Từ Điển - Từ Dịp Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: dịp

dịp - 1 dt. 1. Lúc thuận lợi cho việc gì: Nói khoác gặp dịp (tng); Thừa dịp, dử vào tròng, vào xiếc (Tú-mỡ) 2. Thời gian gắn với sự việc: Nhân dịp trung thu, tặng quà cho các cháu; Vào dịp nguyên đán, sẽ về quê.- 2 dt. (cn. nhịp) 1. Nói các âm thanh mạnh và nối tiếp nhau đều đặn: Dịp đàn; Đánh dịp 2. Nói các hoạt động nối tiếp nhau đều đặn: Dịp múa.- dt. x. Dịp cầu: Cầu bao nhiêu dịp, em sầu bấy nhiều (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
dịp dt. Nhịp: dịp.
dịp dt. Nhịp: cầu năm dịp.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
dịp dt 1. Lúc thuận lợi cho việc gì: Nói khoác gặp dịp (tng); Thừa dịp, dử vào tròng, vào xiếc (Tú-mỡ) 2. Thời gian gắn với sự việc: Nhân dịp trung thu, tặng quà cho các cháu; Vào dịp nguyên đán, sẽ về quê.
dịp dt (cn. nhịp) 1. Nói các âm thanh mạnh và nối tiếp nhau đều đặn: Dịp đàn; Đánh dịp 2. Nói các hoạt động nối tiếp nhau đều đặn: Dịp múa.
dịp dt x. Dịp cầu: Cầu bao nhiêu dịp, em sầu bấy nhiều (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
dịp dt. Xt. Nhịp; cơ hội. // Nhân dịp.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
dịp d. 1. Cg. Nhịp. Bậc, tiết trong bài đàn: Dịp đàn. 2. x. Nhịp. 3. Lúc thuận tiện cho việc gì: Chờ dịp về thăm nhà.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
dịp Thường nói là "nhịp". 1. Một bậc, một tiết trong bài đàn: Dịp đàn, dịp gõ. 2. Một đoạn, một thôi: Dịp cầu, dịp đường.
dịp Thường nói là "nhịp". Cơ-hội: Gặp dịp, lỡ dịp, nhân dịp v.v.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

dìu

dìu dắt

dìu dặt

dìu dịu

díu

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhưng dần dần vì đem lòng ghen ghét nàng mợ tìm đủ mọi cách để mắng chửi , và mỗi lần đi chợ về là một dịp Trác phải chịu không biết bao nhiêu câu đau khổ.
Cái kiếp mày là phải như thế cho đến lúc xuống lỗ kia mà... Mợ phán vừa nói đến đó , thấy Trác đặt đứa con xuống đất , mợ bèn nhân dịp chạy xổ lại tát và đấm nó luôn mấy cái , và quát tháo : Cái con mẹ mày bây giờ đanh đá lắm đấy ! Nhớn mau lên mà dạy mẹ mày , kẻo chết với bà sớm ! Thằng Quý lại nức nở khóc.
Trác chạy vội ra ngoài sân ; vì đau quá nàng không thể chịu được , kêu to : Cô tôi đánh chết tôi !... Mấy ngày tôi đẻ , cô đi lễ hết nơi này nơi nọ ! Rồi bây giờ về nhà , cô lại tìm cách hành hạ tôi... Mợ đứng trên hè , hai tay tỳ hai cạnh sườn , vẻ mặt vênh váo : Tao đi lễ thì có việc gì đến mày... Có dễ tao phải xin phép mày hay sao ! Mấy người hàng xóm đã kéo sang xem đông ở cổng , mợ phán thừa dịp đó , nói với họ : Các ông các bà xem , cái con Trác nó có gian ác không.
Cô ấy tiếng thế nhưng cũng còn non người trẻ dạ , đã biết gì ! Ai lại cầu cái không hay cho người trong nhà bao giờ ! Mợ phán được dịp hớn hở , ngọt ngào : Vâng , ai mà chả vậy , cụ thử nghĩ xem... Thế mà nó dám bịa hẳn ra chuyện bảo rằng tôi đã đi cầu nguyện cho mẹ con nó đến phải bệnh nọ tật kia , rồi ốm dần ốm mòn mà chết ! Cụ xem như thế thì nó có điêu ngoa không.
Thật là một dịp rất hay cho tôi.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): dịp

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Dịp Nghĩa Gì