Từ Điển - Từ Doãn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: doãn

doãn đt. Ưng-thuận, bằng lòng, ổn-đáng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
doãn đgt. Ưng thuận, thuận cho: Lãm quan chuẩn doãn lời tâu (Truyện Hoa tiên).
doãn Chức quan cai trị đứng đầu một nơi, thời phong kiến: lệnh doãn o phủ doãn.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
doãn dt. (xưa) Chức quan phủ, huyện cũ: Thừa-thiên phủ-doãn.
doãn (khd). Bằng lòng cho.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
doãn 1. Chức quan phủ huyện cũ: Phủ-doãn, huyện-doãn. 2. Quan đầu phủ Thừa-thiên: Thừa-thiên phủ doãn.
doãn Ưng cho, thuận cho: Lãm quan chuẩn-doãn lời tâu (H-T).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

doãng

doanh

doanh châu

doanh cơ lập nghiệp

doanh điền

* Tham khảo ngữ cảnh

Huệ không lớn tiếng ê a theo lối bình văn như Lữ , dùng lối nói tự nhiên đọc tiếp cả đoạn thầy vừa gợi : “Y doãn nấp bên vạc , thớt.
Có lẽ để uy hiếp tinh thần phe địch nên tháng Năm Ất Tỵ ,Tống Phúc Hợp sai viên tri huyện Đồng Xuân là Bạch doãn Triêu và cai đội Thạc ra hỏi tội Nhạc , đòi Nhạc phải trả lại Đông cung.
Sau vài lời xã giao nhạt nhẽo , tri huyện Bạch doãn Triêu lớn tiếng nói : Hai chúng tôi vâng lệnh quan Tiết chế ra đây có nhiều việc phải bàn với các ông.
Bạch doãn Triêu thấy Đông cung ngồi chễm chệ trên bệ cao , Nhạc và bộ hạ đứng thấp khép nép bên trái , hai quan lớn thân cận hộ vệ bên phải , hoang mang chưa biết phải xử trí thế nào.
Dương chồm ra phía trước , hết nhìn Bạch doãn Triêu lại nhìn Nhạc , như trách móc tại sao hai bên đôi co sinh chuyện làm gì để buộc Đông cung phải phân xử.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): doãn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Doãn Trong Tiếng Hán Nghĩa Là Gì