Từ điển Tiếng Việt - Từ Tiếng Lóng Là Gì

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
tiếng lóng dt. Tiếng riêng dùng trong một giới người: Nói tiếng lóng. // (R) C/g. Tục, những tiếng do bình-dân đặt ra hoặc tiếng cũ mà dùng với nghĩa trào-lộng, mỉa-mai, châm-biếm khác với nghĩa chánh như: Làm tàn, ba-đá, ba Kẹo, v.v.....
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
tiếng lóng - dt. Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, cốt chỉ để cho trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi: Bọn phe phẩy dùng tiếng lóng giao dịch với nhau tiếng lóng của bọn kẻ cắp.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
tiếng lóng dt. Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó cốt chỉ để cho trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi: Bọn phe phẩy dùng tiếng lóng giao dịch với nhau o tiếng lóng của bọn kẻ cắp.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
tiếng lóng dt Cách nói của một số người riêng hiểu với nhau: Trước mặt một người khách lạ mà nói tiếng lóng với nhau là không lịch sự.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
* Từ tham khảo:
- tiếng một
- tiếng một tiếng hai
- tiếng nặng tiếng nhẹ
- tiếng nhỏ tiếng to
- tiếng nọ điều kia
- tiếng nói

* Tham khảo ngữ cảnh

"Dugri" là tiếng lóng cho "nói thẳng , nói thật".
Chú phải nhớ bổn phận mình...    

Từ khóa » Từ điển Tiếng Lóng Việt Nam