Từ Điển - Từ Kiều Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: kiều

kiều đt. Cầu xin, cầu thần-thánh ma-quỷ nhập vào: Kiều thánh, kiều vong.
kiều đt. Cầu, cây cầu bắc ngang đường nước: Điếu-kiều, phù-kiều, Lư-câu-kiều.
kiều dt. Lông đuôi loài chim; vật trang-sức, yêu và đồ bắc-kế ngựa: Cỡi ngựa thì phải thắng kiều, Gẫm thân con ngựa nhiều điều đắng cay (CD).
kiều đt. Ngụ, tam-trú: Huê-kiều, ấn-kiều, Pháp-kiều, ngoại-kiều, Việt-kiều hải-ngoại.
kiều tt. Yểu-điệu, xinh-đẹp, mềm-mỏng: Yêu-kiều, thiên-kiều bá-mị // (R) Gái đẹp: ả kiều, tiểu-kiều.
kiều dt. Cây cao, cành cong // tt. Cao-xa.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
kiều - đg. Cầu thần thánh hay vong hồn người chết nhập vào người trần để hỏi han hay cầu xin việc gì, theo mê tín: Kiều thánh; Kiều vong.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
kiều đgt. Cầu thần linh hoặc vong hồn nhập đồng theo mê tín: kiều vong.
kiều Cái cầu: kiều lộc o phù kiều o thượng gia hạ kiều.
kiều Trú ngụ ở nước ngoài: kiều bào o kiều cư o kiều dân o kiều hối o kiều ngụ o kiều uý o ngoại kiều.
kiều Đẹp: kiều diễm o kiều diệm o kiều nữ o kiều nương o diễm kiều o yêu kiều.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
kiều dt Người phụ nữ trẻ và đẹp: Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa (K).
kiều đgt (cn. Cầu) Cầu thần thánh hay vong hồn người chết, theo mê tín: Kiều thánh; Kiều vong.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
kiều dt. Cầu: Muốn sang thì bắt phù-kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (T.ng)
kiều (khd). Đẹp, sinh: Kiều-diễm.
kiều (khd). Ở ngụ, ở nhờ: Việt-kiều.
kiều nd. Tên người con gái, nhân vật chính trong tác-phẩm bằng thơ của Nguyễn-Du, nhan đề là Kim-vân-Kiều, hay Truyện Thuý-Kiều.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
kiều .- đg. Cầu thần thánh hay vong hồn người chết nhập vào người trần để hỏi han hay cầu xin việc gì, theo mê tín: Kiều thánh; Kiều vong.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
kiều Tức là chữ “cầu” nói trạnh ra. Cầu cho thần thánh ma quỉ nhập vào con đồng: Kiều thánh, kiều vong.
kiều Cầu: Muốn sang thì bác phù kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy (T-ng).
kiều Đẹp, xinh: Yêu kiều.
kiều ở ngụ, ở nhờ: Hoa-kiều.
kiều Tên người con gái chủ-động trong Truyện Thuý-Kiều.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

kiều cư

kiều cư kí ngụ

kiều dân

kiều diễm

kiều dưỡng

* Tham khảo ngữ cảnh

Trương lại thấy vui trở lại và bao nhiêu nghi ngờ về Thu đều tan đi hết ; chàng tưởng tượng Thu lại đẹp như thế , đẹp hơn cả những hình ảnh rất kiều Trương vẫn gợi ra khi còn ở trong tù những lúc nhớ đến Thu.
Anh Cận em hễ khi nào mở miệng là chỉ cốt để bảo em : " Im ngay đi , Cô Thuý kiều ! ".
Chàng toan nói hẳn ra và dùng cách bông đùa để che ngượng : " Đã lâu chưa gặp anh Cận và cô Thuý kiều lắm mồm lắm miệng " , nhưng lần này chàng không thấy còn cản đảm nói đùa nữa.
Tuyết tò mò nhìn Chương như nhìn một vật lạ , lấy làm quái gở cái tính cau có , khiếm nhã của một gã thiếu niên đứng trước mặt một người thiếu phụ kiều diễm.
Tôi thấy có cả quyển kiều và quyển Phật Giáo Đại Quan nữa.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): kiều

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cao Kiều Nghĩa Là Gì