Từ điển Tiếng Việt "hệ Thống" - Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất định.
1. (triết ), khái niệm HT ra đời từ rất sớm. Ngay từ thời cổ đại, Arixtôt (Aristote) đã khẳng định rằng toàn thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. Phái Xtôia (Stoicien) thì giải thích HT như là một trật tự thế giới. Những tư tưởng đó về sau được Kantơ I. (I. Kant) và Hêghen G. V. F. (G. W. F. Hegel) phát triển. Chủ nghĩa Mac đã trình bày những nguyên tắc nhận thức khoa học đối với các HT phát triển hoàn chỉnh. Theo quan điểm của khoa học hiện đại thì bất kì một khách thể nào trong thế giới hiện thực cũng là một HT, nghĩa là bao gồm những bộ phận, những yếu tố cấu thành có quan hệ nội tại với nhau. Đặc trưng cơ bản của HT bao gồm: 1) Mỗi HT gắn liền với một hình thức tổ chức nhất định. Tính tổ chức ấy thể hiện ở cấu trúc thứ bậc, đặc trưng cho kết cấu hình thức và phương thức hoạt động của HT. Mỗi HT gồm nhiều phân hệ, nhiều hệ con, nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi phân hệ, mỗi hệ con, mỗi yếu tố ấy vừa là một yếu tố của HT cao hơn, vừa là một HT của những yếu tố thấp hơn. Như vậy, bất kì một HT nào cũng có thể coi như là một yếu tố của HT thuộc loại cao hơn, đồng thời các yếu tố của nó cũng có thể là một HT thuộc loại thấp hơn. 2) Do kết quả tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố mà HT với tính cách là một chỉnh thể có những thuộc tính mới, chất lượng mới, những cái vốn không có ở các yếu tố và các bộ phận hợp thành HT. Vì lẽ đó, người ta nói rằng chỉnh thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. 3) Các HT hữu sinh, kĩ thuật và xã hội có khả năng tự điều chỉnh trên cơ sở thu nhập, tàng trữ, chế biến và xử lí thông tin nhằm đạt đến mục đích nhất định. 4) Đặc trưng của HT không phải chỉ là các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành, mà còn là sự thống nhất với môi trường, thông qua những mối quan hệ qua lại của nó với môi trường.
Việc tìm kiếm những con đường, những phương pháp và những phương tiện nghiên cứu khách thể với tính cách là một HT đã dẫn tới chỗ hình thành một phương pháp mới - phương pháp phân tích HT. Việc áp dụng rộng rãi phương pháp này đã mang lại những hiệu quả tích cực trong thực tiễn, cũng như trong nghiên cứu khoa học. X. Phân tích hệ thống; Tiếp cận hệ thống.
2. (tin), HT được dùng để chỉ một tập hợp gồm các thiết bị phần cứng (máy tính, thiết bị ngoại vi) và các phần mềm được tổ chức để cùng làm việc nhằm thực hiện những chức năng xử lí thông tin nhất định.
3. (ngôn ngữ), tập hợp các yếu tố (đơn vị) ngôn ngữ và những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa chúng để tạo nên tính thống nhất về cấu trúc - chức năng của ngôn ngữ như là phương tiện giao tiếp vạn năng của loài người; tập hợp của từng loại yếu tố ngôn ngữ trong mối liên hệ ràng buộc ở từng cấp độ, vd. HT phụ âm, HT nguyên âm, HT các từ mô phỏng âm thanh, vv.
Từ khóa » Hệ Thống đường Xá Là Gì
-
Đường Sá Hay đường Xá, Từ Nào Là đúng Chính Tả?
-
Đường Sá Hay đường Xá, Từ Nào đúng Chính Tả? - Luật Hoàng Phi
-
Xây Dựng Hệ Thống đường Xá - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đường Xá Hay đường Sá, Từ Nào Viết đúng Chính Tả Tiếng Việt?
-
Giao Thông đô Thị Là Gì? Hệ Thống Giao Thông đô Thị Là Gì?
-
Cơ Sở Hạ Tầng Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại đầy đủ Về ... - Imuabanbds
-
Đường La Mã – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Giao Thông Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Con đường Thông Minh Bắt đầu Từ Cơ Sở Hạ Tầng ... - Elcom
-
Đường Xá Trung Quốc - Bài Học Cho Ngành Giao Thông Việt Nam
-
Phân Biệt Quốc Lộ Và 5 Loại đường Bộ - CÔNG AN TRÀ VINH
-
[PDF] 2.4 Mạng Lưới Giao Thông Quốc Gia
-
Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông “đi Trước Một Bước” Theo ...