điểm tinh là của mệnh lý tức là can chi âm dương tính chất có khác nhau, như đi học thì phải ngồi ngay ngắn trước rồi mới tập viết, sau khi đã thạo phần nhập môn, khắc tự biết

nó trọng yếu thế nào)

Nguyên văn: Giáp Ất ở thiên can, hễ động thì không yên Gặp tháng Dần tất đương lúc

Giáp khởi? Gặp tháng Mão, tất đương lúc Ất khởi? Dần Mão tại địa chi, dừng lại mà chẳng dời đi Nguyệt gặp Dần hoán đổi được với Giáp; nguyệt gặp Mão hoán đổi được với Ất Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; Luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp Như tục thư nói xằng, rằng Giáp là rừng lớn dày đặc nên chẳng sợ bị chặt, ất như cỏ non, yếu mà chẳng gãy, thực là chẳng biết lý âm dương vậy Lấy 1 loại hành mộc như trên thôi, ta còn có thể biết, đến như bàn đến lý âm dương khí chất của Thổ là xung khí của Mộc Hỏa Kim Thủy, nhờ đó mà vượng ở tứ thời, sao có thể nói giống như vậy được Người học trước phải biết rành thuyết can chi, rồi mới có thể nhập môn

Từ chú: Thiên can động mà không yên như năm Giáp Kỷ lấy Bính Dần làm tháng giêng

hay; như năm Ất Canh lấy Mậu Dần làm tháng giêng Địa chi dừng lại mà chẳng dời như, tháng giêng Dần, tháng hai Mão Luận về khí, Giáp vượng ở Ất; luận về chất, Ất bền chặt

ở Giáp, Giáp là tính dương cương của mộc, Ất là chất nhu hòa của mộc, muốn phân biệt

kỹ xin xem thêm tiết luận thiên can nghi kị trong phần phụ lục "Tích thiên tủy" dưới đây Cái ví dụ rừng già-cỏ non bậy bạ của tục thư ở trên, phát xuất từ ví von như nạp âm khiến

kẻ không biết hiểu lầm Kẻ học trước nên rõ cái lý can chi âm dương, xét thông phương vượng suy tiến thối, mới khỏi bị thời thế xoáy trôi

- Phụ can chi phương vị quái đồ

Trang 16

- Phụ “Trích thiên tủy” Luận Thiên Can nghi kỵ

Giáp mộc tham thiên,

Thoát thai yếu hỏa

Xuân bất dung kim,

Dần, là Hổ vậy Chi đủ con cái hoặc đủ Thân Tý Thìn mà can thấu Nhâm Quý, thủy phiếm mộc phù cần phải tọa Dần, Dần là mộc ở vị trí lộc vượng, mà tàng hỏa thổ có thể dung nạp khí thủy, không sợ trôi nổi vậy Hỏa táo cần tọa ở Thìn, thủy phiếm cần tọa ở Dần là đất được thấm nhuận, kim thủy mộc hỏa không tương khắc là khí trời được thuận hòa Chẳng phải là tượng nhân thọ ư?

Trang 17

Ất mộc tuy nhu,

Khuê Dương giải Ngưu

Hoài Đinh bão Bính,

Khóa Phượng thừa Hầu

Hư thấp chi địa,

Phượng, là Dậu vậy Hầu, là Thân vậy Sinh ở tháng Thân Dậu chỉ cần can có Bính Đinh thì không sợ kim vượng Xem chương Cách cục cao đê , mệnh của các vị họ Diêm, Lục, Thương, đáng là ví dụ chứng minh

Mã, là Ngọ vậy Sinh ở tháng Hợi Tý, Thủy vượng mộc phù Tuy chi có Ngọ cũng khó phát sinh Nếu thiên can có Giáp, địa chi có Dần, tên là Đằng la hệ Giáp Có thể Xuân, có thể Thu, nói tứ quý đều có thể không sợ bị khảm phạt vậy

Bính hỏa mãnh liệt,

Khi sương vũ tuyết

Năng đoán canh kim,

Tòng tân phản khiếp

Thổ chúng sinh từ,

Thủy xương hiển tiết

Hổ Mã Khuyển hương,

Giáp lai thành diệt

Ngũ dương thì dương Bính là đứng đầu Bính, là sao Thái Dương tính thuần dương, lấn sương khinh tuyết, không sợ thủy khắc vậy; Canh kim tuy ngu nhưng lực có thể trui rèn; Tân kim tuy nhu, hợp mà trái lại nhược Thấy Nhâm thủy thì là dương gặp dương mà thành thế giằng co; thấy Quý thủy thì như thấy ngày sương tuyết Cho nên không sợ thủy khắc, mà càng thấy tính cương cường Thấy thổ thì hỏa cháy mãnh liệt làm cho thổ càng táo khô, khả năng sống bị diệt hết.Thổ có thể làm mờ hỏa, thấy Kỷ thổ vẫn còn được, mà thấy Mậu thổ lại càng kỵ Sinh từ, là mất tính uy mãnh vậy Hiển tiết, là hiển tiết dương cương vậy Hổ Mã Khuyển hương, là đất của Dần Ngọ Tuất vậy Chi đủ Dần Ngọ Tuất

mà lại thấu Giáp thì hỏa càng vượng mà không có tiết, không dập tắt là tự thiêu đốt vậy

Đinh hỏa nhu trung,

Nội tính chiêu dung

Bão ất nhi hiếu,

Hợp nhâm nhi trung

Vượng nhi bất liệt,

Suy nhi bất cùng

Như hữu đích mẫu,

Khả thu khả đông

Trang 18

Đinh hỏa là Ly hỏa vậy.Trong âm mà ngoài dương, cho nên nói Đinh hỏa nhu trung nội

tính chiêu dung, tức là chú giải hai chữ Nhu trung ở trong Đinh, thì Ất là mẫu vậy Có

Đinh hộ, Ất khiến cho Tân kim không gây tổn thương cho Ất mộc Không như Bính hỏa

có thể đốt Giáp mộc vậy Nhâm là vua của Đinh vậy, Đinh hợp Nhâm có thể khiến cho Mậu thổ không gây tổn thương Nhâm thủy Không như Kỷ thổ hợp Giáp, Tân kim hợp Bính, càng biến đổi mất đi bản tính của vua vậy Kỷ thổ hợp Giáp, Giáp hóa ở thổ; Tân kim hợp Bính, Bính hỏa trái lại sợ Tuy mùa đang thừa vượng, không đến nổi quá nóng, tức là gặp thời đến suy yếu mà không đến nỗi bị tiêu diệt (Dậu là nơi Bính hỏa lâm tử địa,

mà Đinh lại là trường sinh) Can thấu Giáp Ất, sinh mùa Thu không sợ kim; chi tàng Dần Mão, sinh mùa Đông không kỵ thủy

kỵ xung, đất tứ sinh đều kỵ xung khắc Thổ cũng không thể ngoài lệ này vậy

Kỷ thổ ti thấp,

Trung chính súc tàng

Bất sầu mộc thịnh,

Bất úy thủy cuồng

Hỏa thiểu hỏa hối,

Kim đa kim nhạc

Nhược yếu vật vượng,

Nghi trợ nghi bang

Mậu Kỷ đều là chỗ trung chính, mà Mậu thổ thì cố trọng ( trọng kiên cố), Kỷ thổ thì súc

tàng ( tàng trử) Mậu thổ thì cao ráo, còn Kỷ thổ thì ẩm thấp Chỗ này là điều không

giống nhau vậy Thổ ẩm thấp thì có thể bồi gốc cho mộc, dừng thủy trôi nổi khắp nơi,

thấy Giáp thì hợp mà có tình Cho nên là Bất sầu mộc thịnh ( không sợ mộc nhiều), thấy

thủy thì thu nạp mà có thể tích trữ ( súc) Chỗ này là Kỷ thổ không có kỳ diệu nhưng mà muốn sinh sôi vạn vật, thì cần có Bính hỏa để khứ khí ẩm thấp, Mậu thổ được trợ giúp lực sinh trưởng, phương đủ để đầy đủ mà hưng thịnh dài lâu vậy

Canh kim đái Sát,

Cương kiện vi tối

Trang 19

Đắc thủy nhi thanh,

Đắc hỏa nhi duệ

Tân kim nhuyễn nhược,

Ôn nhuận nhi thanh

Úy thổ chi đa,

Nhạc thủy chi doanh

Nhâm thủy thông hà,

Năng tiết kim khí

Cương trung chi đức,

Chu lưu bất trệ

Thông căn thấu quý,

Trùng thiên bôn địa,

Hóa tắc hữu tình,

Tòng tắc tương tể

Thông hà là bầu trời vậy Nhâm thủy trường sinh ở Thân, Thân là Khôn, vị trí cửa khẩu

của bầu trời Nhâm sinh ở Thân, có thể lộ ra Tây phương khí túc sát ( xác xơn tiêu điều), tính thủy chu lưu không ngừng, cho nên là đức cương trung vậy Như Thân Tý Thìn đủ lại thấu Quý thủy, thế tràn đây trôi nổi, tuy có Mậu Kỷ thổ cũng không thể dừng chảy Nếu chế cường thì trái lại xung kích mà thành tai họa, nhất định cần dụng mộc để tiết khí thế thuận mà không đến xung chạy vậy Hợp Đinh hóa mộc, lại có thể sinh hỏa, có thể nói là có tình Sinh ở tháng Tị Ngọ Mùi, tứ trụ hỏa thổ cùng vượng, đặc biệt không có

Trang 20

kim thủy tương trợ, hỏa vượng thấu can thì tòng hỏa, thổ vượng thấu can thì tòng thổ Điều hòa nhuận ướt vẫn có công cứu giúp vậy

Quý thủy chí nhược,

Đạt vu thiên tân

Đắc long nhi vận,

Công hóa tư thần

Bất sầu hỏa thổ,

Bất luận canh tân

Hợp mậu kiến hỏa,

Hóa tượng tư chân

Quý là thủy thuần âm, gốc phát ra tuy dài mà tính chất rất yên tĩnh, gọi là ngũ âm cũng là

âm Quý mà rất nhược vậy Long, là Thìn vậy, can thông thấy Thìn thì hóa khí, là nguyên thần thấu xuất, lý lẽ là nhất định ( xem thêm “Trích thiên tủy chinh nghĩa”) Không lo

hỏa thổ, tính rất nhược thấy hỏa thổ nhiều thì tòng hóa vậy Không luận Canh Tân, nếu thủy không thể tiết khí kim mà kim nhiều trái lại là trọc, tức là dừng Quý thủy mà nói Hợp Mậu thấy hỏa, Mậu thổ táo sau khi tứ trụ thấy Bính Thìn dẫn xuất hóa thần, hóa tượng chính là chân chính vậy, nếu sinh ở Thu Đông là đất kim thủy vượng, mà gặp Bính Thìn cũng khó tòng hóa, cần nghiên cứu kĩ càng

( Trích lục ở trên “Trích thiên tủy chinh nghĩa”)

Chương 2- Luận Âm Dương sinh khắc

Chương 2 Luận Âm Dương sinh khắc

Nguyên văn: Vận 4 mùa, tương sanh mà thành, nói Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ

sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy lại sanh Mộc, tức theo thứ tự tương sanh, tuần hoàn xoay vần, đi hoài chẳng hết Như đã có sanh tất phải có khắc, có sanh mà không có khắc, tất cũng chẳng thành 4 mùa vậy Khắc, vì vậy kiềm chế mà dừng lại, khiến thu liễm lại, nên lấy làm kỵ của phát tiết, có câu "thiên địa có tiết chế mới thành tứ thời" Tức lấy mộc luận, mộc thịnh ở hạ, Sát ở thu, nhờ có Sát, bên ngoài thì khiển phát tiết, bên trong thì tàng thu lại, ấy là lấy chánh Sát làm sanh vậy, kinh dịch lấy kiếm thu làm tính tình thật, nói Đoài là nơi làm đẹp vạn vật, quả đúng vậy ! thí dụ như phép dưỡng sanh, nói ăn uống để mà sống, như ăn uống suốt ngày, chẳng đợi đói 1 chút mới ăn, làm sao mà sống lâu được? 4 mùa xoay vần cũng vậy, sanh với khắc cùng dụng, khắc với sanh cùng công

Từ chú: "Sanh với khắc cùng dụng, khắc với sanh cùng công" thật quá đúng Có xuân hạ

dương hòa mà chẳng có thu đông túc sát, tất tứ thời không thành; có Ấn động sanh phò

mà chẳng có Sát Thực khắc tiết, tất mệnh lý cũng chẳng thành Cho nên sanh phò với khắc tiết, tùy ở mệnh lý mà dùng, đều không tách riêng, sao cho đưa về trung hòa thì thôi

Nguyên văn: Như lấy ngũ hành gộp lại mà luận thì tất Thủy Mộc tương sanh, Kim Mộc tương khắc Lấy ngũ hành chia riêng từng cặp âm dương, tất trong chỗ sanh khắc, lại có khác nhau Như đều lấy thủy để sanh mộc, mà Ấn có chia ra thiên chánh; kim khắc mộc,

mà cục có chia ra Quan Sát vậy Cùng là Ấn thụ, thiên chánh gần giống nhau nhưng sanh khắc có khác biệt, nên để ý mà luận; trong chỗ tương khắc, một Quan một Sát, hiền

ác chia riêng, đạo lý đó luôn phải chú ý

Trang 21

Từ chú: Âm dương phối hợp, cũng giống như điện từ vậy Dương gặp dương, âm gặp âm

tất chống lẫn nhau, là Thất sát Kiêu ấn vậy; dương ngộ âm, âm ngộ dương tất hút nhau, là Tài Quan Ấn vậy Ấn sanh ta, Tài bị ta khắc, hoặc thiên hoặc chánh, khí thế tuy thuần tạp

có khác, dùng phép trên không khác nhiều lắm Quan sát khắc ta, hiền ác hồi thù, không thể không nói đến Tỷ kiếp, cùng 1 khí, như Thực Thương, được ta sanh ra, tất lại lấy cùng tính là thuần, khác tính là tạp Thuần tạp chia riêng ra mà dùng tùy ở cường nhược, như muốn nghiên cứu mệnh lý phải nên biết rõ

Nguyên văn: Tức lấy Giáp Ất Canh Tân mà nói thì Giáp là dương mộc, là sanh khí của

mộc; Ất là âm mộc, là hình chất của mộc Canh là dương kim, là khí túc sát của mùa thu; Tân là âm kim, là chất của ngũ kim (vàng, bạc, đồng…) Giáp mộc là sanh khí, gửi ở mộc

mà hành ở thiên, cho nên gặp mùa thu là Quan, trong khi Ất thì ngược lại: Canh là Quan, Tân là Sát Lại nói về Bính Đinh Canh Tân thì Bính là dương hỏa dã, khí lửa sáng nóng rực bốc tận trời; Đinh là âm hỏa như hỏa của ngọn lửa củi Khí túc sát mùa thu, gặp khí lửa sáng nóng thì bị khắc mất nhưng kim loại ta hay dùng thì lại chẳng sợ khí lửa, nên nói Canh lấy Bính làm Sát, mà Tân thì lấy Bính làm Quan Những chất kim loại

ta hay dùng, gặp lửa củi thì lập tức tan chảy ra trong khi khí túc sát lại chẳng sợ lửa củi Bởi vậy nên Tân lấy Đinh làm Sát mà Canh lấy Đinh làm Quan vậy Lấy đó mà suy ra, ta nên biết cho rành cái lẽ tương khắc

Từ chú: Như luận tóm lại về Quan Sát của hỏa thì nếu lấy hình chất của Ất mộc, Tân là

những chất kim loại ta hay dùng, Đinh là lửa củi, tự vị tận hợp Thập can tức là ngũ hành, đều là khí thiên hành vậy Tựu khí mà phân âm dương, há dựa không có hình chất mà nói được? Thí dụ như chia con người ra âm dương nam nữ, thì nam cũng chia ra nếu dương cương thì nóng nảy, âm trầm thì hèn yếu, nữ cũng vậy, tính chất khác nhau Lấy ví dụ trên để nói, học giả chớ nên chấp vào sách vở Ngũ hành nghi kị, toàn là do ở phối hợp lại, trong khi tứ thời nghi kị, mỗi mùa mỗi khác Ấy là ghi lại để đời sau biết mà luận ngũ hành sanh khắc nghi kị

Phụ luận tứ thời nghi kị (tiết lục "cùng thông bảo giám")

Mộc

Mộc mùa xuân, khí lạnh vẫn còn sót lại, mừng có hỏa sưởi ấm, tất khỏi bị họa bàn khuất;

có thủy giúp đỡ, lấy làm sung sướng tốt đẹp Nhưng đầu xuân không nên thủy thịnh, mưa dầm ẩm thấp tất rễ úng mà cành khô; lại chẳng thể không có thủy thì rầu vì dương khí nhiều bị hạn, rễ khô lá héo Cần thủy hỏa vừa đủ là đẹp nhất Thổ nhiều tất tổn lực, thổ mỏng được tốt tươi Kị gặp kim nhiều sẽ bị khắc phạt thương tàn; ví như mộc vượng, được kim tất đẹp

Mộc mùa hạ, rễ khô lá héo, mong có thủy thịnh, thì thành tư nhuận, cần tránh hỏa vượng

sẽ gặp họa tự cháy hết Thổ nên mỏng, không nên dày nặng, nặng trở thành tai họa; sợ nhiều kim nhưng không thể thiếu, thiếu thì không thể chặt bớt cho gọn đẹp lại Mộc đẹp trùng trùng chỉ những thành rừng; hoa mọc điệp điệp chẳng kết nổi quả

Mộc mùa thu, khí dần dần tan tác Đầu thu hỏa khí chưa hết hẳn, nên mừng có thủy thổ nuôi lớn thêm; Lữ thu trái cây đã chín, mong được kim cứng để gọt sửa lại Sau sương giáng không nên có thủy thịnh, thủy thịnh tất mộc bị trôi; Sau hàn lộ hậu mừng có hỏa nóng tất mộc kết trái Mộc thịnh vừa đẹp lại đa tài, thổ dày không gánh nổi tài

Mộc mùa đông, nằm trong lòng đất, mong thổ nhiều bồi dưỡng, ghét thủy thịnh tất mất hình Nhỡ gặp nhiều kim khắc phạt chẳng hại; hỏa trùng hiện, có công hâm nóng lại Là

Trang 22

lúc quay về cội, mộc bệnh muốn ỵên nên được giúp đỡ; chỉ sợ gặp đất tử tuyệt mà mong gặp nơi sanh vượng

Hỏa

Hỏa mùa xuân, mẹ vượng con tướng, thế lực tịnh hành Hỉ mộc sanh phò, không nên quá vượng, vượng tất hỏa viêm; mong thủy vừa đủ, không nên quá nhiều, nhiều tất hỏa diệt Thổ nhiều tất làm tối lửa, hỏa thịnh tất táo liệt Gặp kim có thể thành công, gặp được nhiều tài phú đều toại

Hỏa mùa hạ, đang lúc vượng nắm quyền Gặp thủy chế cũng chẳng sợ bị dập tắt, thêm mộc trợ chẳng khỏi bị yểu chiết Gặp kim tất làm nên vật đẹp, được thổ toại thành gặt lúa (Giá sắc) Có kim thổ tuy tốt đẹp, thiếu thủy tất kim táo thổ tiêu, lại thêm mộc giúp, thế tất khuynh nguy

Hỏa mùa thu, hình thể mệt mỏi Được mộc sanh mừng được sáng trở lại; gặp thủy khắc, khó tránh bị tổn diệt Thổ dày thì che mất ánh sáng, kim nhiều tất bị tổn thương Hỏa gặp mộc thêm sáng rực, gặp được nhiều càng có lợi

Hỏa mùa đông, thể tuyệt hình vong Có mộc sanh mừng được cứu, gặp thủy khắc là tai ương Mong có thổ chế thủy thì lành, ỵêu hỏa thêm cùng có lợi Gặp kim khó gánh nổi tài, không kim chẳng gặp gian nan

Thổ

Thổ mùa xuân, thế trơ trọi hư không Mừng có hỏa sanh phò, ghét mộc thái quá; Kị thủy tràn ngập lềnh bềnh, mừng có thổ trợ Được kim chế mộc thì tốt nhưng nhiều kim tất lấy mất thổ khí

Thổ mùa hạ, thế táo liệt Được thủy tư nhuận thành công, kị hỏa nung nướng nứt khét Mộc trợ hỏa viêm, sanh khắc chẳng chọn; kim sanh thủy phiếm, thê tài có ích Gặp tỉ giúp khốn đọng chẳng thông, như thái quá lại nên có mộc

Thổ mùa thu, con vượng mẹ suy Kim nhiều thì hao vì cướp mất khí, mộc thịnh được chế phục thuần lương Hỏa nhiều không chán, thủy lềnh bềnh chẳng lành Tiết sương giáng không có tỉ kiên giúp sức thì không có phương

Thổ mùa đông, ngoài rét trong ấm Thủy vượng tài nhiều, kim nhiều con đẹp Hỏa thịnh thì lành, mộc nhiều chẳng xấu Lại thêm tỉ giúp thì tốt, thân cường mừng thêm được thọ

Kim

Kim mùa xuân, chưa hết rét, được hỏa khí thì lành; thể yếu tính mềm, mong thổ dày được giúp Thủy thịnh thêm rét, mất đi thế phong nhuệ; mộc vượng tổn lực, có cái nguy cùn nhụt ngu độn Kim lại giúp phò trì rất hay nhưng nếu thiếu hỏa thì không có lại bất lương Kim mùa hạ, càng thêm suy yếu, hình chất chẳng đủ, lo sợ tử tuyệt Hỏa nhiều chẳng chán, thủy nhuận thì tốt Gặp mộc trợ quỷ thương thân, thêm kim phò trì tinh tráng Thổ mỏng rất có dụng, thổ dày bị vùi lấp tối tăm

Kim mùa Thu, nắm lệnh đương quyền Hỏa đến được nung luyện thỏa lòng thành tài chung đỉnh; Thổ nhiều bồi dưỡng trở thành ương trọc Gặp thủy tinh thần sáng láng, gặp mộc tất chặt vót ra uy Kim giúp càng cứng hơn, cứng quá sẽ gãy; khí nặng thêm vượng, vượng cực tất suy

Trang 23

Kim mùa đông, hình rét tính lạnh Mộc nhiều khó chặt đục nổi, thủy thịnh khó tránh nạn chìm sâu Thổ chế thủy, kim chẳng rét; hỏa lại sanh thổ, có cả con lẩn mẹ thì thành công Mừng Tỷ kiên họp giúp, mong quan ấn dưỡng ấm thì lợi

Thủy

Thủy mùa xuân, giàn giụa thao dâm Gặp thêm thủy giúp, thế mạnh lở đê; như thêm thổ thịnh, hết sợ lềnh bềnh mông mênh Mừng có kim sanh phò nhưng kim chẳng nên thịnh; ham thủy hỏa vừa đủ, không nên có hỏa viêm Gặp mộc có công nhưng thiếu thổ thì sầu tản mạn

Thủy mùa hạ, bốc hơi về nguồn, đương lúc vừa cạn, mừng đựơc tỉ chung vai Mừng kim sanh trợ giúp, kị hỏa vượng qúa viêm Mộc thịnh đuợc tiết bớt khí, thổ vượng ngăn dòng chảy

Thủy mùa thu, mẹ vượng con tướng Có kim giúp trong xanh, gặp thổ vượng bị đục bẩn Hỏa nhiều tài thịnh, mộc dày thân lành Gặp thủy trùng trùng thêm lo lềnh bềnh mà bị giam; Gặp thổ chồng chất, thủy vui thanh bình

Thủy mùa đông tháng, tư lệnh đương quyền Gặp hỏa sưởi ấm trừ hàn, gặp thổ tất được chứa lại Kim nhiều bất nghĩa, mộc thịnh có tình Thủy chảy tràn ngập, nhờ thổ phòng đê; Thổ dầy cao xemg, trở thành vệt nước

Phụ luận ngũ hành sanh khắc chế hóa nghi kị (lục từ đại thăng)

Kim nhờ thổ sanh, thổ nhiều kim lấp; thổ nhờ hỏa sanh, hỏa nhiều thổ cháy; hỏa nhờ mộc sanh, mộc nhiều hỏa tắt; mộc nhờ thủy sanh, thủy nhiều mộc trôi; thủy nhờ kim sanh, kim nhiều thủy đục

Kim sanh thủy, thủy nhiều kim chìm; thủy sanh mộc, mộc nhiều thủy cạn; mộc sanh hỏa, hỏa nhiều mộc rụi; hỏa sanh thổ, thổ nhiều hỏa tối; thổ sanh kim, kim nhiều thổ yếu Kim khắc mộc, mộc chắc kim mẻ; mộc khắc thổ, thổ dày mộc gảy; thổ khắc thủy, thủy nhiều thổ trôi; thủy khắc hỏa, hỏa nóng thủy bốc; hỏa khắc kim, kim nhiều hỏa tắt

Kim suy gặp hỏa, tất bị chảy tan; hỏa nhược gặp thủy, tất bị tắt ngóm; thủy nhược gặp thổ, tất bị lấp tất; thổ suy gặp mộc, tất bị khuynh hãm; mộc nhược gặp kim, tất bị đốn gảy

Cường kim đắc thủy, mới bọc mũi nhọn; cường thủy đắc mộc, mới chảy thong thả; cường mộc đắc hỏa, mới lộ sang đẹp; cường hỏa đắc thổ, mới gom lửa lại; cường thổ đắc kim, mới hóa khôn ngoan

"Cùng thông bảo giám" và “Từ đại thăng” luận ngũ hành sanh khắc cùng tứ giờ nghi kị,

lời tuy ít, lý rất sâu, thí dụ như các phép toán cộng trừ nhân chia tuy sơ học, mà học cao lên phương trình là fân tích fân, cũng chẵng ngoài lẽ ấy Muốn biết rõ lẽ màu nhiệm của mệnh lý, mà chưa nắm rõ lý lẽ tứ giờ ngũ hành, sanh khắc chế hóa, người mới học khó lòng thông suốt, học hoài thành thạo, tự lĩnh hội được Ứng dụng không có cùng, biến hóa khôn luờng, chớ cho là phần này ít lời mà sao nhãng

Chương 3- Luận âm dương sanh tử

Chương 3 Luận âm dương sanh tử (P1)

Nguyên văn: Thuyết ngũ hành can chi, xem thêm thiên can chi cho rõ Can động chẳng nghỉ, chi tĩnh lẽ thường Lấy mỗi can lưu hành 12 tháng mà an Sinh Vượng Mộ Tuyệt

Trang 24

Từ chú: Thuyết Sinh vượng mộ tuyệt đã có từ rất xưa "Chuẩn nam tử" viết: Xuân lệnh

mộc tráng, thủy lão, hỏa sanh, kim tù, thổ tử; "thái bình ngự lãm - ngũ hành hưu vượng luận" viết: lập xuân cấn vượng, chấn tướng, tốn thai, ly một, khôn tử, đoái tù, kiền phế, khảm hưu v.v (Xem thêm trong "mệnh lý tầm nguyên") Danh từ tuy hơi khác, nhưng ý như nhau Hậu thế dung 12 chi phối bát quái mà định ra thứ tự 12 ngôi từ Trường sanh Mộc dục đến Thai Dưỡng (Xem thuyết minh hình dưới), tuy là thuyết của hạng thuật sĩ, nhưng hợp lẽ tự nhiên của trời đất Lời nói bình dân nhưng chứa đựng ý nghĩa rất tinh túy, học ngũ hành âm dương không ngoài lẽ ấy

Nguyên văn: Dương chủ tụ, lấy tiến làm tiến, nên nói chủ thuận; âm chủ tán, lấy thối

làm thối, nên nói chủ nghịch Như Trường sinh Mộc dục cùng hạng, cho nên dương thuận âm nghịch có khác Vận 4 mùa tuần hoàn, công thành thì thoái, cùng dụng thì tiến, nên nói mỗi tháng tuần hoàn, mà Sinh Vượng Mộ Tuyệt lại nhất định Nơi dương sanh thì

âm tử, thay phiên tuần hoàn, là lẽ xoay vần của tự nhiên Như lấy Giáp Ất mà luận, Giáp

là dương mộc, là mộc cành lá, thụ khí trời sinh, tự thu tàng no đủ, có thể dùng để khắc phát tiết phát động, nên sinh ở Hợi Khí hậu tháng Ngọ, mộc đang lúc cành lá sum xuê, sao Giáp lại tử? Lại chẳng xét bên ngoài tuy phồn thịnh, mà trong thì sinh khí phát tiết đến hết, bởi vậy nên nói Tử ở Ngọ vậy Ất mộc ngược lại, tháng Ngọ cành lá phồn thịnh, tức là được sinh, tháng Hợi cành lột lá rụng, tức là Tử Luận theo chất khác với theo khí vậy Lấy Giáp Ất làm ví dụ trên minh họa

Từ chú: Sinh Vượng Mộ Tuyệt tức là nơi sinh vượng mộ tuyệt của ngũ hành, chẳng phải

của 10 can Gọi tên 10 can chi để đại biểu ngũ hành có âm có dương; ngũ hành tuy chia

âm dương, thật ra cũng là một Giáp Ất cùng là 1 mộc, chẳng chia hai Dần Thân Tị Hợi

là nơi ngũ hành Trường sinh Lâm quan; Tý Ngọ Mão Dậu là nơi ngũ hành Vượng địa; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi ngũ hành Mộ địa Chẳng phải chia ra can âm can dương có Trường sinh lộc vượng mộ riêng Do Trường sinh lâm quan vượng mộ, mà có chi tàng nhân nguyên, xem nhân nguyên ti lệnh đồ bên dưới khắc tự hiểu rõ Nói riêng về lý thì mọi vật đều có âm dương, dương cực tất âm sanh, thí dụ như kim điện từ, Giáp đoan là dương lấy dụng mà luận, sinh vượng mộ tuyệt, chỉ phân ngũ hành, bất tất phân âm dương Lại theo các sách thuật số, chỉ nói ngũ dương trường sanh, mà không nói đến ngũ

âm trường sanh, chỉ nói dương nhận mà không nói đến âm nhận, hậu thế chưa rõ lý mà muốn binh vực thuyết ấy, bẻ lý chi ly, chẳng biết theo ai Hoặc nói ngũ âm không có Nhận, hoặc nói ngôi trước là Nhận, hoặc nói ngôi sau là Nhận (Như Ất lấy Dần hoặc Thìn làm Nhận), mỗi người mỗi ý riêng, phân ra nhiều thuyết khác nhau, thật chưa rõ lý

Tam, luận âm dương sanh tử (P2)

Nguyên văn: Chi có 12 tháng, lại nói mỗi can từ Trường sinh tới Thai Dưỡng, cũng chia

ra 12 ngôi Khí chi bởi thịnh mà suy, suy rồi thịnh lại, chia nhỏ kể ra thành 12 tiết Như Trường sinh Mộc dục cùng tên, mượn từ để mà hình dung Trường sinh như người ta lúc mới sanh ra Mộc dục như người ta sau khi sanh tắm gội cho sạch; như hột trái cây đã thành; trước phải thanh vỏ, sau mới rửa sạch Tới Quan đới thì hình khí lớn dần, quan đới như người đến tuổi trưởng thành vậy Lâm quan là đã trưởng thành lúc đang mạnh

mẽ (30 tuổi), như người có khả năng có thể ra làm quan Đế vượng là khi tráng thịnh đến cùng cực, như đại thần phò vua giúp nước Thịnh cùng cực thì suy kém, suy là lúc vật bắt đầu biến vậy Bệnh là lúc đã quá suy Tử, khí tận hết chẳng còn Mộ, tạo hóa thu tàng, như người lúc chôn xuống đất vậy Tuyệt là khí trước đã tuyệt, khí sau chưa tiếp nối

Trang 25

Thai như sau khi khí tiếp nối kết tụ thành bào thai Dưỡng như bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ Bởi nối tiếp như thế mà trường sanh tuần hoàn không dứt

Từ chú:Nguyên văn rõ ràng như vậy, mỗi năm 360 ngày, chia ra ngũ hành, đều được 72

ngày Mộc vượng ở xuân, chiếm 60 ngày (Giáp ½, Ất ½,) trường sanh 9 ngày, mộ khố 3 ngày, hợp lại là 72 ngày Thổ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi đều có 18 ngày, là thêm

72 ngày nữa Ở Dần thì Giáp mộc Lâm quan, Bính Mậu trường sinh, nói tàng nhân nguyên là Giáp Bính Mậu Mão là đất xuân mộc chuyên vượng, kêu là Đế vượng Đế như chúa tể vậy "Dịch" nói "đế dã hồ chấn", là phương mộc chúa tể, không có khí khác xen vào, nên nói chuyên tàng Ất Thìn là nơi mộc còn dư khí, thủy nhập mộ, nên thổ là vốn là khí Nên nói tàng Mậu Ất Quý (Thìn Tuất là dương thổ nên tàng Mậu; Sửu Mùi âm thổ nên tàng Kỷ), đều kêu là tạp khí Tạp là, nơi thổ vượng, lấy Ất Quý làm tạp, mà Ất Quý lại đều chẳng cùng phe, chẳng như thứ tự giờ lệnh trường sinh lộc vượng vậy Xem xuân lệnh như thế mà suy ra thêm Nói Dần Thân Tị Hợi kêu là nơi tứ sanh (còn là tứ lộc); Tý Ngọ Mão Dậu khí chuyên vượng 1 phương; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi tứ mộ chi địa Nhân nguyên tang mỗi nơi đều có ý nghĩa Như âm can trường sanh, tất không quan hệ gì tới khí theo giờ lệnh, địa chi tàng dụng, không do thế mà được thêm hay bị bớt gì vậy Thổ ở trung ương, gửi ở 4 góc (xem thêm hình can chi phương vị phối bát quái) Nhờ hỏa

mà sanh, sanh ở Dần, lộc ở Tị; nhờ thủy mà sanh, sanh ở Thân, lộc ở Hợi riêng tại Dần Tị

có Bính hỏa giúp đỡ, vượng nên khả dụng; tại Thân Hợi, hàn thấp hư phò, lực lượng bạc nhược không dùng được, nên chỉ nói Bính Mậu sanh Dần mà không nói Nhâm Mậu sanh Thân

Coi theo bảng nhân nguyên tư lệnh ngày sổ, tuy chưa rõ hết, nhưng thiên can tàng ở địa chi, kiền là thể mà khôn là dụng, phân tích âm dương, rất đổi tinh mật Lấy nơi khảm ly chấn đoài, chia chủ khách 2 bên, mà đến 384 hào, âm dương hợp lại, đầy vơi tan nghỉ, thảy đều tương hợp Có từ khi nào, do đâu mà ra, đều qua khảo chứng, người quân tử thông suốt được, như biết được nguồn, hễ thấy điều ấy, có thể cảm nhận

Tam, luận âm dương sanh tử (P3)

Nguyên văn: Người lấy chi ngày làm chủ, chẳng gặp sanh gặp lộc vượng nơi nguyệt

lệnh, tất hưu tù, như giờ hay năm, được trường sinh lộc vượng, yên mà chẳng nhược, hay gặp được mộ khố, đều là có căn Nhân trường sanh nhờ khố mà xung ra, như tục thư nói xằng không đúng, chỉ có dương trường sanh mới có lực, mà âm trường sanh chẳng có chút lực nào, nhưng lại cũng chẳng nhược Như gặp khố, tất dương có căn mà âm thì không có dụng Dương lớn bao trùm âm nhỏ, dương kiêm được âm mà âm chẳng kiêm nổi dương, lý tự nhiên là vậy

Từ chú:Địa chi tàng các can, gốc tĩnh thì đãi dụng, như can đầu thấu ra tất cái dụng ấy

hiển hiện ra Nên nói can lấy thông căn làm tốt, chi lấy thấu ra làm quý "Tích thiên tủy" viết: "thiên can toàn 1 khí, không tải nổi đức lớn của địa; 3 loài động thực khóang vật ở địa chẳng dung nổi thiên đạo mênh mông" Như 4 Tân Mão, 4 Bính Thân, tuy can chi một khí mà chẳng thông căn, không đủ quý nổi Địa có 3 loài, ứng với tàng 3 can, không thấu ra tất chẳng hiển dụng nổi Thiên can thông căn, không chỉ lộc vượng đều tốt đẹp, trường sanh có dư khí hay mộ khố đều là căn Như Giáp Ất mộc gặp Dần Mão thì nói thân vượng, mà gặp Hợi Thìn Mùi, đều là có căn cả Thuyết gặp khố tất xung thực là lầm lẫn đáng cười Như Thìn là gốc của đông phương mộc, như trong 20 ngày sau Thanh Minh, Ất mộc nắm lệnh, dư khí còn vượng, sao nói phải đến nhờ khố? Thổ là khí gốc thì khố của nó ở đâu Kim hỏa trong khố chẳng có, xung thì có ích gì chứ? Chỉ có Nhâm quý

Trang 26

thủy găp khố, như thấu ra, đều cùng dùng được Quý thủy tàng gốc, như thấu Nhâm thủy tất mộ vốn là tòng ngũ hành luận, chẳng phân âm dương gì Rằng âm trường sanh chẳng chút lực, nhưng cũng nhược, có gặp thêm âm khố vẫn không có dụng, đều do lầm lẫn rằng âm dương đều có trường sanh, mà thuyết ấy chẳng hoàn thiện Lại thấy tiết tuy chỉ ngày chủ, nhưng can năm tháng ngày cũng vậy, như được khí ở nguyệt lệnh, tự mình tối cường; như bị hưu tù ở nguyệt lệnh, mà trong chi năm tháng ngày, được sanh lộc vượng

dư khí mộ, thảy đều thông căn vậy

- Phụ âm dương thuận nghịch sanh vượng tử tuyệt đồ biểu

* Ghi chú: Vòng trường sinh của vạn vật không thay đổi theo chu kỳ đi tới:

1 Trường sinh: mọc nầm, nảy sinh

2 Mộc dục: vừa được sinh ra, lố dạng

3 Quan đái: dần dần mạnh lên

4 Lâm quan: trưởng thành

Trang 27

12 Dưỡng: đang phát mầm mống

- Phụ chi tàng nhân nguyên ti lệnh đồ biểu

* Ghi chú: Quá trình từ sinh cho đến tử của vạn vật có thể chia ra làm 5 giai đoạn lớn hợp với sự sinh khắc của 5 Hành:

-Vượng: giai đoạn đang trên đà phát triển mạnh

-Tướng: giai đoạn đã phát triển, nhưng đứng yên

-Hưu: giai đoạn nghỉ ngơi, không còn sức phát triển nữa

-Tù: giai đoạn suy giảm, sa sút

-Tử: giai đoạn bị khắc chế hoàn toàn, sự vật chết

Trung bình cho 1 năm nếu tính gọn là 360 ngày thì mỗi một giai đoạn trên chiếm 72 ngày Một năm chia ra làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông có 24 tiết khí thì mỗi tiết trung bình chiếm 15 ngày Nhưng theo các địa chi hành quyền trong 12 tháng có tàng chứa bản khí, trung khí và khí thừa khác nhau thì số ngày này được tính tùy theo tháng với 12 khí chính như sau (can cuối cùng là bản khí):

Tháng Giêng - Dần - Lập Xuân

- Mậu và Kỷ chung 7 ngày, Bính 7 ngày, Giáp 16 ngày

Tháng Hai - Mão - Kinh trập:

- Giáp 10 ngày, Ất 20 ngày

Tháng Ba - Thìn - Thanh Minh:

- Ất 9 ngày, Quý 3 ngày, Mậu 18 ngày (thổ cuối mùa)

Tháng Tư - Tỵ - Lập Hạ:

Trang 28

- Mậu 5 ngày, Canh 9 ngày, Bính 16 ngày

- Quý 9 ngày, Tân 3 ngày, Kỷ 18 (thổ cuối mùa)

Chúng ta nhận thấy rằng Thìn Tuất Sửu Mùi có vị trí chuyển giao mùa rất rõ và chúng hành quyền vào những ngày cuối mùa rất mạnh Khi đã sang mùa, hành Thổ đó còn lại vài ngày gọi là "dư khí"

Bản khí là hành cùng với địa chi, sang tháng sau, hành đó đọng lại vài ngày nhưng chỉ là

dư khí Thí dụ như cuối Lập Xuân, dương mộc (Giáp) mạnh, sang tháng Hai, 10 ngày đầu vẫn còn khí thừa của Giáp, nhưng không mạnh bằng

Những tháng giữa mùa như tháng Mão (2), tháng Ngọ (5), tháng Dậu (8) và tháng Tý (11) thường được cho là thuần khí nhất vì là cao điểm của mùa nên có thể chỉ tính bản khí mà thôi Thí dụ như tháng Mão thuần Ất mộc, âm tính mạnh

Khi xét đoán lệnh tháng, cần nhớ những điều này để chọn dụng hỉ thần, vì nếu bản khí không mạnh thì không nên chọn, dụng thần sẽ không có lực

Quyển 2:

Chương 4- Luận Thiên Can phối hợp tính tình

Chương 4 Luận Thiên can phối hợp tính tình (P.1)

Nguyên văn: Ý nghĩa hợp hóa lấy 10 can âm dương phối với nhau mà thành Hà đồ thuật

số, lấy một hai ba bốn năm phối sáu bảy tám mười theo tiên thiên Nói thủy là thái âm thủy, gặp thổ xung khí thì hết, lấy khí mà thì sanh là vậy Trước khi có ngũ hành, tất đã

có âm dương lão thiếu, rồi sau khí mới xung ra, nói nhờ thổ sanh Xét ngũ hành, tất vạn vật lại sanh ở Thổ, như Thủy Hỏa Mộc Kim, đều gửi thân yên nơi Thổ, nói lấy Thổ trước tiên Nên đầu tiên Giáp Kỷ tương hợp tất hóa Thổ; Thổ sanh Kim, nên Ất Canh kế tiếp hóa Kim; Kim sanh Thủy, nên Bính Tân kế tiếp lại hóa Thủy; Thủy sanh Mộc nên Đinh

Trang 29

Nhâm kế tiếp lại hóa Mộc; Mộc sanh Hỏa nên Mậu Quý kế tiếp lại hóa Hỏa, ngũ hành theo vậy mà an Lấy Thổ làm đầu, theo thứ tự tương sanh, lẽ tự nhiên là vậy Ý nghĩa 10 can hợp hóa là vậy

Từ chú: Thập can phối hợp, bắt nguồn từ kinh dịch " số của thiên 1, địa 2, thiên 3, địa 4,

thiên 5, địa 6, thiên 7, địa 8, thiên 9, địa 10, như lấy 10 can hợp nhau tức là hợp theo hà

đồ vậy, kỳ thật không phải Hà đồ 1 và 6 cùng tông (thủy), 2 và 7 cùng đạo (kim), 3 và 8 một bè (mộc), 4 và 9 là bạn (hỏa), 5 và 10 chung đường (thổ) Kham dư học, bàn về thể, gốc từ hà đồ, lấy vận làm dụng, dựa theo lạc thư, so với mệnh lý có khác nhau Mệnh lý hợp 10 can, cùng gốc với y đạo, lấy từ “Nội kinh - ngũ vận đại luận“

Nguyên văn: Tính tình ra sao? Đã có phối hợp, tất có mặt trái Như Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Bính tác hợp thì Quan ấy không còn là Quan nữa; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu Mậu tác hợp, Ấn ấy không còn là Ấn nữa; Giáp lấy Kỷ làm Tài, Kỷ tách riêng ra cùng Giáp tác hợp, Tài ấy không còn là Tài nữa Như năm Kỷ tháng Giáp, năm là Tài, bị tháng hợp mất, thì dù là Giáp Ất ngày chủ cũng chẳng tách ra nổi; năm Giáp tháng Kỷ, tháng là Tài, bị năm hợp mất, thì Giáp Ất ngày chủ không giống như vậy Giáp lấy Bính làm Thực, Bính Tân tác hợp, Thực ấy không còn là Thực nữa, ấy là 4 hỉ thần bị hợp mà không có dụng vậy

Từ chú: Mới học bát tự, trước nên chú ý can chi hội hợp, thiên biến vạn hóa, tất cả đều

từ đấy mà ra Thập can tương phối, có chia ra hợp và không thể hợp; đã hợp rồi lại chia riêng ra hóa và không thể hóa Thiên này chuyên luận về hợp Quan bị hợp chẳng còn là quan, chẳng thể lấy quan mà luận Đã tương hợp rồi, bất luận hóa hay không hóa, chẳng cần đến ngày chủ nữa, không thể lấy làm Quan để luận nữa (Ấy là nói đến can chi năm tháng tương hợp với nhau, hoặc can năm tháng hợp với can giờ, còn như hợp với ngày chủ, không luận như vậy, xem kỹ tiết hợp hay không hợp ở dưới) Nhật chủ Giáp mộc, can tháng thấu Tân là Quan, can năm thấu Bính, Bính Tân tương hợp, Quan với Thực thần, cả 2 đều mất tác dụng; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu Mậu tác hợp, Tài Ấn cả 2 đều mất tác dụng Thảy đều như vậy

Năm Kỷ tháng Giáp, can năm là Kỷ, trước tiên bị can chi tháng là Giáp hợp mất; năm Giáp tháng Kỷ, can tháng Kỷ Tài, trước tiên bị can năm Giáp mộc hợp mất, dù ngày chủ

là Giáp cũng chẳng tách ra nổi Có trước có sau, không thể luận ghen hợp tranh hợp được Xem kỹ tiết hợp hay không hợp

Lại như Giáp gặp Canh là Sát, cùng Ất tác hợp, thì Sát chẳng công thân; Giáp gặp Ất là Kiếp tài, Giáp gặp Đinh là Thương, cùng Nhâm tác hợp, thì Đinh chẳng Thương quan; Giáp gặp Nhâm là Kiêu, cùng Đinh tác hợp, thì Nhâm chẳng đoạt Thực Ấy là 4 kị thần nhân hợp mà hóa cát vậy

Hỉ thần nhân hợp mà hết cát, kị thần cũng nhân hợp mà hết hung, cái lý là vậy, lại nên xem thêm địa chi phối hợp như thế nào Như địa chi thông căn, tất tuy hợp mà không bị mất tác dụng, hỉ kị còn y như vậy Như ví dụ sau:

Ấn Quan Nhật chủ Thực

Trang 30

Quý Tân Giáp Bính

Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh tị / bính thìn / ất mão / giáp dần

Bính Tân tương hợp, mà Quan vượng thông căn Vì thế nhiều Quan thêm Sát, lấy Bính hỏa chế Quan làm dụng Đây là trụ của chủ tịch An huy: Lưu Trấn Hoa

Kiêu Thương Nhật chủ Kiêu

Hành vận: Giáp tý / ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ tị

Mậu Quý tương hợp, mà Quý thủy thông căn, nhật nguyên bị tiết khí quá nhiều, lấy Mậu thổ phò thân chế Thương làm dụng Đây là trụ của nhà giàu buôn xà bông Quan sinh Như thế nào là hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng Xem thêm ví dụ sau thì rõ:

Trang 31

T.Tài Kiếp Nhật chủ T.Tài

Năm Kỷ tháng Giáp, vốn là không có dụng, nhân hợp mà dùng cả 2 mất tác dụng, cách cục phản thanh Đây là trụ của ông cố của Trương Thiệu

Tứ, Luận Thiên can phối hợp tính tình(P.2)

Nguyên văn: Đã có hợp tất có sở kị, gặp cát chẳng cát nổi, gặp hung chẳng sợ hung Tức lấy lục thân mà nói, như nam lấy Tài làm vợ, Tài bị can khác hợp mất, vợ ấy sao còn

có thể yêu chồng nổi? Nữ lấy Quan làm chồng, Quan bị can khác hợp mất, chồng ấy sao còn có thể yêu vợ nổi? Bàn đến tính tình phối hợp, vì hướng bối nhi thù dã

Từ chú: Can chi phối hợp, quan hệ rất lớn, tưởng hung mà chẳng hung, ấy là cái tốt, như

cát mà không cát, tất quan hệ rất trọng Khẩn yếu mà dùng, bị hợp thì cách cục ấy bị biến, thần cứu hộ bị hợp thì mất tác dụng cứu hộ, nên hung thần sẽ mặc sức hoành hoành, không thể không xét tới

Ví dụ như sau:

Chánh Tài Tỷ Nhật chủ Thực

Hành vận: Tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi / bính ngọ

Nguyên là thủy mộc Thương quan dùng Tài, không ngờ Đinh Nhâm hợp mất, Hỏa mất lửa, thủy vượng mộc trôi, chỉ còn thuận vượng thế mà hành vận kim thủy vậy (gặp hạ dụng thần tiết)

Chánh Tài Kiêu Nhật chủ Chánh Tài

Trang 32

Thân Dậu Sửu Tuất

Hành vận: Bính tuất / đinh hợi / mậu tý / kỷ sửu / canh dần / tân mão

Vốn là cách cục hỏa luyện chân kim, Ất Canh tương hợp, Ấn bị Tài phá, tuy sanh nhà giàu có, nhưng bẩm sanh bị câm, chung thân tàn phế

Nguyên cục 10 can phối hợp, quan hệ rất trọng như vậy; như thế nếu hành vận gặp hợp, thì trong quan hệ ngũ hành ấy, nếu không thành á cục thì cũng nguyên cục Thí dụ như Giáp lấy Tân làm Quan, đều thấu Đinh Quý, mộc ấy Ấn Quý chế Thương hộ Quan làm dụng, như thế nếu hành vận gặp Mậu, hợp mất Quý thủy, tất Đinh hỏa tổn Thương được Quan tinh vậy Hoặc Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Đinh là Thương, hành vận gặp Nhâm, hợp mất Đinh Thương thì Quan tinh đắc dụng hĩ Là hỉ hay kị, toàn ở tại phối hợp, bất luận là hóa hay không hóa (xem hành vận tiết) Vận can nguyên cục phối hợp, hóa cùng không hóa, toàn coi có đóng ở địa chi được tương trợ hay không, cùng nguyên cục có hay không, phép xem cũng như nhau

Chương 5 - Luận thập can hiệp nhi bất hiệp

Chương 5 Luận thập can hợp và không hợp

Nguyên văn: Ý nghĩa 10 can hóa hợp, thiên trước có nói rõ, nhưng mà cũng có hợp và

không hợp là tại sao?

Từ chú: Thập can tương phối, không phải đều là hợp cả sao; đã hợp rồi, không phải đều

có thể hóa cả sao Thiên trước luận 10 can tương phối mà hợp, vốn là này luận 10 can phối mà không hợp Học giả nên xét kỹ Rõ cái nghĩa hóa riêng

Nguyên văn: Ở giữa có cái khác chen vào, thí dụ như người đây đấy tương hảo, mà có

người khác theo ở giữa, tất không thể chơi với nhau được Thí dụ như Giáp Kỷ hợp, mà ở giữa Giáp Kỷ, có Canh chia cách, tất Giáp sao có thể vượt qua được Canh khắc mà đến hợp với Kỷ chứ? Phép đã như vậy, hợp mà chẳng dám hợp, có cũng như không

Từ chú: Bị chia cách, tất không thể luận hợp, tuy nhiên bị chia cách chưa chắc là phải

khắc chế, như:

Thí dụ 1)

Quan Kiêu Nhật chủ Kiếp

Trang 33

Giáp Kỷ hợp có Đinh ở giữa, tất Giáp mộc sanh hỏa rồi hỏa sanh thổ, bởi vậy lấy Ấn hóa Quan Là trụ của Tân cương Dương Tăng Tân đô đốc

Thí dụ 2)

Mậu Quý hợp gặp Ất chia cách, ấy là không hợp nổi, vậy nên Tài cục mới có thể dùng

Ấn Là trụ của Chiết Giang Công lộ Cục trường Chu Có Khanh (Xem tiết dùng tài ấn)

Nguyên văn: Lại như cách ngôi quá xa, như Giáp ở can năm, Kỷ ở can giờ, tâm ý hợp

nhau, ngôi tất xa cách, như người trời nam kẻ đất bắc, không thể tương hợp với nhau Như ở giữa gặp chế chẳng dám đến hợp, có chút khác nhau, hợp mà không thể hợp nổi,

là bán hợp vậy, là họa hay phúc là coi ở địa chi

Từ chú: Cách ngôi quá xa, tất hiệu dụng của hợp giảm thiểu, có lúc nguyên lực ban đầu

bị mất là hỷ Cũng có lúc nguyên lực ban đầu không bị mất là hỷ Hoặc tuy xa cách nhưng vẫn luận là hợp, thảy đều lấy theo cách cục phối hợp Như:

Trang 34

Ấn Kiêu Nhật chủ C.Tài

Ất Canh tương hợp, thông khí nguyệt lệnh, tuy xa cách nhưng hợp, lấy Canh bửa Giáp dẫn Đinh làm dụng Là trụ của Trương Diệu Tằng (ở giữa ất canh có đinh hỏa ngăn cách, nên xem lại thêm tiết trước)

Nguyên văn: Lại có hợp mà không bị thương khắc, là sao? Như Giáp sanh Dần Mão,

tháng giờ thấu 2 Tân Quan, lấy năm Bính hợp tháng Tân, thì là hợp mất 1 lưu lại 1, Quan tinh phản khinh Hay như Giáp gặp nhận ở tháng, Canh Tân đều thấu, Bính với Tân hợp, hợp mất Quan lưu lại Sát, nên Sát Nhận y nhiên thành cách, đều là hợp lại mà không bị thương khắc

Từ chú: Hai Quan đều thấu, gọi là trọng quan; hai Sát đều thấu, gọi là trọng sát Hợp một

lưu lại một, nhân phản mà thành cách Như Quan Sát đều thấu tức là hỗn tạp, hợp mất Quan lưu lại Sát, hoặc hợp mất Sát lưu lại Quan, phản cách thành thanh Như:

Thí dụ 5)

Kiếp Sát Nhật chủ Sát

Là trụ của Bắc dương lãnh tụ Vương Sĩ Trân Tân hợp Bính sát, hợp 1 lưu 1, tức thì tự nhiên thành cách Sát Nhận

Thí dụ 6)

Sát Thực Nhật chủ Quan

Trang 35

Dần Thân Dần Tị

Lại như hợp Quan lưu Sát Theo " tam mệnh thông hội " lấy hợp làm lưu, bị khắc mà mất, như trụ này có can mậu khắc nhâm hợp quý, gọi là khứ sát lưu quan, các nhà giải thích khác nhau

Cứ như hợp mà không bị thương khắc tất hợp, bỏ 1 giữ lại 1, hoặc khắc mất đi, hoặc hợp cho mất đi, các ý ấy đều như nhau

Như trụ của chủ tịch Lâm Sâm:

Nguyên văn: Lại có khi hợp mà không luận hợp, là sao? Như hợp với vốn là thân thì: 5

can dương gặp tài, 5 can âm gặp ngộ quan, đều là tác hợp, chỉ duy có vốn là thân thập can hợp, không phải là bị hợp mất Giả như Ất lấy Canh làm Quan, ngày can là Ất, cùng Canh tác hợp, tức là hợp với Quan của mình Hợp mất là sao? Như can năm Canh, can tháng Ất, tất can tháng Ất tới trước hợp mất Canh, thành ra ngày can không thể hợp được, vậy là bị hợp mất Lại như nữ lấy Quan là chồng, ngày Đinh gặp Nhâm, tức là chồng ta đến hợp với ta, chính là chồng vợ tương thân, tình thêm khăng khít Duy gặp phải tháng Nhâm trước cùng năm Đinh hợp nhau, ngày can dù cũng là Đinh, cũng không thể hợp nổi, tức là phu tinh của mình bị chị em hợp mất, phu tinh tuy thấu mà như không thấu

Từ chú: Vốn là thân nhật nguyên thì, can nhật nguyên tương hợp, trừ khi hợp hóa làm

tính chất bên ngoài thay đổi, đều không luận là hợp Hợp và không hợp, tác dụng tương đồng, nhưng hợp càng thêm thân thiết Như:

Thí dụ 8)

Trang 36

Kiếp Quan Nhật chủ Kiếp

Nguyệt lệnh Thiên tài sanh Quan, Kiếp tài trùng trùng, mừng gặp Giáp Kỷ tương hợp, Quan tinh có tình, chuyên hướng ngày chủ, chế trụ Tỷ kiếp, khiến chúng không thể tranh Tài, như vậy gọi là dùng Quan chế Kiếp hộ Tài vậy Xem thêm tiết luận tinh thần

Thí dụ 9)

T.Tài C.Tài Nhật chủ Quan

là Quan nhưng còn, không phải bị hợp mất Duy nếu Quan là dụng thần, tất tình của dụng thần bị phân chia bớt, không chuyên hướng ngày chủ Như nữ mệnh lấy Quan làm chồng, tất là phu tinh bất chuyên, có thấu cũng như không Lại như ngày chủ là bản thân tương hợp, sao có thể bị hợp mất được; tuy không thể bị hợp mất, cũng có phân trước sau Ví dụ như sau:

Thí dụ 10)

Trang 37

Quan Tỉ Nhật chủ Ấn

1 Bính hợp 2 Tân, Quan tinh tuy không bị hợp mất, nhưng dụng thần tình không chuyên

Nguyên văn: Dụng thần có tình mà chẳng hướng ngày chủ, hoặc ngày chủ có tình mà

không hướng dụng thần, đều chẳng tốt

Lại có thuyết tranh hợp đố hợp là sao? Đại loại như 2 Tân hợp Bính, 2 Đinh hợp Nhâm Một trai chẳng lấy 2 vợ, 1 gái chẳng gả 2 chồng, bởi vậy có thuyết tranh hợp đố hợp Dù hợp ý tới đâu đi nữa, nhưng tình chẳng chuyên vậy Nhưng nếu như 2 hợp 1 mà cách ngôi, tất không thể tranh ghen được Như canh ngọ, ất dậu, giáp tý, ất hợi, 2 Ất hợp Canh, cách ngôi Giáp ngày, là trụ của Cao thái úy, nhưng hợp mất Sát mà giữ lại Quan, không bị giảm phúc vậy

Từ chú: Hai hợp một, tình dụng thần chẳng chuyên, xem ví dụ trên, nếu như cách ngôi

tất chẳng phải ngại Như:

Thí dụ 12)

Ấn Thực Nhật chủ Thực

Trang 38

Canh Ất Quý Ất

Hai Ất hợp Canh nhưng cách Quý, không hề tranh ghét, cũng chẳng có thói không chuyên Là trụ của Chu gia mệnh Trụ của Cao thái úy hợp mất Sát mà giữ lại Quan, hóa khí trợ Quan, trụ của Chu Ấn cách dùng Thực, đều không bị giảm phúc trạch

Là trụ của nhà buôn lớn Vương Mỗ

Vậy thì vì sao tranh hợp đố hợp? Hãy xét kỹ ngôi Như:

Thí dụ 14)

Kiếp Quan Nhật chủ Quan

Hai Nhâm giáp Đinh, tức là tranh hợp đố hợp Như trụ của Cố Trúc Hiên là như vậy

Thí dụ 15)

Trang 39

Quan Quan Nhật chủ Quan

Ba Bính tranh hợp một Tân, lại không thể hóa Là tượng đa phu, mệnh nữ tối kị

Nguyên văn: Người giờ nay chẳng biết mệnh lý, lấy cái hợp của vốn là thân mà vọng luận được mất; nực cười thêm, sách có câu " hợp Quan chẳng quý ", cứ thế mà luận, hoặc lấy cái hợp của vốn là thân làm hợp, thậm chí lấy hợp của cái chi chi nữa làm hợp, như thìn dậu hợp, mão tuất hợp, đều cho là hợp quan Những thứ xằng bậy ấy như đọc truyện tử bình đều bị quét sạch !

Từ chú: Hợp Quan chẳng quý, " tam mệnh thông hội " luận rất rõ Cái gọi là gian thần

tương hợp, tất hợp Quan vong quý, hợp Sát vong tiện; còn như ngày chủ tương hợp, tất hợp Quan là quý, hợp Sát là tiện (ngày chủ không hợp Sát) lý ấy rất rõ Người đời nay không chịu nghiên cứu tử tế, nói bậy lung tung, chẳng lạ gì trăm phát trật cả trăm

Thập can phối hợp, cũng có hợp hóa và hợp chẳng hóa, sách này chưa luận đến hợp hóa, xin ghi phụ thêm Vì sao có thể hóa? Như gặp địa chi thông căn thừa vượng vậy Như trụ của Chu Gia Bảo ở trên, Ất Canh tương hợp chi lâm Thân Dậu, tức là hóa kim; nhật nguyên vốn nhược, được Ấn trợ, nên đủ sức lấy trụ giờ Ất Mão phát tiết cho đẹp làm dụng, gọi là Ấn cách có Thực vậy Lại như trụ của thượng mỗ bị câm từ nhỏ, canh thân,

ất dậu, đinh sửu, canh tuất, cũng là hóa kim, nhưng do hợp hóa mà Ấn bị Tài phá vậy (xem chương tính tình ở trên)

Trang 40

Quan Thực Nhật chủ T.Tài

Mậu Quý tương hợp, chi lâm Tị Ngọ, tất nhiên hóa hỏa, lấy Kiếp mà luận

Hai trụ trên trích lục " tích thiên tủy chinh nghĩa " tiết huynh đệ

Ngày can tương hợp thì hóa, tức là cách cục hóa khí Ví dụ như sau

T.Tài Kiêu Nhật chủ C.Tài

Giáp Kỷ tương hợp, sanh tháng tuất, thổ vượng cầm quyền, dư sức hóa khí; năm mừng được Mậu Thìn, nguyên thần thấu ra, là cách Giáp Kỷ hóa thổ Trích "Tích thiên tủy chinh nghĩa"

Từ khóa » Download Sách Tử Bình Chân Thuyên