Từ Điển - Từ Ngờ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ngờ

ngờ đt. Quá nghi, không tin, không chắc: Một nghi mười ngờ, một ngờ mười tội (tng). // Sự nghi-ngờ: Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi (CD).
ngờ đt. Dè, tưởng rằng: Thấy anh chưa kịp ngỏ lời, Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ngờ - 1 đgt. Cảm thấy chưa thể tin hẳn được, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định: số liệu đáng ngờ Không nên ngờ lòng tốt của chị ấy.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ngờ 1. đgt. Cảm thấy chưa thể tin hẳn được, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định: số liệu đáng ngờ o Không nên ngờ lòng tốt của chị ấy.
ngờ đgt. (Thường dùng trong câu có ý phủ định) Tưởng rằng, nghĩ là như thế: không ngờ anh lại đến o Chẳng ngờ mọi việc lại diễn ra như vậy.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ngờ đgt 1. Coi như; Nghi là; Cho là: Nào hay đã tỉnh còn ngờ rằng mê (BCKN); Song song đôi mặt còn ngờ chiêm bao (HT). 2. Không tin: Anh chớ thấy em lắm bạn mà ngờ (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ngờ đt. 1. Tưởng, nghĩ: Tưởng rằng nước chảy đá mòn, Ai ngờ nước chảy đá còn trơ trơ (C.d) // Ai ngờ. 2. bt. Không tin, không chắc: Chớ đem nông nỗi mà ngờ cao xanh (Nh.đ.Mai) // Độ ngờ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ngờ .- đg. 1. Coi là chắc chắn không có thực, không đáng tin: Tôi rất ngờ những tin đồn đại ấy; Mọi người đều ngờ anh chàng ba hoa. 2. Đoán khá chắc chắn là đúng: Tôi ngờ rằng hắn ốm nên không đến.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ngờ 1. Không tin, không chắc: Ngờ người ấy không thực bụng. Tin ấy còn ngờ chưa chắc. Văn-liệu: Một mất, mười ngờ (T-ng). Tưởng rằng nước chảy đá mòn, Ai ngờ nước chảy đá còn trơ-trơ (C-d). Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ-màng (K). Ai ngờ một phút tan-tành thịt xương (K). Chớ đem nông nổi mà ngờ cao xanh (Nh-đ-m). 2. Tưởng: Ngờ đâu là được.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ngờ ngạc

ngờ ngẫn

ngờ nghệch

ngờ ngợ

ngờ ngờ

* Tham khảo ngữ cảnh

Và lúc nào mợ cũng nghi ngờ là nàng đã ăn bớt.
Nào ngờ đâu không ai tưởng đoái đến nàng.
Bỗng chàng yên lặng , loay hoay tìm cách dò ý tứ Thu , dò ý trước mặt cả mọi người mà không để ai nghi ngờ được.
Trương không biết là Chuyên có chú ý nên có cái dáng mặt ấy hay vì hốt hoảng không ngờ bệnh của chàng lại nặng đến thế.
Thực ra Chuyên nghĩ : Bệnh phổi của Trương không có sự bất ngờ thì trong vòng một năm nữa sẽ làm nguy đến tính mệnh.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ngờ

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Từ đồng Nghĩa Với Ngờ Ngợ Là Gì