Từ Điển - Từ đạm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: đạm

đạm bt. Lạt-lẽo, lạnh-nhạt: Đạm-bạc, lãnh-đạm // Nhợt-nhạt, dợt, lợt, màu lông vàng dợt: Ngựa đạm // (h): Thể hơi có chất bồi-bổ: Chất đạm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
đạm - dt. 1. Tên thường dùng để chỉ ni-tơ (N). 2. Tên gọi thông thường của prô-tit: Thức ăn nhiều đạm tiếp đạm.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
đạm dt. Tên thường dùng để chỉ ni-tơ (N).
đạm dt. Tên gọi thông thường của prô-tit: Thức ăn nhiều đạm o tiếp đạm.
đạm 1. Thành phần nào đó trong chất lỏng chất khí ít; trái với nùng (nồng, đậm). 2. Có vị, mầu nhạt; cũng chỉ thái độ không nhiệt tình: đạm bạc o điềm đạm o lãnh đạm o thảm đạm o thanh đạm.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
đạm dt (hoá) 1. Tên gọi thông thường của ni-tơ: Phân đạm 2. Tên gọi thông thường của prô-tít: Tăng cường chất đạm trong các thức ăn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
đạm dt. (h) Thể hơi, không mùi, không sắc lẫn ở trong không khí và choáng hết chừng bốn phần năm, cũng gọi là đạm-khí.
đạm (khd) Nht. Đạm bạc, thanh đạm, lãnh-đạm.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
đạm (hoá). d. 1. x. Ni-tơ. 2. x. Prô-tít.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
đạm Nhạt (không dùng một mình).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

đạm tễ

đạm thẩm

đạm tình

đạm trúc diệp

đan

* Tham khảo ngữ cảnh

Cái giống nhà mày chỉ quen nghề ăn cắp ! Mới đầu , Trác nghe những câu ấy , lòng tê tái , uất ức , nhưng dần dần nàng thấy như quen tai , và lãnh đạm trước những câu ấy... Nàng cũng chẳng hề cãi lại để tự bênh vực bằng một lý lẽ gì ! Các giá cả ngoài chợ , lúc cao lúc hạ , mợ phán chẳng hề biết đến.
Nàng cũng lấy làm lạ rằng trước cái chết của người chồng mà nàng vẫn lấy lòng lãnh đạm thờ ơ.
Chàng nhìn đôi môi hé nở của Thu một lúc rồi chép miệng ngồi xuống ghế : chàng mỉm cười nghĩ đến vẻ lãnh đạm của Thu và có cái thú rằng sự trả thù của chàng là ngày kia Thu sẽ yêu chàng và đôi môi của Thu sẽ... Trương nhận ra rằng từ trước đến giờ chàng đã sống như một người đi tìm tình yêu mà ngày hôm nay là ngày chàng tìm thấy.
Mỹ lấy làm hối đã tiếp Trương một cách quá ư lãnh đạm và muốn chuộc lỗi , chàng trở nên rất ân cần đối với Trương : Anh đi nhé.
Trương cũng nhìn Thu và thấy vẻ mặt nàng trở nên lãnh đạm .

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): đạm

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chữ đạm Trong Tiếng Hán