Từ Điển - Từ đong Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: đong

đong đt. Lường, múc bên nây đổ qua bên kia với vật có dung-lượng nhứt-định như: gáo, lon, đấu... để bán hay giao: Đong đo, đong dầu; Tiền phát gạo đong; Tháng sáu em đi buôn bè, Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô (CD) // (R) Mua những vật phải đong: Hết thì đong thêm ăn; Hết mạ ta lại quảy thêm, Hết lúa ta lại mang tiền đi đong (CD) // Đóng, trả bằng vật phải đong: Đong hết cho chủ điền.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
đong - đgt. 1. Đo thể tích một chất lỏng hay một chất rời: Khôn ngoan chẳng lại thật thà, lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy (cd) 2. Đi mua ngũ cốc: Tháng bảy, tháng tám, trở về đong ngô (cd); Họ góp tiền đong gạo (Ng-hồng).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
đong đgt. 1. Đo lường chất lỏng, chất bột bằng dụng cụ nào đấy: đong cho vài lít dầu o đong gạo để nấu. 2. Mua lúa, gạo: đong lúa o không đủ tiền đong gạo o ăn đong.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
đong đgt 1. Đo thể tích một chất lỏng hay một chất rời: Khôn ngoan chẳng lại thật thà, lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy (cd) 2. Đi mua ngũ cốc: Tháng bảy, tháng tám, trở về đong ngô (cd); Họ góp tiền đong gạo (Ng-hồng).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
đong đt. Lường với một cái lon hay cái đấu: Khôn ngoan chẳng lại thật thà, Lường thưng tráo đấu, chẳng qua đong đầy (C.d) Ngr. Mua thóc gạo bằng lon, bằng đấu: Hết mạ ta lại quảy thêm, Hết lúa ta lại mang tiền đi đong (C.d) // Đong gạo.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
đong đg. 1. Đo thể tích một chất lỏng hay một chất rời: Đong dầu; Đong gạo. 2. Mua những chất rời có thể đong được: Đi đong thóc.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
đong Ao, lường xem nhiều ít: Đong rượu, đong dầu. Nghĩa rộng: mua những thứ thóc gạo có thể đong được: Đong gạo, đong ngô. Văn-liệu: Đong đầy, khảo vơi. Giốc bồ thương kẻ ăn đong, Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình. Khôn ngoan chẳng lại thật-thà, Lường thưng tráo đấu, chẳng qua đong đầy. Hết mạ ta lại quảy thêm, Hết lúa ta lại mang tiền đi đong (C-d).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

đong đầy bán vơi

đong đầy khảo vơi

đong đưa

đong lường

đòng

* Tham khảo ngữ cảnh

Tôi đã đong một hào gạo , mua một xu rau muống , một xu tương rồi đấy.
Nhà không có ai ư bà ? Vẫn có thằng Nhân , hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm.
làm hàng xáo : đong thóc , xay giã , giần sàng thành gạo rồi đem bán.
Ngay đến dung nhan cô xét cũng khác xưa , đôi mắt tinh nhanh buổi trước bây giờ lờ đờ như bị ám sau cái màn lo nghĩ ; đôi gò má hây hây nay không biết vì tuổi hay vì phiền não ở đời , đôi má kia đã thành ra hóp lại , hai gò má nổi cao , phải chăng như để tiêu biểu cho kẻ số phận vất vả long đong .
Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng Ai đi muôn dặm non sông Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): đong

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thóc Bồ Thương Kẻ ăn đong