Từ Điển - Từ Chấn động Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: chấn động

chấn động đt. Vang động, làm ai nấy đều hay biết: Đồng quan sụt giá làm chấn-động giới thương-mãi // dt. (l): Run-động, day-trở, không ở yên vị-trí (vibration).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
chấn động - đgt. 1. Rung động mạnh, làm lay động nghiêng ngả các vật xung quanh: Bom nổ chấn động một vùng. 2. Vang dội, làm kinh ngạc và náo động lên: Chiến thắng chấn động địa cầu.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
chấn động đgt. 1. Rung động mạnh, làm lay động nghiêng ngả các vật xung quanh: Bom nổ chấn động một vùng. 2. Vang dội, làm kinh ngạc và náo động lên: Chiến thắng chấn động địa cầu.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
chấn động đgt (H. chấn: rung động; động: làm mạnh lên) Làm rung động mạnh: Lừng lẫy Điện-biên chấn động địa cầu (Tố-hữu).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
chấn động dt. (1) Về vật-lý học chỉ các thể lay qua chuyển lại ngoài vị-trí cân-bằng của nó. // Chấn-động hoàn-toàn. Chấn động dọc.
chấn động bt. Làm vang-động: Tin-tức ấy đã chấn-động hoàn cầu.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
chấn động (cơ). 1. d. Chuyển động tuần hoàn, nghĩa là cứ sau cùng một thời gian gọi là chu kì thì trở lại đúng vị trí ban đầu. 2. đg. Vang động, khích động lòng người: Chấn động dư luận.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
chấn động Vang động cả lên: Việc âu-chiến năm xưa làm chấn động cả thế-giới.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

chấn hàn

chấn hưng

chấn khả

chấn lật

chấn loát

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhưng khi bài ‘Những Giấc Mộng Của Một Người Mù’ đăng được ba kỳ thì số báo bán được tăng lên một cách khủng khiếp , làm chấn động thành phố Hà Nội.
Cho đến hôm ông giáo đến Tây Sơn thượng , nghĩa là một tuần sau ngày Kiên bị hành hung , Kiên vẫn chưa qua khỏi cơn chấn động thần kinh.
Ông giáo đau khổ nhìn con bị hành hạ bởi cơn chấn động vô hình ấy , tuyệt vọng không biết phải làm thế nào.
Nét mặt Kiên không nói được điều gì ! Chỉ tới lúc con bé Út rấm rứt khóc vì không được mang theo con mèo tam thể , và con bé lớn lấm lét nhìn ông giáo , chạy tới dỗ dành , lòng ông giáo mới chấn động Tự nhiên ông nhớ cảnh gia đình ông chạy nạn giữa đêm khuya và hình ảnh con bé lớn dỗ em giống y hình ảnh An cố vỗ về cho thằng Lãng khỏi khóc.
Ngọn đèn chao qua chao lại , khiến tôi có cảm giác như bốn bức vách nhà lung lay vì một sức chấn động dữ dội.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): chấn động

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chấn đồng Nghĩa Là Gì